Bụng dưới to ra liệu có phải là đang mang thai?
Bụng dưới em to ra, em xin hỏi bác sĩ liệu em mang thai không, em có quan hệ tình dục và chậm kinh cách đây một tháng.
Ảnh minh họa – Nguồn Internet
Chào bạn,
Sau quan hệ em bị chậm kinh 1 tháng thì trong thời gian đó tôi không biết là em có thử thai không, vì thời gian chậm kinh là khá lâu và trước đó em có quan hệ tình dục. Tôi cũng không biết là lần quan hệ đó em có sử dụng biện pháp tránh thai nào không? Sau lần quan hệ đó em và bạn trai có quan hệ thêm lần nào nữa không? Em có nói em bị châm kinh cách đây 1 tháng vậy hiện nay tình trạng của em như thế nào em có thấy hiện tượng ra máu, và khi em ra máu thì tính chất máu có giống máu kinh nguyệt không?
Thế này em nhé! Với tình trạng của em thì sẽ có hai trường hợp xẩy ra: Thứ nhất là việc chậm kinh đó có liên quan đến việc em có thai nhưng do em không thử thai nên em không biết là mình có thai và hiện tượng ra máu không phải là kinh nguyệt mà máu ra do dọa sảy thai. Thứ hai là em không có thai nhưng do quá lo lắng khiến kinh nguyệt bị gián đoạn, tuy nhiên kinh nguyệt đã trở lại sau đó 1 tháng.
Video đang HOT
Vì thế bây giờ cách nhanh nhất để xem em rơi vào trường hợp nào là em cần mua que thử thai về để thử. Nếu que thử lên 2 vạch có nghĩa là em đã có thai và em cần phải đi kiểm tra xem thai đã về tử cung hay chưa. Nếu que thử chỉ lên 1 vạch thôi thì em có thể yên tâm là em không có thai. Còn việc em cảm thấy bụng mình to lên chỉ là cảm giác do em lo lắng qúa nên bị ám thị thôi. Vì nếu có thai thì những thai dưới 12 tuần chưa thể vượt lên khỏi khớp mu nên chưa thể thấy bụng người mẹ to lên được.
Vậy em xem là mình rơi vào trường hợp nào để có hướng kiểm tra, nếu sau này em và bạn trai có quan hệ thì cả hai nên bàn bạc để sử dụng bao cao su hoặc dùng thuốc tránh thai hàng ngày để tránh những lo lắng không đáng có như lần này nhé.
Thân mến.
Theo Alobacsi
bệnh khi đi tiểu ra máu ở phụ nữ mang thai
Thời gian đầu của chu kỳ thai nghén, hàng loạt các triệu chứng bất thường của cơ thể khiến nhiều chị em lo lắng.
Trong số đó, chứng đi tiểu ra máu khi mang thai và băn khoăn tiểu ra máu trong thai kỳ có nguy hiểm không? được nhiều người quan tâm tìm hiểu nhất.
Hiện tượng đi tiểu ra máu khi mang thai
Trong thời gian mang thai, nhất là 4 tháng đầu, chị em rất dễ gặp phải hiện tượng đi tiểu ra máu khi mang thai, và có thể lặp lại nhiều lần. Một số trường hợp, chứng đi tiểu ra máu khi mang thai có thể thuyên giảm và được khắc phục sau 1- 2 ngày, tuy nhiên đây cũng có thể do các bệnh lý gây ra.
Nguyên nhân đi tiểu ra máu khi mang thai được nhận định có mối liên quan đến tác động của phôi thai đến quá trình hoạt động của hệ tiết niệu. Sự hình thành phôi thai và phát triển gia tăng kích thức tử cung làm chèn ép niệu đạo và bàng quang, có dẫn đến đến ứ đọng nước ở bàng quang, bàng quang không bao giờ trống rỗng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và phát triển gây viêm. Tùy từng mức độ nhiễm khuẩn, các triệu chứng tiểu ra máu có thể nặng nhẹ, kéo dài hoặc sớm được khắc phục.
Tiểu ra máu là bệnh gì?
Một vài các bệnh lý là nguyên nhân dẫn đến chứng đi tiểu ra máu thường gặp đó là:viêm đường tiết niệu như viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm thận và viêm bể thận. Khi không may mắc các căn bệnh này, nữ giới sẽ bị làm phiền rất nhiều, chứng tiểu ra máu kéo dài và không thể tự khỏi. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp không được phát hiện sớm, chỉ đến khi các triệu chứng trầm trọng nữ giới mới tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ và gây khó khăn cho việc điều trị.
Hiện nay có thuốc hepcinat - Thuốc điều trị viêm gan C rất hiệu quả, và thuốc vidatox - thuốc điều chế từ nọc bọ cạp xanh điều trị ung thư, cải thiện chất lượng sống.
Tiểu ra máu trong thai kỳ có sao không?
Phát hiện các triệu chứng bất thường, nhiều chị em băn khoăn đi tiểu ra máu khi mang thai có sao không? và cần được chữa trị như thế nào? Giải tỏa những băn khoăn này, chuyên gia khuyến cáo chị em, phát hiện bị đi tiểu ra máu khi mang thai chị em không nên quá lo lắng, dẫn đến nóng vội, và cách tốt nhất nên sớm tìm đến các cơ sở uy tín để được có các can thiệp kịp thời.
Chữa đi tiểu ra máu khi mang thai khá đơn giản, chủ yếu điều trị nội khoa, và kết hợp chặt chẽ giữa chăm sóc sức khỏe phụ khoa và sản khoa để sớm khắc phục các triệu chứng do đi tiểu ra máu gây ra, đồng thời bảo vệ sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Qua những chia sẻ giải đáp đi tiểu ra máu khi thai kỳ có nguy hiểm không? hi vọng sẽ giúp chị em có thể nắm bắt kỹ lưỡng hơn các dấu hiệu cảnh báo tình hình sức khỏe của bản thân, từ đó có lựa chọn chính xác thời điểm và địa chỉ để được thăm khám và có những can thiệp thích hợp.
Theo Kienthucgioitinh
Nhập viện vì quá vội "yêu" sau sinh? Tôi đã phải nhập viện khi quan hệ với chồng sau sinh con khoảng 1 tháng. Nay tôi sắp có con lần thứ hai, tôi rất sợ sự cố lại xảy ra... Bạn đọc Ng.T.A.Nh. (nữ, 30 tuổi, Bình Dương), hỏi: 2 năm trước sau khi sinh con (sinh thường) việc quan hệ vợ chồng của hai chúng tôi bắt đầu vô cùng...