Bùng phát biểu tình tại Áo và Italy
Khoảng 17.000 người đã xuống đường tại thủ đô của Áo để phản đối chính sách di cư, cũng như đề nghị giảm ngày làm việc và bãi bỏ những biện pháp khắc khổ.
Trong khi làn sóng biểu tình của phòng trào “Áo vàng” tại Pháp đã giảm mạnh một nửa so với tuần trước thì ngày 16-12, khoảng 17.000 người đã xuống đường tại thủ đô Vienna của Áo để tham gia một cuộc biểu tình phản đối chính sách di cư của nhà chức trách, cũng như đề nghị giảm ngày làm việc và bãi bỏ những biện pháp khắc khổ.
Tờ South China Morning Post cho biết, cuộc biểu tình đã khiến nhiều tuyến phố tại trung tâm Vienna tắc nghẽn và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của hệ thông giao thông công cộng.
Còn tại Italy, hàng ngàn người dân cũng đã xuống đường ở thủ đô Rome để biểu tình phản đối luật nhập cư và an ninh mới vừa được quốc hội thông qua.
Video đang HOT
Theo đó, sắc lệnh nới lỏng các quy định về trục xuất người nhập cư, cho phép tước quyền công dân Italy của người nhập cư nếu bị buộc tội khủng bố, bãi bỏ việc cấp giấy phép cư trú vì lý do nhân đạo, thay thế bằng các giấy phép cư trú theo diện “bảo vệ đặc biệt” hay “ thảm họa tự nhiên ở quê hương”.
KHÁNH HƯNG
Theo SGGP
Nước Pháp đứng trước nguy cơ biểu tình tuần thứ 5 liên tiếp vào ngày mai
Chính phủ Pháp ngày 13/12 kêu gọi những người "áo vàng" không tổ chức biểu tình vào cuối tuần này, trong bối cảnh vừa xảy ra vụ xả súng ở chợ Giáng sinh Strasbourg giết chết nhiều người.
Người phát ngôn chính phủ Pháp Benjamin Griveaux kêu gọi những người biểu tình chống chính phủ trở nên "hợp lý" hơn, ngừng biểu tình trong sự căng thẳng của lực lượng an ninh sau vụ tấn công tại Strasbourg tối 11/12.
Nước Pháp đứng trước nguy cơ biểu tình tuần thứ 5 liên tiếp. (Ảnh: Shutterstock)
Bên cạnh đó, trước làn sóng biểu tình dâng cao, lực lượng an ninh Pháp đang phải "căng mình" suốt nhiều tuần qua. "Sẽ tốt hơn nếu tất cả mọi người có thể làm việc của mình một cách yên bình ngày thứ Bảy này, trước khi kỷ niệm những ngày lễ cuối năm cùng gia đình, bạn bè, thay vì biểu tình và khiến lực lượng an ninh của chúng ta lại phải dàn sức một lần nữa." - Griveaux nói.
Các cuộc biểu tình "áo vàng" đã diễn ra suốt 4 tuần liên tiếp. Sau bài phát biểu của Tổng thống Pháp tối 10/12, những người biểu tình bất bình và tiếp tục kêu gọi một đợt biểu tình quy mô lớn vào ngày 15/12, thứ Bảy tuần này, để phản đối "những chính sách hời hợt" của ông Macron.
Bắt đầu với việc phản đối tăng thuế nhiên liệu ngày 17/11, các cuộc biểu tình đã dâng cao và chuyển sang phản đối các chính sách của chính phủ về điều kiện sống cũng như phản đối sự "thờ ơ" của Tổng thống Macron trước những vấn đề của người dân lao động.
Đã có 6 người chết và hàng trăm người bị thương từ khi các cuộc biểu tình nổ ra. Chính phủ Pháp sau đợt biểu tình thứ 3 thông báo ngừng tăng thuế nhiên liệu, sau đó Tổng thống Macron đưa ra nhiều biện pháp nhượng bộ hơn như tăng lương tối thiểu, giảm thuế cho công việc làm ngoài giờ và thuế hưu trí - trong một bài phát biểu chính thức trên truyền hình tối 10/12.
Dù vậy, các cuộc biểu tình vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Thứ Bảy tuần trước, gần 90.000 cảnh sát được huy động trên cả nước Pháp với 8.000 người và hơn 10 xe bọc thép được triển khai ở Paris, nơi nhiều cửa hàng, bảo tàng và địa điểm nổi tiếng phải đóng cửa. Trong khi một số đại diện của "áo vàng" nói họ sẵn sàng ngừng biểu tình để đàm phán với chính phủ, những người khác nói ông Macron chưa đưa ra sự nhượng bộ đủ lớn.
(Nguồn: France24)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Biểu tình "Áo vàng": Họ là ai? Ngay sau khi Tổng thống Emmanuel Macron thông báo sẽ áp dụng thêm một loại thuế xăng nữa để bảo vệ môi trường, nhiều người dân Pháp - chủ yếu là người nghèo - đã không khỏi phẫn nộ. Theo Bộ Nội vụ Pháp, đã có hơn 400.000 người xuống đường biểu tình, tạo thành phong trào "Áo vàng" làm điên đảo chính...