Bún Song Thằng An Thái Đặc sản xứ Dừa
Trai An Thái – gái An Vinh, đó là câu ca mà người dân xứ dừa dành cho những chàng trai cô gái vùng đất An Thái, An Vinh. Trai An Thái nổi tiếng giỏi võ, gái An Vinh nổi tiếng đảm đang. Không chỉ vậy, nơi đây còn được có nhiều món ăn đặc sắc, một trong những món đó là bún Song Thằng.
An Thái là một thị trấn của xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây vốn là một làng võ, có từ thời Tây Sơn. Ngoài nghề võ, An Thái còn là nơi buôn bán sầm uất, dân cư đông với nhiều món ăn đặc sản, bún song thằng cũng là một trong những món đặc sản của vùng.
Bún song thằng xào hay nấu canh cá đều ngon tuyệt
Vì sao lại gọi là bún song thằng? Theo lý giải của các bậc cao niên trong thị trấn thì “song” ở đây là đôi còn “thằng” là dây. Bún song thằng là bún đôi dây. Đây là cách gọi tượng hình bởi khi làm ra, bún có hình dáng như một cặp dây nên gọi vậy. Ngoài ra bún còn có một tên gọi khác là bún song thần, nhưng dù gọi theo cách nào đi chăng nữa thì bún song thành vẫn là một thứ bún ngon, đặc sản của người An Thái.
Bún ngon phải ở kinh nghiệm và bí quyết của người chế biến. Nguyên liệu chính của bún song thằng là bột đậu xanh, ngoài ra còn pha thêm bột huỳnh tinh (bột mỳ nhất) theo một tỉ lệ thích hợp. Đặc biệt, theo các nghệ nhân làm bún song thằng có kinh nghiệm thì nguyên liệu đạt chất lượng thôi chưa đủ, muốn bún được mềm và ngon thì khâu chọn nước để ngâm bột và xả bún mới quan trọng.
Nguyên liệu chính làm bún là bột đậu xanh
Nước dùng làm bún song thằng bắt buộc phải là nước sông Côn. Khi xuân đến, nước sông Côn lặng lẽ chảy, người dân An Thái lấy nước về để làm bún. Tuy cùng là nước sông Côn, cùng một công thức làm bún gia truyền nhưng bún bên tả ngạn luôn ngon hơn bên hữu ngạn. Đó là điều đặc biệt mà ngay cả các bậc cao niên An Thái cũng chưa giải thích được.
Bột cho vào máy ép hoặc làm thủ công cho ra sợi
Video đang HOT
Đậu xanh được ngâm nước, bóc vỏ rồi xay trên cối đá xanh, một thứ đã cứng không mòn. Bột xay xong tiếp tục ngâm nước trong ngày đêm để phần bột thô nổi lên trên mặt còn phần tinh túy nhất sẽ lắng đọng dưới. Bột thô cũng dùng để làm bún nhưng gọi là bún An Thái chứ không phải là bún song thằng. Bột đậu xanh ngâm xong, pha thêm một ít bột huỳnh tinh để bún thêm mềm, dịu. Bột đem “đăng” bỏ vào bao vải thô để bớt nước. Sau đó đưa bột vào khăn lượt – khăn bằng tơ tăm kết dính với mặt khuôn đồng để vắt. Người thợ vắt chặt khăn đẩy bột từ từ vào nồi nước sôi và đảo qua đảo lại để sợi bún thẳng không xoăn. Bún chín vớt đem xả lại bằng nước sông Côn. Bún xả xong đem phơi, vừa khô thì phân thành vỉ rồi bọc bằng lá chuối khô hay giấy bóng.
Bún thành phẩm cắt, cuôn hình số tám và đem phơi
Thoạt nhìn, bún song thằng An Thái cũng hao hao giống các loại bún khác, nhưng khi cho vào nước sôi thì bún song thằng chỉ mềm chứ không nhão như các loại bún khác. Bún khi xào thường ngâm bằng nước sôi trước. Khi thưởng thức, bún có độ giòn, không khô cứng, thoang thoảng mùi thơm, vị ngọt dịu. Dù bún xào hay bún nấu canh thì sợi bún luôn dầy sừng sực, rời nhau.
Ngày nay, bùn song thằng An Thái không chỉ được bày bán tại Bình Định mà tiếng thơm, sự nổi tiếng của loại bún này đã lan ra khắp nơi. Ngay cả thị trường lớn và khó tính như Sài Gòn, Cần Thơ, bún song thằng vẫn có chỗ đứng và được nhiều người ưa thích.
Bún đóng gói và đưa ra thị trường
Nếu có dịp về thăm An Thái, bạn hãy thưởng thức bún song thằng xào hay nấu cá rô đồng cùng rau ngót để cảm nhận hương vị của vùng đất và con người nơi đây.
Theo Tapchimonngon
Ngải cứu - Rau ăn, vị thuốc tốt
Ngải cứu là cây quen thuộc trong mỗi gia đình bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (Mông), co linh li (Thái)... Cây thường mọc hoang và cũng được trồng trong các gia đình. Ngải cứu là cây quen thuộc trong nhân dân bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Bộ phận dùng làm thuốc cành và lá ngải cứu. Có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô làm thuốc. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, an thai, đau bụng do lạnh, tăng cường sức khoẻ sau sinh...
Bài thuốc chữa bệnh sử dụng ngải cứu:
Chữa kinh nguyệt không đều:
8g ngải cứu khô, đem sắc với 250ml nước còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày, uống trước khi ăn trưa và tối. Hoặc ngải cứu, ích mẫu, hương phụ mỗi vị 8g.
Tất cả đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Uống khi thuốc còn ấm. Cả hai đơn thuốc trên nên uống trước kỳ kinh khoảng 1 tuần.
Chữa đau đầu:
Lá ngải cứu non, tươi 150g, trứng gà 2 quả. Cách làm: Lá ngải cứu rửa sạch để ráo thái nhỏ. Cho trứng vào đánh tan cùng với lá ngải cứu đã thái nhỏ, thêm gia vị đem rán với dầu ăn. Ngày làm 1 lần vào buổi sáng hoặc tối. Ăn khi còn nóng.
Dùng liên tục trong 7-10 ngày. Hoặc mỗi tháng nên ăn trong 10 ngày có công hiệu giúp lưu thông máu lên não. Bài thuốc này dễ làm và có hiệu quả tốt để trị chứng đau đầu.
Trị chứng đau bụng do lạnh:
Ngải cứu tươi 100g, thịt thăn lợn 100g. Cách làm: Ngải cứu rửa sạch, thịt nạc lợn băm nhỏ, xào qua, cho gia vị vừa đủ, cho khoảng 1 bát nước, đun sôi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi khoảng 5 phút bắc ra ăn ngay hoặc có thể dùng làm canh ăn với cơm. Dùng liên tục trong 2 ngày. Hoặc lá ngải cứu tươi 70g, hơ nóng chườm bụng. Ngày làm 2-3 lần.
Chữa đau lưng do gai cột sống: Ngải cứu tươi 250g, dấm gạo 150ml, miếng vải mỏng, mềm. Ngải cứu rửa sạch, giã nát. Dấm đun cho nóng. Dùng mảnh vải gói ngải cứu giã nát trộn với dấm đã đun nóng đem xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa, nên hâm nóng thuốc thường xuyên.
Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình điều trị trong 15 ngày. Và thực hiện liên tục từ 3 - 5 tháng.
An thai: Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, 50g lá ngải cứu tươi, rửa sạch, giã nát chắt lấy nước uống, nên cho ít đường dễ uống. Ngày uống 1 lần sau khi ăn sáng.
Giúp tăng cường sức khoẻ cho phụ nữ sau sinh: Ngải cứu tươi 200g, táo đỏ, ý dĩ, câu kỷ tử, hạt sen, tam thất, mỗi vị 10g, gà ri 1 con. Cách làm: Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong bụng gà, cho gà vào nồi, đổ xâm xấp nước, cho gia vị vừa đủ, đun cho đến khi gà mềm nhừ.
Nên ăn nóng. Một tuần ăn 1 lần. Bài thuốc này giúp cơ thể khoẻ mạnh, xương cốt dẻo dai.
Theo SKĐS
Ngải cứu - Rau ăn, vị thuốc Ngải cứu là cây quen thuộc trong mỗi gia đình bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (Mông), co linh li (Thái)... Cây thường mọc hoang và cũng được trồng trong các gia đình. Ngải cứu là cây quen thuộc...