“Bùng nhùng” lựa chọn sử dụng sách giáo khoa lớp 1
Bộ GD&ĐT không thực hiện mà chỉ tổ chức thẩm định các bộ sách giáo khoa do nhà xuất bản tự viết, in ấn và phân phối khiến nhiều người lo ngại rằng điều này vẫn mang tính độc quyền.
Từ năm học 2020 – 2021, các địa phương sẽ được lựa chọn SGK sử dụng tại địa phương mình. Ảnh: văn toán
Vừa viết sách, vừa in ấn là thể hiện sự độc quyền
Chỉ không lâu sau khi Bộ GD&ĐT công bố kết quả phê duyệt 32 SGK lớp 1 sẽ được sử dụng từ năm học 2020 – 2021, đã xuất hiện nhiều nghi vấn về câu chuyện vì sao Bộ GD&ĐT được WB cho vay khoản vay 16 triệu USD để viết sách, nhưng sau đó không thực hiện mà để các nhà xuất bản thực hiện(?). Bộ GD&ĐT cho rằng, khoản tiền không thực hiện viết sách sẽ đàm phán với WB để thực hiện các nội dung khác.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, 16 triệu USD trong kế hoạch không chỉ để biên soạn một bộ SGK mà còn biên soạn SGK song ngữ tiếng dân tộc thiểu số, dành cho việc chuyển một số SGK sang chữ nổi. Bộ GD&ĐT đang thảo luận với nhà tài trợ để thiết kế lại, tái phân bổ và chỉnh sửa sổ tay. Dự tính, nguồn tiền sẽ chi dùng để tái cấu trúc kinh phí dự án tiếp tục triển khai như chi một phần nhỏ cho chuyên gia quốc tế về SGK để xây dựng tài liệu hướng dẫn cũng như thẩm định SGK đảm bảo chất lượng; tập huấn giáo viên; tăng kinh phí mua sách cho thư viện vùng khó khăn…
Trong khi những lùm xùm xoay quanh câu chuyện viết, thẩm định SGK lớp 1 kéo dài trong suốt năm qua chưa ngã ngũ, thực tế thời gian cho năm học 2020 – 2021 cũng đã sắp sửa cận kề. Một vấn đề quan trọng, đó là các địa phương được lựa chọn như thế nào trong 32 bộ sách đã được phê duyệt cũng trở thành vấn đề nan giải. Bởi vẫn dưới danh nghĩa là các địa phương được lựa chọn bộ sách sử dụng cho địa phương mình trong số 32 bộ sách đã được phê duyệt có một nhà xuất bản chiếm đa số.
Video đang HOT
Không đồng tình với cách cho phép nhà xuất bản được thực hiện biên soạn, rồi in ấn SGK lớp 1, GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến khọc Việt Nam cho rằng, cách giải quyết của Bộ GD&ĐT trong thời gian qua là chưa thấu đáo nên người dân lo ngại chuyện độc quyền trong biên soạn, in ấn, phát hành SGK lớp 1. Cách mà Bộ GD&ĐT cho phép các nhà xuất bản được độc tôn trong in ấn, xuất bản sẽ dẫn đến người dùng phải mua sách của nhà xuất bản, trong khi giá cả thế nào sẽ do nhà xuất bản ấn định.
Không cẩn thận, học sinh bị loạn sách
Cũng theo GS.TS Phạm Tất Dong, Bộ GD&ĐT có tiền để viết SGK nhưng lại không viết mà để cho các nhà xuất bản viết, rồi người dân sẽ phải mua những sản phẩm đó. Đáng lẽ, Bộ GD&ĐT phải có một bộ sách riêng để nhân dân lựa chọn cạnh tranh với các đơn vị khác. Hoặc cho phép người dân, nhà trường khi chọn sách, có thể mua bản quyền, trả tác giả tiền, rồi tự tổ chức in ấn sách sao cho phù hợp kinh tế của địa phương. Thậm chí, nhà trường có điều kiện có thể tự in sách ra, phục vụ học sinh… không phải lúc nào cũng nhất thiết phải mua cả quyển sách, nhất là nội dung chỉ để tham khảo.
Chỉ ra một bất cập khác là hiện nay Bộ GD&ĐT đang “làm khó” địa phương, nhà trường trong lựa chọn SGK lớp 1, GS.TS Phạm Tất Dong cho biết, Bộ cho phép được tự chọn SGK, trong khi lựa chọn sách ra sao đến nay chưa có quy định cụ thể nào cả, đến nội dung các cuốn sách được phê duyệt ra sao chắc hẳn chưa ai biết để mà lựa chọn. Nếu được tự do lựa chọn, sẽ dẫn đến tình huống rắc rối đó là mỗi trường chọn một loại, hai trường cạnh nhau nhưng sử dụng hai bộ sách khác nhau… Thậm chí, một trường học có thể chọn bộ sách này, nhưng sau một học kỳ lại thấy không phù hợp, “sửa sai” bằng cách sang học kỳ lại thay lại sách.
“Khâu thẩm định để lựa chọn SGK nào phù hợp sử dụng tại địa phương cũng rất quan trọng. Trước tiên, phải loại bỏ tính độc quyền, lợi ích nhóm trong đó. Sau đó, khâu thẩm định phải rất tỷ mỉ, Hội đồng thẩm định tại địa phương trước tiên phải là các chuyên gia, những người giàu kinh nghiệm trong giáo dục, tiếp đến là những giáo viên, những người luôn theo sát học sinh, biết học sinh hiện nay cần những gì để từ đó lựa chọn những bộ sách phù hợp”, PGS.TS Phạm Tất Dong chia sẻ.
Về vấn đề tổ chức lựa chọn SGK lớp 1 tại các địa phương, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, Bộ đang xây dựng Thông tư để hướng dẫn thực việc lựa chọn SGK theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học. Trong hướng dẫn để các địa phương lựa chọn SGK sẽ có quy định, giao cho các thành viên hội đồng xây dựng tiêu chí; ở cấp trường phải tham khảo ý kiến của giáo viên trong trường, phụ huynh, để khi lựa chọn có sự đồng ý đạt đến mức nhất định thì mới công bố SGK được dùng.
Bộ GD&ĐT cho biết, dự kiến từ tháng 3 đến tháng 5/2020, các Sở GD&ĐT phối hợp nhà xuất bản tổ chức tập huấn sử dụng SGK cho các giáo viên triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1. Từ tháng 3 đến tháng 8/2020, các nhà trường tập huấn, nhà xuất bản triển khai chương trình in ấn và xuất bản. Bắt đầu từ năm học 2020 – 2021, sách giáo khoa lớp 1 Chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ chính thức được áp dụng trên phạm vi toàn quốc.
Theo giadinh,net
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải đáp thắc mắc của cử tri về chọn SGK
Tiếp xúc cử tri tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định theo chương trình công tác sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã nhận được sự quan tâm của cử tri về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và chọn SGK thời gian tới.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tiếp xúc cử tri tại huyện Tuy Phước, Bình Định
Tại buổi tiếp xúc hôm 4/12, cử tri huyện Tuy Phước đã dành nhiều sự quan tâm đến các vấn đề liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT như: giải pháp của Bộ GD&ĐT khi số lượng giáo viên đối với các môn học lựa chọn có khả năng sẽ thừa; khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới thì việc lựa chọn bộ sách giáo khoa mới đối với từng nhà trường được thực hiện như thế nào; theo lộ trình học sinh THPT sẽ thi trên máy tính thì cách thức, thời gian sẽ triển khai và nhà trường cần chuẩn bị những gì...
Đối với vấn đề lựa chọn SGK như thế nào, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, Luật Giáo dục 2019 quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định.
Tuy nhiên, đến ngày 1/7/2020, Luật Giáo dục 2019 mới có hiệu lực thi hành, trong khi SGK phải được tổ chức lựa chọn từ đầu năm 2020 và công bố kết quả trước ngày 31/3/2020để kịp thời cung cấp SGK năm học 2020 - 2021. Vì vậy, hiện nay, Bộ GD&ĐT đã dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, đảm bảo việc lựa chọn SGK theo chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021 đạt yêu cầu đề ra.
Liên quan đến vấn đề triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo phải theo lộ trình. Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu được áp dụng từ năm học 2020-2021 với lớp 1.
Theo đó lộ trình thay sách giáo khoa sẽ được thực hiện theo từng năm học, từng cấp, bậc học. Khi chương trình mới được áp dụng hoàn toàn thì những bất cập của ngành giáo dục sẽ dần dần được khắc phục.
Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ trả lời được câu hỏi học sinh học xong biết làm gì thay vì biết được gì như hiện nay. Chương trình mới đảm bảo tính liên thông, liền mạch giữa các môn học, giữa các cấp học, phát huy tính sáng tạo của cả người dạy và người học. Đồng thời sẽ phân hoá học sinh ở bậc phổ thông trung học tốt để giúp các em định hướng nghề nghiệp tương lai.
Tuy nhiên, khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ nảy sinh vấn đề thừa - thiếu giáo viên, nhất là đối với các môn tự chọn. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, Bộ đã nhận diện được hai vấn đề. Đó là nhiều giáo viên hiện hành khi chuyển sang chương trình mới phải điều chỉnh; đối với một số môn học mới thì phải có kế hoạch đào tạo bổ sung.
Để giải quyết những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ giáo viên, Bộ GD&ĐT đã xây dựng các chương trình chuyển đổi giữa các cấp học. Để có thể đánh giá được việc thừa - thiếu giáo viên của các cấp học, Bộ GDĐT đã xây dựng phần mềm thống kê giáo viên theo môn, theo tuổi, theo trình độ chuyên môn, theo chuẩn nghề nghiệp. Từ đó đưa ra một đánh giá tổng thể về nguồn nhân lực giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới, đưa ra các khuyến cáo đối với Bộ Nội vụ, các ngành chức năng và các địa phương để có kế hoạch chuẩn bị.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, Bộ GD&ĐT cũng tham mưu cho Chính phủ đề án sắp xếp các trường sư phạm trọng điểm để khắc phục tình trạng đào tạo giáo viên sư phạm nhưng không gắn với nhu cầu thực tế. Các địa phương căn cứ vào số liệu thống kê trên hệ thống dữ liệu sẽ biết địa phương của mình sẽ cần bao nhiêu giáo viên, ở những môn học nào để phối hợp với các trường sư phạm đào tạo. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, về mặt chuyên môn, Bộ GD&ĐT sẽ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, địa phương tổ chức thực hiện.
Theo Tiền phong
NXB Giáo dục Việt Nam nói gì về vụ chi tiền làm SGK ở TP.HCM? NXB Giáo dục Việt Nam có quyết định chi thù lao hàng tháng từ 2,5 - 6 triệu đồng cho Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam thuộc Sở GD-ĐT TPHCM. Liên quan đến những thông tin rò rỉ trên mạng xã hội về việc NXB Giáo dục Việt Nam chi tiền làm SGK cho Sở GD-ĐT TP.HCM làm SGK, sáng...