Bụng dưới căng tức có phải có thai không?
Bụng dưới căng tức có phải có thai không là thắc mắc của rất nhiều chị em đang mong ngóng có con. Bụng dưới căng tức có thể là dấu hiệu có thai sớm, tuy nhiên cũng có thể là những dấu hiệu bệnh lý bất thường.
Theo các bác sĩ sản khoa, hiện tượng bụng dưới căng, tức bụng hay chướng bụng có thể là dấu hiệu có thai sớm. Tuy nhiên, hiện tượng tức bụng, chướng bụng đôi khi cũng là những dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm.
Bụng dưới căng tức có phải có thai không?
Theo các bác sĩ, hiện tượng bụng dưới căng tức có thể là dấu hiệu có thai. Nếu chị em đã quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp an toàn và đúng vào thời điểm dễ thụ thai nhất thì chỉ khoảng 10 ngày sau khả năng xuất hiện hiện tượng đau bụng dưới, tức tức nhẹ. Đó là dấu hiệu có thai sớm.
Khi trứng được thụ tinh và di chuyển vào cổ tử cung để làm tổ, trứng sẽ hình thành các chân giả và nhau thai để cấy vào thành tử cung là nguyên nhân chị em sẽ cảm thấy bụng dưới đau âm ỉ, căng tức nhẹ bụng dưới.
Hiện tượng căng tức khi mang thai sẽ tiếp diễn trong khoảng 2 tháng đầu của thai kỳ do cơ thể chưa hoàn toàn thích nghi được với thai đã hình thành và phát triển trong tử cung.
Bụng dưới căng có phải có thai không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố (Ảnh minh họa)
Bụng dưới căng kèm theo các dấu hiệu nào để biết có thai?
Video đang HOT
Ngoài hiện tượng bụng dưới căng thì các dấu hiệu có thai sớm như sau:
- Máu báo thai: Xuất hiện sau khi trứng đã được thụ tinh trong khoảng từ 7 – 14 ngày. Máu ra rất ít màu hồng hoặc nâu. Máu chỉ ra không quá 3 ngày.
- Chậm kinh: Khi trứng đã được thụ tinh thì chu kỳ sẽ không còn xuất hiện nữa, hiện tượng chậm kinh xuất hiện.
- Chuột rút, thường xuất hiện sau khi trứng được thụ tinh thành công trong khoảng 7 – 12 ngày.
- Các dấu hiệu khác như ốm nghén, táo bón, xì hơi, tâm trạng thay đổi thất thường….
Để chắc chắn có thai hay không chị em nên tới cơ sở y khoa để thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán chính xác nhất.
Căng tức bụng dưới có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm
Có rất nhiều trường hợp căng tức bụng dưới không phải là dấu hiệu có thai sớm. Nếu không phải có thai thì là dấu hiệu báo hiệu chu kỳ kinh sắp đến. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:
Bụng dưới căng tức có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm (Ảnh minh họa)
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Khi gặp phải bệnh này thì vùng bụng dưới sẽ đau tức và càng về sau càng buốt và nhói rất khó chịu.
- Bệnh sỏi thận: Căng tức bụng dưới kèm theo các cơn đau nhẹ dưới xương sườn là dấu hiệu của bệnh sỏi thận.
- Nhiễm trùng bàng quang: Khi đi tiểu cảm thấy khó, đau rát vùng kín và tức bụng dưới là dấu hiệu của nhiễm trùng bàng quang.
- Đau dạ dày: Nếu ăn uống không khoa học, đau dạ dày có thể gây nên các cơn đau âm ỉ hoặc quặn thắt vùng bụng dưới.
Khi có những biểu hiện căng tức bụng dưới và nghi ngờ bản thân có thai chị em nên thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán. Nếu không phải có thai thì hiện tượng này cũng báo hiệu những dấu hiệu bệnh lý cần chữa trị kịp thời.
Theo Giadinh.net
Dấu hiệu bất thường cảnh báo nguy hiểm từ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt được coi như sự phản ánh sức khỏe của người phụ nữ. Nó có thể thay đổi theo từng chu kỳ, trồi sụt tùy thuộc tình trạng sức khỏe, chị em cần theo dõi thường xuyên.
Chu kỳ kinh nguyệt được coi như sự phản ánh sức khỏe của người phụ nữ. Nó có thể thay đổi theo từng chu kỳ, trồi sụt tùy thuộc tình trạng sức khỏe chủ nhân nên chị em cần theo dõi thường xuyên, sớm nhận biết những dấu hiệu không bình thường từ chu kỳ kinh, tránh để lâu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe cơ thể.
Một chu kỳ bình thường kéo dài khoảng 28 - 32 ngày. Nhưng tùy theo cơ địa và sức khỏe của từng người, chu kỳ kinh có thể dao động từ 21 - 35 ngày. Trong chu kỳ bình thường, có khoảng 3 - 5 ngày chảy máu kinh, lượng máu kinh mất đi khoảng 80 - 200ml, màu đỏ đậm, không có mùi hôi. Kinh nguyệt rối loạn, rong kinh, mất kinh, máu kinh biến màu, có mùi hôi... đều là những dấu hiệu bất thường của kinh nguyệt, cảnh báo sức khỏe đang gặp nguy.
Rong kinh: nhiều chị em có kinh vài lần trong 1 tháng và họ thắc mắc không hiểu sao chu kỳ kinh của mình lại ngắn thế, vừa sạch kinh được hơn 1 tuần đã lại thấy tiếp. Đây thực chất là hiện tượng rong kinh. Rong kinh khiến người phụ nữ bị mất nhiều máu, dẫn đến thiếu máu, uể oải, mệt mỏi và báo hiệu tình trạng cơ quan sinh sản và hệ nội tiết có bất thường.
Vài tháng có kinh một lần: ngược lại với rong kinh là kinh thưa hoặc mất kinh. Có nhiều phụ nữ chu kỳ kinh dài từ hơn 35 ngày, có khi kéo dài vài tháng hoặc mất hẳn kinh nguyệt trong nhiều tháng. Mất kinh hoặc rong kinh đều có rối loạn nội tiết tố gây nên.
Máu kinh quá nhiều: Là biểu hiện của rối loạn nội tiết tố hoặc có bệnh ở cơ quan sinh dục. Chảy máu nhiều là tình trạng máu kinh ra nhiều ồ ạt thì đó là hiện tượng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ cần phải chú ý. Nguyên nhân khiến máu kinh nguyệt của bạn ra như "nước lũ" có thể là do suy giáp hoặc u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, polyp, ung thư hoặc u vùng chậu... Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ nếu thấy mình ra quá nhiều máu kèm theo mệt mỏi và những bất thường trong máu kinh, khí hư.
Máu kinh đỏ tươi, đông: Máu kinh chính là máu niêm mạc, bong ra từ niêm mạc tử cung nên có màu đỏ đậm, hơi nâu, có lẫn các mảnh vụn. Chính vì là máu niêm mạc nên máu kinh không đông. Nếu thấy máu kinh chảy ra đỏ tươi, đông lại như máu bình thường thì nên đi khám ngay.
Máu kinh hôi: Máu kinh có mùi hôi khó chịu là dấu hiệu cảnh báo viêm âm đạo, viêm nhiễm vùng kín, cần điều trị kịp thời.
Theo SKĐS
Dùng thuốc tránh thai hàng ngày bị chậm kinh có thai được không? Thuốc tránh thai hàng ngày có thể giúp bạn ngừa thai hiệu quả đến hơn 99%, song cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Vậy làm sao để bạn uống thuốc tránh thai hàng ngày an toàn nhất có thể? Ảnh minh họa - Nguồn Internet Cháu chào bác sĩ ạ: Cháu và bạn trai quan hệ có khi...