Bùng nỗ điện mặt trời áp mái, nhiều dự án phải tiết giảm phát điện
Khó khăn trong tiêu thụ, hàng loạt công trình điện mặt trời tại tỉnh Đắk Lắk đã buộc phải tiết giảm phát điện vào buổi trưa hàng ngày.
Sau thời gian “bùng nổ” tới hơn 5.300 công trình điện mặt trời (ĐMT) áp mái, những tháng gần đây, hàng loạt công trình tại tỉnh Đắk Lắk đã buộc phải tiết giảm phát điện vào buổi trưa hàng ngày. Việc ngừng phát điện trong thời điểm nắng nhất sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của công trình, nhưng theo lý giải của ngành điện, điều này nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống, tránh quá tải cục bộ.
Giữa cái nắng chói chang của mùa khô Tây Nguyên, hệ thống ĐMT áp mái của doanh nghiệp Quang Luận ở xã Pơng Drang, huyện Krông Buk đem lại hiệu quả kép, khi vừa góp phần chống nóng cho kho xưởng, vừa cấp điện phục vụ việc sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, phân bón, đồng thời có nguồn thu ổn định từ bán điện cho nhà nước.
Hệ thống ĐMT trên mái kho xưởng của công ty Quang Luận (xã Pơng Drang, huyện Krông Buk).
Chủ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thùy Trang cho biết, đây là khoản đầu tư khá hiệu quả, cho dù gần đây phải tiết giảm phát điện hàng ngày. Cách đây 5 tháng doanh nghiệp lắp đặt hệ thống ĐMT công suất 500 KWp, tiền điện thu về hàng tháng đều đặn, khoảng 100- 120 triệu đồng. Nếu không có vấn đề gì xảy ra thì đây là một kênh đầu tư khá là hiệu quả.
“Từ đầu năm đến nay bên điện lực có quy định tiết giảm phát điện, có những ngày tiết giảm tới 15% công suất phát doanh nghiệp cũng phối hợp tốt. Ví dụ như 9h sáng cắt điện sẽ có công nhân điện tới cúp, đến 14h chiều họ sẽ có mặt đóng điện, điều này giúp doanh nghiệp bớt chi phí”, bà Trang nói.
Cũng phải ngưng phát điện mặt trời vào buổi trưa hàng ngày từ hơn 2 tháng qua, ông Vũ Khắc Lợi, đại diện một công ty chế biến nông sản xuất khẩu đóng tại Cụm công nghiệp Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk cho biết, để khai thác hiệu quả công trình điện mặt trời áp mái công suất gần 1 MWp, doanh nghiệp thực hiện sử dụng điện tiết kiệm, an toàn theo đúng hướng dẫn của ngành chức năng, đồng thời tiếp tục mở rộng sản xuất.
“Có những khoảng thời gian tiết giảm 7% – 11% hoặc 15% doanh nghiệp vẫn chấp hành nghiêm túc. Trong thời gian này, doanh nghiệp cũng tắt các thiết bị, các máy móc không cần thiết, giảm tối đa công suất của hệ thống kho lạnh, đồng thời xây dựng thêm phân xưởng để tăng công suất chế biến”, ông Lợi cho hay.
Theo ông Hà Văn Chương, Phó giám đốc Công ty điện lực Đăk Lăk, toàn tỉnh hiện có 5.339 công trình ĐMT áp mái, với tổng công suất gần 650.000 KWp. Thời điểm này đã có hơn 400 công trình phải tiết giảm phát điện, do phụ tải sử dụng thấp, nguồn phát dư thừa.
Doanh nghiệp đang nâng công suất chế biến trái cây đông lạnh lên 100 tấn/ngày để sử dụng tối ưu nguồn năng lượng ĐMT áp mái.
Video đang HOT
Đây là những công trình có công suất từ 100KWp trở lên, có trạm biến áp riêng để đưa điện lên lưới. Chỉ những công trình ĐMT áp mái công suất nhỏ, đấu thẳng vào lưới điện sinh hoạt không bị tiết giảm. Giải thích việc buộc phải giảm phát điện của hàng loạt công trình ĐMT, ông Chương cho biết thường thời gian cắt giảm vào buổi trưa, thời gian nắng nhất trong ngày.
“Nguồn năng lượng cung cấp từ mặt trời phải chiếm tỷ trọng khoảng 20 – 25% thì hệ thống mới vận hành ổn định. Khi nó vượt quá mức đó thì việc ổn định hệ thống rất khó khăn, bởi vì năng lượng mặt trời lên xuống liên tục tùy theo thời tiết, theo ngày đêm và thậm chí là đám mây ngang qua. Do đó, việc cắt giảm điện mặt trời trong những thời gian nhất định là yếu tố hết sức cần thiết để đảm bảo sự vận hành ổn định của hệ thống điện” ông Chương phân tích.
Cũng theo ông Hà Văn Chương, với những công trình điện mặt trời áp mái xây dựng trên các nhà xưởng, trang trại đang hoạt động, dù bị tiết giảm phát điện thì hiệu quả đem lại vẫn rất tốt do họ chủ động sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo sẵn có.
Việc tiết giảm không ảnh hưởng nhiều do chỉ “cắt” phần sản lượng điện đột biến buổi trưa. Chỉ những công trình điện áp mái, phía dưới không thực hiện sản xuất kinh doanh tiêu hao điện sẽ bị giảm một phần thu nhập do không bán được điện. Vì vậy chủ đầu tư nên tính toán nhu cầu sử dụng điện tối ưu cho công trình ĐMT áp mái của mình.
Hà Nội: Rà soát người về từ tỉnh, TP có dịch, hướng dẫn khai báo y tế, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm
Ban Chỉ đạo yêu cầu các quận, huyện rà soát người về Hà Nội từ các tỉnh thành có dịch để hướng dẫn thực hiện khai báo y tế và cách ly, lấy mẫu theo quy định.
Hà Nội có thể tiếp tục ghi nhận các ca bệnh mới
Chiều 17/2, Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 TP Hà Nội họp phiên thứ 91 dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng - Trưởng Ban chỉ đạo.
Báo cáo tại phiên họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh - Phó trưởng Ban chỉ đạo cho biết, hiện nay tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Tại Việt Nam đã ghi nhận nhiều ca mắc tại Hải Dương và Quảng Ninh, từ các ổ dịch này đã tiếp tục lan ra các tỉnh, TP khác. Tại Hải Dương dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, nhiều huyện ghi nhận thêm ca mắc ca mắc mới vì vậy nhằm kiểm soát dịch bệnh, từ 0h ngày 16/2/2021 Hải Dương đã thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 TP Hà Nội họp phiên thứ 91 dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng - Trưởng Ban chỉ đạo
Tại Hà Nội, trong thời gian vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc cho phép các chuyên gia nước ngoài nhập cảnh để làm việc, mặc dù các chuyên gia đã được cách ly theo quy định nhưng vẫn có nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh xâm nhập từ các chuyên gia này.
Sau Tết người dân sẽ trở lại Hà Nội sinh sống làm việc nhiều, bên cạnh đó Hà Nội có nhiều khu công nghiệp vì vậy sẽ có nhiều người từ các tỉnh thành đặc biệt là các tỉnh thành có dịch sau thời gian về quê ăn Tết sẽ quay lại làm việc và có thể mang theo mầm bệnh vào TP.
Đồng thời trên địa bàn Hà Nội có nhiều bệnh viện tuyến trung ương nên có thể sẽ có các trường hợp người bệnh từ các tỉnh lên Hà Nội khám chữa bệnh tại các bệnh viện cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc dịch bệnh và lây lan.
Mặc dù người dân Thủ đô cơ bản đã đồng thuận, hưởng ứng và thực hiện các quy định của trung ương, TP và tham gia tich cực vào công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Tuy nhiên tại một số khu vực, cộng đồng dân cư còn hiện tượng tập trung đông người và đi lại không cần thiết, một số ít người dân chưa đeo khẩu trang. Một số cửa hàng chưa nhắc nhở khách hàng tuân thủ việc đeo khẩu trang và ngồi giãn cách.... Vì vậy theo nhận định, trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận các ca bệnh mới trên địa bàn TP.
Kiểm soát nguy cơ lây lan dịch bệnh sau khi người dân quay trở lại Hà Nội làm việc
Ban Chỉ đạo yêu cầu ngay từ những ngày đầu Xuân, các Sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan thuộc TP; UBND các quận, huyện, thị xã phải triển khai ngay các biện pháp chủ động phòng chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Thành ủy, UBND TP.
Tăng cường công tác tuyên truyền, yêu cầu người dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Đặc biệt phải tuân thủ nghiêm việc khai báo y tế; khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, viêm phổi... phải đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn và khám, điều trị kịp thời.
Các Sở, ban, ngành và cơ quan, công sở, nhà máy, cơ sở sản xuất... trên địa bàn TP nghiêm túc thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt khi cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết.
Tăng cường công tác giám sát dịch, tiếp tục mở rộng quy mô xét nghiệm sàng lọc diện rộng tại các khu vực có nguy cơ đặc biệt là các khu công nghiệp, khu vực có các chuyên gia người nước ngoài sinh sống và làm việc và các khu vực có liên quan đến ổ dịch.
Khi phát hiện các ca mắc mới cần triển khai kịp thời công tác cách ly, bao vây khoanh vùng xử lý ổ dịch và những địa điểm liên quan. Đồng thời, tổ chức truy
vết "thần tốc", xác định nhanh nhất những trường hợp liên quan với ca bệnh để tiến
hành lấy mẫu xét nghiệm và cách ly y tế theo quy định; cương quyết, dồn mọi nguồn lực, bằng mọi giải pháp xử lý triệt để các ổ dịch phát sinh trong thời gian ngắn nhất.
Kiểm soát nguy cơ lây lan bùng phát dịch từ việc người dân các địa phương quay trở lại Hà Nội học tập, sinh sống và làm việc sau dịp Tết Nguyên đán.
Các quận, huyện rà soát người về Hà Nội từ các tỉnh thành có dịch để hướng dẫn thực hiện khai báo y tế và cách ly, lấy mẫu theo quy định. (Ảnh minh họa)
Các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường việc phân luồng, khám sàng lọc, xét nghiệm để phát hiện kịp thời ca bệnh, đặc biệt lưu ý khai thác yếu tố dịch tễ để phát hiện và xử trí kịp thời các trường hợp từ các tỉnh thành có dịch bệnh ngoài cộng đồng đến khám và điều trị.
Có phương án bảo đảm an toàn đối với cán bộ, nhân viên y tế, người tham gia công tác phòng, chống dịch, người bệnh, đặc biệt lưu ý người cao tuổi, người có bệnh lý nền. Thực hiện nghiêm Bệnh viện an toàn và phòng khám an toàn theo quy định của Bộ Y tế.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiêm các quy định tại cơ sở cách ly trên địa bàn không để lây chéo dịch bệnh đặc biệt là các đối tượng F1 trong khu cách ly và lây lan từ khu cách ly ra cộng đồng; thực hiện cách ly đủ 14 ngày, giám sát y tế chặt chẽ tại địa phương đối với trường hợp sau khi hoàn thành cách ly tập trung đủ 14 ngày theo đúng quy định của Bộ Y tế và TP.
Các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND TP; chỉ đạo các lực lượng tại địa phương tiếp tục duy trì trạng thái sẵn sàng triển khai các biện pháp truy vết, khoanh vùng xử lý dịch khi xuất hiện ca bệnh và các trường hợp có liên quan trên địa bàn trong thời gian ngắn nhất.
Giám sát chặt chẽ các trường hợp cách ly tại nhà, tuyệt đối không để các trường hợp này được ra khỏi khu vực cách ly tại nhà khi chưa kết thúc cách ly.
Tăng cường công tác kiểm tra việc đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các khu vực công cộng, các khu vực có tổ chức các hoạt động vui xuân, các khu công nghiệp, khu vực công nhân ở trọ.
Kiểm soát tốt các hoạt động vui chơi đầu Xuân, dừng các hoạt động, sự kiện có tập trung đông người không cần thiết. Với các hoạt động cần thiết phải triển khai, phải đảm bảo nghiêm túc công tác phòng, chống dịch.
Rà soát những người về Hà Nội từ các tỉnh thành có dịch để hướng dẫn thực hiện khai báo y tế và cách ly, lấy mẫu theo quy định. Trước mắt cần khẩn trương rà soát hết người về từ Cẩm Giàng, Hải Dương để lấy mẫu làm xét nghiệm theo đúng quy định.
Không cho phép xe lưu thông ban đêm cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận Các cơ quan liên quan cần xây dựng và thực hiện phương án tổ chức giao thông phù hợp, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện lưu thông tạm thời tuyến cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận. Tuyến cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận được chấp thuận cho phương tiện lưu thông tạm dịp Tết Nguyên đán để giảm tải Quốc...