Bùng nổ M&A vàng
Thương vụ M&A trong ngành khai thác vàng là một điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh M&A thế giới.
Nhà đầu tư xem vàng là hầm trú ẩn an toàn trong môi trường kinh tế nhiều bất ổn như hiện nay.
Hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A) đã bị giáng đòn mạnh bởi sự bùng phát dịch COVID-19. Thế nhưng, ngành khai khoáng, đặc biệt là khai thác vàng, lại tỏa sáng trong bối cảnh nhà đầu tư đang đổ xô vào vàng như một hầm trú ẩn an toàn giữa quá nhiều yếu tố bất ổn như căng thẳng Mỹ – Trung, nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào vòng xoáy suy thoái do đại dịch…
Không giống nhiều ngành khác, ngành khai khoáng gần như không bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Hầu hết các mỏ lớn vẫn hoạt động không ngưng nghỉ và Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ nguyên vật liệu lớn nhất thế giới, vẫn tiếp tục mua vào sản phẩm của họ.
Cơn sốt không hề hạ nhiệt đối với tài nguyên nhiên nhiên, đặc biệt các kim loại quý như vàng là động lực chính cho làn sóng M&A trong ngành khai khoáng thời gian gần đây, trong đó chủ yếu là các thương vụ thâu tóm những nhà sản xuất vàng có quy mô nhỏ hơn.
Theo số liệu từ Refinitiv, đã có 292 thương vụ M&A trong ngành khai khoáng và kim loại với tổng giá trị 11,8 tỉ USD kể từ ngày 23.3.2020, khi Endeavour Mining của Canada tuyên bố sáp nhập với Semafo trong một thương vụ trị giá 690 triệu USD nhằm tạo ra tập đoàn khai thác vàng lớn nhất phía Tây châu Phi. Tháng 5 vừa qua, Anil Agarwal, ông trùm kim loại Ấn Độ, đã ra giá hơn 2 tỉ USD nhằm nắm quyền kiểm soát Tập đoàn Vedanta. Alacer Gold (trụ sở tại Mỹ) cũng công bố kế hoạch sáp nhập với đối thủ Canada SSR Mining trong một thương vụ lên tới 1,7 tỉ USD.
Không dừng lại ở đó, công ty khai thác vàng thuộc sở hữu chính phủ Trung Quốc là Shandong Gold đã nhảy vào thâu tóm TMAC Resources, trong khi Gran Colombia Gold của Canada lên kế hoạch mua lại Guyana Goldfields trong một thương vụ mua lại hoàn toàn bằng cổ phiếu. “Sẽ có nhiều cơ hội M&A cho chúng tôi. Chúng tôi đang rất bận rộn theo dõi các cơ hội tiềm năng đã được nhận diện trước đó”, Mark Bristow, CEO Barrick Gold, nhà sản xuất vàng lớn thứ 2 thế giới, nhận định.
Spiro Youakim, đứng đầu bộ phận tài nguyên thiên nhiên tại Lazard, nhận xét: “Trong các ngành khai khoáng và hàng hóa cơ bản, cơ hội tăng trưởng doanh thu bị giới hạn, chủ yếu nhờ vào giá hàng hóa cơ bản cao hơn. Một cách để tạo ra đà tăng trưởng và lợi nhuận trong môi trường này là thông qua những thương vụ thâu tóm khôn ngoan”.
Sáp nhập, liên doanh liên kết là một trong những xu hướng chủ yếu trong ngành khai thác vàng kể từ khi Barrick Gold tuyên bố kế hoạch mua lại Randgold Resources với giá 6 tỉ USD vào tháng 9.2018. Các chuyên gia phân tích nói rằng có rất nhiều công ty vàng bị thiếu quy mô để lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư lớn. Khi Endeavour tuyên bố thương vụ với Semafo vào tháng 3.2020, CEO của tập đoàn này là Sébastien de Montessus cho biết công ty mới sáp nhập sẽ có tính thanh khoản, cơ chế thả nổi, quy mô cùng những đặc điểm mà các nhà đầu tư đang tìm kiếm trong điều kiện thị trường hiện nay.
“Những động lực thúc đẩy M&A vẫn chưa hề suy giảm, nhưng có một xu hướng đang lên là nhà đầu tư mong muốn tìm nơi trú ẩn an toàn. Trong một môi trường kinh tế nhiều bất ổn như hiện nay, nhà đầu tư trong ngành này thường thích các công ty lớn có sức chịu đựng, khả năng chống chọi trước sóng gió bên ngoài, sở hữu năng lực điều hành và tài chính cùng tính linh hoạt trong hoạt động, với lượng tài sản lớn được kiểm soát hợp lý”, Youakim, thuộc Lazard, nhận xét.
Khẩu vị ưa thích các doanh nghiệp lớn đã được minh chứng vào đầu năm nay khi Newcrest Mining của Úc đã huy động được 655 triệu USD từ các cổ đông để tài trợ cho một thương vụ tại Ecuador. Petropavlovsk, nhà khai thác vàng của Nga, đã khảo sát khả năng sáp nhập với UGC để tạo ra một nhà sản xuất có công suất 1,1 triệu ounce vàng mỗi năm. Richard Horrocks-Taylor, điều hành bộ phận khai khoáng và kim loại tại Standard Chartered Bank, cũng điểm mặt vàng và các vật liệu sản xuất pin như đồng, nickel, lithium, cobalt là những mảnh đất đầy tiềm năng với nhiều cơ hội hấp dẫn cho nhà đầu tư.
Cũng theo đánh giá của Richard Horrocks-Taylor, làn sóng M&A gần đây cho thấy hoàn toàn có thể triển khai các thương vụ mặc cho những khó khăn về logistics gây ra bởi đại dịch, bằng cách sử dụng các bài thuyết trình ảo, các cuộc thương thảo chi tiết về những vấn đề kỹ thuật qua hội nghị truyền hình… “Chúng tôi đã phải nghĩ ra những cách tiếp cận cải tiến và sáng tạo hơn trong khâu thẩm định. Những điều mà chúng tôi đang hỗ trợ khách hàng như việc dùng công nghệ máy bay không người lái và Go-Pros để có thể khảo sát hiện trường một cách đáng tin cậy mà không cần phải đến tận nơi”.
Tuy nhiên, nếu mong đợi các thương vụ M&A khủng liên quan đến các tập đoàn khai khoáng lớn, hoạt động đa dạng ở nhiều lĩnh vực, thì các nhà đầu tư có thể sẽ phải thất vọng. Mặc dù Rio Tinto, tập đoàn khai thác mỏ Anh – Úc, cũng đang ngắm nghía các cơ hội M&A nhưng CEO Jean-Sébastien Jacques cũng thừa nhận, thị trường rất khó đưa ra quyết định khi các yếu tố vĩ mô đang thay đổi. Hơn nữa, các mục tiêu M&A khả dĩ nhất cho các tập đoàn lớn của ngành khai khoáng là những nhà sản xuất kim loại lớn, độc lập như Freeport-McMoRan và First Quantum Minerals, nhưng những công ty này lại đang làm ăn khá tốt, không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và vì thế sẽ đòi hỏi một mức định giá rất khủng từ bất cứ người mua nào.
“Thời điểm này, thị trường rất khó mà định giá các doanh nghiệp, trong khi đà phục hồi kinh tế hậu COVID-19 vẫn chưa rõ ràng. Rio Tinto sẽ chỉ tiến hành giao dịch nếu nhận thấy một cơ hội tạo ra giá trị cho Tập đoàn”, Jean-Sébastien Jacques nói
Thị trường ngày 6/6: Giá dầu tăng 5%, các hàng hóa khác cũng đồng loạt tăng cao
Giá dầu tăng mạnh trong phiên cuối tuần kéo giá kim loại công nghiệp, đường, cao su... đồng loạt tăng theo.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Dầu tăng 5% do thất nghiệp của Mỹ giảm và OPEC nhóm họp
Giá dầu tăng trong phiên cuối tuần sau khi số liệu từ Mỹ cho thấy thất nghiệp trong tháng 5/2020 bất nhờ giảm và OPEC quyết định tiến hành họp vào ngày thứ Bảy để bàn bạc về việc có kéo dài thời hạn cắt giảm sản lượng hay không.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent tăng 2,31 USD (5,8%) lên 42,30 USD/thùng, trong khi dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng 2,14 USD (5,7%) lên 39,55 USD/thùng.
Tính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng 19,2%, trong khi dầu WTI tăng 10,7%. Cả 2 loại dầu đều tăng tuần thứ 6 liên tiếp do các nước sản xuất chủ chốt cắt giảm sản lượng và có dấu hiệu nhu cầu cải thiện khi ngày càng nhiều quốc gia nới lỏng chính sách giãn cách xã hội.
Bộ Lao động Mỹ thông báo tỷ lệ thất nghiệp của nước này đột ngột giảm xuống còn 13,3% trong tháng 5/2020, từ mức 14,7% của tháng 4/2020.
Bộ Năng lượng Nga cho biết, OPEC sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến trong ngày 6/6. Thị trường kỳ vọng một số nước chưa đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng sẽ nhất trí với chủ trương này trong cuộc họp hôm nay. Nếu OPEC không đồng ý kéo dài thời gian thì bắt đầu từ tháng 7, mức cắt giảm sẽ giảm xuống còn 7,7 triệu thùng/ngày.
Vàng giảm trên 2% khi kinh tế Mỹ hồi phục mạnh mẽ
Giá vàng giảm trong phiên vừa qua do kinh tế toàn cầu ngày càng đón thêm tín hiệu hồi phục, mà mới nhất là số liệu về việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ, khiến nhu cầu đối với các tài sản trú ẩn an toàn sụt giảm.
Cuối phiên giao dịch, vàng giao ngay giảm 1,9% xuống 1.678,81 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 8/2020 giảm 2,6% xuống 1.683 USD/ounce.
Tính chung cả tuần, giá vàng giảm khoảng 2,6%, là tuần giảm mạnh nhất kể từ ngày 13/3/2020.
Đồng USD và chứng khoán phố Wall đảo chiều tăng mạnh cũng góp phần khiến giá vàng giảm trong phiên cuối tuần.
Đồng trải qua tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2018
Giá đồng trong phiên cuối tuần tăng lên mức cao nhất trong vòng 13 tuần do thị trường việc làm Mỹ bất ngờ khởi sắc, cùng thông tin Ngân hàng trung ương Châu Âu tăng cường các biện pháp kích thích, làm tăng kỳ vọng về sự hồi phục của kinh tế toàn cầu.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên sàn London tăng 2,9%, sau khi có thời điểm trong cùng phiên đạt 5.692,5 USD/tấn, cao nhất kể từ 5/3/2020. Tính chung cả tuần, giá tăng gần 6%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2018.
Theo các nhà phân tích của Citi, "Trong ngắn hạn, thị trường chuyển hướng sang những tài sản rủi ro, và giá đồng có thể tiếp tục tăng lên 5.750 USD/tấn trong vòng 3 tháng tới".
Một số yếu tố khác cũng góp phần hỗ trợ giá đồn tăng, đó là: Tin đồn Cơ quan Dự trữ Chiến lược và Thực phẩm Quốc gia của Trung Quốc sẽ mua đồng dự trữ để đẩy giá lên (thông tin này chưa được kiểm chứng); lượng đồng lưu kho trên sàn LME giảm 5.875 tấn xuống còn 159.300 tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 13/3; lượng đồng lưu kho trên sàn Thượng Hải giảm 5.075 tấn xuống 139.913 tấn trong tuần tính đến 5/6, là tuần giảm thứ 3 liên tiếp.
Quặng sắt tăng 5 tuần liên tiếp do triển vọng nhu cầu mạnh
Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm trong phiên cuối tuần, nhưng tính chung cả tuần vẫn tăng tuần thứ 5 liên tiếp do triển vọng nhu cầu mạnh và lo ngại nguồn cung từ Brazil.
Kết thúc phiên giao dịch, quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên giảm 0,9% xuống 756 CNY (105,26 USD)/tấn, song tính chung cả tuần vẫn tăng 2,3%. Trong khi đó, cũng phiên cuối tuần, giá quặng sắt trên sàn Singapore tăng 1,5% lên 97,10 USD/tân.
Tuy nhiên, giá tăng liên tục kéo dài trong thời gian qua gây lo ngại sẽ sớm đảo chiều. Nhà phân tích cấp cao của ANZ, Daniel Hynes, cho rằng "Giá quặng sắt có thể đã tăng quá mạnh, mạnh hơn so với tốc độ tăng của ngành thép, do đó chắc chắn sẽ chịu áp lực giảm trong những tháng tới".
Khí gas tăng khi các nước dần mở cửa trở lại
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay ở Châu Á tuần này tăng lên khi nhiều nước nới lỏng dần chính sách giãn cách xã hội và xuất khẩu từ Mỹ dự báo giảm trong tháng 6/2020.
Giá LNG giao tháng 7/2020 trung bình trên thị trường Châu Á hiện khoảng 2,1 USD/mmBtu, tăng 0,25 USD so với tuần trước.
Lúa mì giảm
Giá lúa mì Mỹ giảm trong phiên vừa qua do USD mạnh lên khiến ngũ cốc Mỹ bị giảm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Lúa mì kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn Chicago giảm 8-1/4 US cent xuống 5,15-1/4 USD/bushel, tính chung cả tuần giá giảm 5-1/2 US cent/bushel, kết thúc 2 tuần tăng giá trước đó, chủ yếu do Mỹ bắt đầu vào vụ thu hoạch và thời tiết ở Châu Âu thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây trồng.
Tại Châu Âu, giá lúa mì mềm của Pháp hiện duy trì vững ở mức thấp nhất 9 năm và thấp hơn 80% so với cách đây một năm - thời điểm khô hạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng của Châu Âu.
Đậu tương tăng
Giá đậu tương Mỹ trong phiên cuối tuần tăng, với hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2020 có thời điểm đạt 8,73-1/2 USD/bushel, cao nhất kể từ 13/4, và kết thúc phiên ở mức 8,67-3/4 USD/bushel. Tính chung cả tuần, giá tăng 3,2%, nhiều nhất kể từ tháng 10/2020.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ thu hút sự chú ý khi cho biết hệ thống báo cáo tự động hàng ngày xác nhận doanh số bán 588.000 tấn đậu tương tới một số địa điểm chưa xác định.
Đường cao nhất 2,5 tháng
Giá đường thô trên sàn New York trong phiên cuối tuần tăng lên mức cao nhất trong vòng 2 tháng rưỡi và tính chung cả tuần tăng khoảng 10% do những dấu hiệu cho thấy kinh tế thế giới đang hồi phục.
Kết thúc phiên giao dịch, đường thô kỳ hạn tháng 7 tăng 0,29 US cent (2,5%) lên 12,02 US cent/lb, trong phiên có lúc đạt 12,03 US cent. Giá dầu tăng đã kích thích các nhà máy mía Brazil chuyển sang tăng cường sản xuất ethanol. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng giá đường thô khó có thể tăng nhiều hơn mứhown12 US cent vì khi đó các nhà máy mía Brazil sẽ chuyển sang sản xuất đường, và sản lượng của Ấn Độ dự báo tăng.
Đường trắng cũng tăng giá trong phiên cuối tuần, với hợp đồng giao tháng 8 tăng 8,1 USD (2,1%) lên 98,8 USD/tấn. Hợp đồng kỳ hạn 1 tháng cao hơn 20 USD mỗi tấn so với kỳ hạn 2 tháng, cho thấy nguồn cung hiện tại đang bị thắt chặt hoặc nhu cầu mạnh, hoặc cả 2 yếu tố.
Cà phê tăng
Giá cà phê arabica tăng 0,75 US cent (0,8%) trong phiên cuối tuần, lên 98,9 US cent/lb, trong khi robusta tăng 35 USD (2,9%) lên 1.245 USD/tấn, cao nhất kể trong vòng hơn nửa tháng.
Dầu cọ tăng tuần thứ 4 liên tiếp
Giá dầu cọ Malaysia phiên cuối tuần tăng và tính chung cả tuần cũng tăng sau khi Malaysia thông báo kế hoạch miễn thuế xuất khẩu dầu cọ trong năm nay.
Kết thúc phiên cuối tuần, dầu cọ kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn Bursa (Malaysia) tăng 0,95% lên 2.348 ringgit (550,66 USD)/tấn, tính chung cả tuần tăng 2,4%.
Malaysia ngày 5/6 tuyên bố sẽ miễn hoàn toàn thuế xuất khẩu dầu cọ trong năm nay, động thái được các thương gia ước tính có thể đẩy xuất khẩu dầu cọ tăng thêm 1 triệu tấn trong nửa cuối năm 2020.
Thịt lợn tăng
Giá thịt lợn tại Trung Quốc thời gian gần đây vẫn tiếp tục tăng do cầu vượt cung. Trong tuần 25-29/6/2020, chỉ số giá thịt lợn trung bình tại 16 khu vực cấp tỉnh là 38,05 CNY (khoảng 5,4 USD)/kg, tăng 5,6% so với tuần trước đó.
Bộ NN&PTNT nước này xác nhận, dịch bệnh tả lợn Châu Phi đã bùng phát trở lại ở một số trang trại thuộc tỉnh Vân Nam nước này, sau khi tỉnh này báo cáo đã hết dịch từ tháng 11 năm ngoái.
Cao su tăng do kỳ vọng kinh tế hồi phục
Giá cao su trên thị trường Tokyo tăng lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 3 do nhà đầu tư lạc quan rằng các nền kinh tế đang hồi phục nhanh chóng sau đại dịch.
Cao su kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn Tokyo tăng 5,1 JPY vào cuối phiên vừa qua, tuông đương 3,3%, lên 159,5 JPY/kg, mức cao nhất kể từ 18/3/2020; tính chung cả tuần giá tăng gần 4%, là tuần tăng thứ 2 liên tiếp. Cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn Thượng Hải tăng 3% lên 10.650 CNY/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng nay 6/6
Thị trường ngày 4/6: Giá thép cao nhất 9 năm, vàng giảm hơn 2% OPEC kéo dài thời hạn cắt giảm sản lượng nhưng chỉ thêm 1 tháng thay vì 2 tháng như dự đoán đã kiềm chế giá dầu tăng. Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc hồi phục tích cực tiếp tục hậu thuẫn giá các mặt hàng kim loại công nghiệp. Dầu vẫn dưới 40 USD vì xuất hiện nghi ngờ về bước tiếp...