Bùng phát dịch bệnh lưỡi xanh ở Na Uy
Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) ngày 6/9 thông báo, Na Uy vừa ghi nhận một ổ dịch bệnh lưỡi xanh tại một trang trại chăn nuôi cừu ở miền Nam nước này.
Bệnh lưỡi xanh có thể gây tử vong cho các loài nhai lại như cừu, bò và dê. Một biến thể mới của căn bệnh này đã lây lan ở Bắc Âu từ cuối năm ngoái, dẫn đến các chiến dịch tiêm chủng ở các quốc gia bị ảnh hưởng như Pháp.
WOAH trích dẫn thông tin từ chính quyền Na Uy cho biết, đây là lần đầu tiên Na Uy bùng phát dịch bệnh lưỡi xanh kể từ năm 2010, mặc dù chủng virus gây bệnh vẫn chưa được xác định.
Video đang HOT
“Hai con cừu bị nhiễm bệnh đã bị tiêu hủy để đề phòng trước khi xác nhận bệnh. Các mẫu từ hai con vật này đã được gửi đến Viện Thú y Na Uy để phân tích, và kết quả đã xác nhận sự hiện diện của bệnh”, WOAH nêu rõ trong thông báo. Hai con vật bị bệnh là một phần của đàn cừu gồm 56 con.
Bệnh lưỡi xanh là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, lây lan chủ yếu qua các loài côn trùng như muỗi và ruồi mòng. Bệnh có thể gây sốt, sưng đầu và cổ, và trong một số trường hợp, lưỡi có màu xanh tím do thiếu oxy.
Việc phát hiện ổ dịch này tại Na Uy, một quốc gia vốn được coi là an toàn trong nhiều năm qua, cho thấy sự cần thiết phải tăng cường giám sát và kiểm soát dịch bệnh trên động vật nhai lại ở khu vực Bắc Âu.
Hội đồng bảo an họp về tình hình nhân đạo tại Gaza
Ngày 29/8, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã có cuộc họp mở về tình hình Trung Đông, tập trung vào tình hình nhân đạo tại Gaza, theo yêu cầu của Thụy Sĩ và Anh.
Người dân nhận thức ăn cứu trợ tại trại tị nạn Jabalia ở Dải Gaza ngày 26/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New York, đại diện các nước thành viên HĐBA đã nghe Quyền Trợ lý Tổng thư ký LHQ phụ trách các vấn đề nhân đạo Joyce Msuya đọc báo cáo tóm tắt tình hình nhân đạo tại Gaza sau hơn 10 tháng nổ ra xung đột giữa Israel và Hamas. Xung đột gây tổn thất lớn về người, với hơn 1.000 người Israel thiệt mạng, 108 con tin người Israel còn đang bị giam giữ. Về phía Palestine, hơn 40.000 người thiệt mạng và hơn 93.000 người bị thương ở Gaza, trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Bà Msuya nhận định nỗ lực và hoạt động cứu trợ nhân đạo tại Gaza gặp thách thức nghiêm trọng. Lệnh sơ tán được Israel ban hành với số lượng tăng kỉ lục trong vài tuần gần đây đã gây ảnh hưởng lớn đến dân thường Gaza và các đội cứu trợ. Có đến hơn 88% diện tích lãnh thổ Gaza thuộc diện phải sơ tán, đẩy các cộng đồng dân cư phải sống trong tình cảnh bấp bênh. Theo bà, người dân Gaza gặp vô vàn khó khăn, sống đông đúc, tập trung vào diện tích lãnh thổ ít ỏi còn lại, thiếu thốn nước sạch, điều kiện chăm sóc y tế. Họ phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước uống, không nhà cửa...
Đề cập nhiệm vụ trước mắt, bà Msuya nhấn mạnh nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong triển khai thành công chiến dịch tiêm chủng phòng chống bại liệt cho trẻ em Gaza - căn bệnh mà thế giới từng cho rằng đã kiểm soát được. Theo bà, cần phải bảo đảm an ninh và các tuyến đường mở thông tới các địa điểm tiêm chủng để ngăn chặn thảm họa dịch bệnh, cùng với đó là mở cửa cho hoạt động cứu trợ nhân đạo.
Tại cuộc họp, đại diện các nước đồng tình với báo cáo do bà Msuya trình bày, bày tỏ quan ngại về diễn biến leo thang bạo lực ở Bờ Tây, tái khẳng định sự cần thiết phải thiết lập một lệnh ngừng bắn, phóng thích con tin, mở thông các hành lang an toàn cho hoạt động nhân đạo và lâu dài là thực thi giải pháp hai nhà nước.
Cùng ngày, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo Israel và Hamas đã nhất trí tạm ngừng giao tranh ở Dải Gaza để tạo điều kiện cho việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh bại liệt cho trẻ em.
Phát biểu họp báo, ông Rik Peeperkorn, người đứng đầu văn phòng WHO tại Bờ Tây và Gaza cho biết cơ quan y tế của LHQ này, cơ quan y tế của Hamas và Cơ quan Cứu trợ của LHQ dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA) sẽ triển khai chiến dịch tiêm chủng từ ngày 1/9.
Theo ông Peeperkorn, hai đợt tiêm vaccine đầu tiên sẽ được thực hiện từ 6h sáng đến 3h chiều theo giờ địa phương tại khu vực trung tâm Gaza trong 3 ngày; tiếp theo lần lượt đến khu vực phía Nam và phía Bắc Dải Gaza, mỗi đợt cũng diễn ra trong 3 ngày. Việc tạm dừng giao tranh cho mỗi đợt tiêm chủng kéo dài 3 ngày có thể được kéo dài sang ngày thứ 4 nếu cần thiết.
Quan chức WHO cho biết mục tiêu là cung cấp vaccine phòng bệnh bại liệt dạng uống cho khoảng 640.000 trẻ em dưới 10 tuổi tại 392 địa điểm. Trẻ sẽ cần uống vaccine này theo 2 liều cách nhau khoảng 4 tuần.
Tình trạng thiếu phi công cản bước du lịch Nhật Bản Trong bối cảnh lượng du khách đặt chân đến Nhật Bản đạt mức kỷ lục, các hãng hàng không nước này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt phi công nghiêm trọng. Việc tìm kiếm nhân lực bổ sung cũng đang là một thách thức. Máy bay của các hãng hàng không di chuyển ra đường băng để cất cánh tại...