Bún mực lạ miệng ở vùng đất “hoa vàng, cỏ xanh”
Hương thơm ngọt ngào của mực ống tươi kết hợp với sợi bún mềm mượt, thơm mùi gạo với thứ nước dùng ngọt đậm đà khiến bạn không thể nào quên được món bún mực nổi tiếng ở vùng đất “hoa vàng, cỏ xanh” – Phú Yên.
Du khách đến Khánh Hoà chắc không thể quên được tô bún mực Vạn Ninh với thứ nước dùng có chút vị ngọt thì sẽ thấy lạ miệng khi thưởng thức bún mực ở Phú Yên với thứ nước dùng có vị chua nhẹ, thanh thanh. Bún mực là món ăn bình dân, được bày bán rất sẵn tại các hàng quán hải sản của Phú Yên từ tiệm trên phố cho tới những gian hàng sát bờ biển. Bạn sẽ rất dễ dàng để thưởng thức hương vị bình dị của món ăn đậm vị biển này.
Tô bún mực được chế biến không cầu kỳ mà nó giản dị và mộc mạc như chính vẻ đẹp của con người và cảnh vật Phú Yên, gồm những cọng bún trắng phau, nước dùng trong vắt cũng kết hợp tuyệt vời với những con mực cơm tươi giòn, ngọt. Dù đơn giản, mộc mạc nhưng lại cực kỳ thơm ngon, để rồi sau ấy lúc đã thưởng thức món ăn này các bạn sẽ nhớ mãi.
Chế biến bún mực không quá cầu kì tuy nhiên nó đòi hỏi sự tận tường và coi sóc cho món ăn của người nấu. Nguyên liệu để nấu lên món bún mực Phú Yên bao gồm: mực trứng, bún, cà chua, dứa, hành lá, hành củ, giá đỗ, những kiểu rau thơm. Mực để nấu bún là hình thức mực ống nhỏ chỉ vừa bằng ngón tay cái. Mực được chọn kĩ càng các con mực tươi ngon nhất, rửa sạch.
Công đoạn thứ nhất lúc khiến cho món bún mực đói chính là nấu nước dùng. Cà chua thái lát nhỏ, dứa cũng như hành tươi được xào qua và nấu trên bếp. Cà chua rửa sạch, bổ thành những múi. Dứa sau lúc được gọt vỏ, cắt bỏ mắt cẩn thận thì cũng cắt thành các miếng vừa ăn. Dứa này sẽ được dùng để tạo vị chua ngọt đặc biệt cho món bún. Hành lá, rau thơm rửa sạch, nêm nếm gia vị cho vừa đủ độ ngọt của nước sử dụng.
Tiếp đó cho mực ống đã được chuẩn bị trước cho vào nồi. Đun tiếp cho tới khi mực chín. Mực chín sẽ mang màu tím nhạt, cực kỳ giòn và ngọt. Màu nước dùng đẹp mắt, ấn tượng cho khách du lịch từ cái nhìn đầu tiên.
Bún mực được dọn lên cho thực khách với vị mực giòn ngọt, nước dùng trong thơm mùi dứa và đẹp màu cà chua hồng đỏ, hấp dẫn.
Theo danviet.vn
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt "đồ sộ" và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết
Xét riêng về các món ăn dạng sợi, Việt Nam là một trong những nước có nhiều "chủng loại" nhất đấy.
Nếu phải kể về các món sợi của Việt Nam thì e rằng kể đến ngày mai cũng chưa chắc hết. Từ nguyên liệu, hình dáng, màu sắc, hương vị và kết cấu, Việt Nam có không biết bao nhiêu những món sợi khác nhau. Thậm chí, cùng là một loại nhưng ở làng xã khác lại có vị khác, ở vùng khác lại mang đặc trưng khác.
Nói không ngoa, Việt Nam có lẽ là một trong số những quốc gia có nhiều món ăn dạng sợi nhất, ai thấy không tin thì hãy cho họ xem ngay danh sách sau đây nhé!
Phở
Video đang HOT
Món sợi nổi tiếng nhất phải nhắc đến chắc chắn là phở rồi. Hình ảnh bánh phở trắng, mềm mại, dai dai làm từ bột gạo đã tạo nên thương hiệu món ăn Việt độc nhất vô nhị mà toàn thế giới biết đến. Phở có mặt xuyên suốt chiều dài dải đất hình chữ S với nhiều phiên bản vùng miền, từ hàng vỉa hè đến nhà hàng lớn. Phở nằm trong danh sách nhất-định-phải-thử đối với bất kì du khách nào đến Việt Nam lần đầu.
Thậm chí, chỉ mỗi món phở cũng sinh ra biết bao phiên bản độc đáo từ phở bò, phở gà đến phở xào, phở cuốn...
Miến
Miến là thực phẩm dạng sợi khô, được làm từ bột gạo, bột dong, bột đậu xanh hoặc bột sắn. Việt Nam ta có nhiều chủng loại miến nhưng hẳn nhiều người từng nghe tới món miến dong trứ danh. Sợi miến làm từ bột dong thường dai, trong và đặc biệt là ít trương, nở khi ăn. Miến có tính ứng dụng cao và được người Việt Nam tận dụng để chế tạo ra nhiều phiên bản khác nhau như miến ngan, miến cua, miến lươn, miến xào... đôi khi cũng được làm nhân của các loại nem rán.
Hủ tiếu
Hủ tiếu tuy không có xuất xứ từ Việt Nam (nhiều nguồn cho rằng có nguồn gốc từ người Trung Quốc), nhưng có một điều không thể tranh cãi: hủ tiếu sau khi du nhập về Việt Nam có những phiên bản mang nét đặc trưng không lẫn vào đâu được. Nhất là hủ tiếu ở các vùng miền Tây sông nước như hủ tiếu Mỹ Tho, Sa Đéc...
Món hủ tiếu miền Tây sông nước làm mê mẩn đầu bếp Gordon Ramsay.
Bằng chứng là món hủ tiếu trên chợ nổi Cái Răng đã từng được đầu bếp nổi tiếng Gordon Ramsay đánh giá cao đến mức đưa lên làm "đề bài" trong chương trình Master Chef. Hương vị hủ tiếu Việt Nam đặc trưng đến mức nhiều thí sinh đã gặp khó khăn trong việc tái tạo lại, nhiều người còn thú nhận rằng họ không biết phải bắt đầu từ đâu.
Bún
À, bún, một từ thân thương đối với mọi người con đất Việt. Chẳng kém với phở, bún nổi tiếng và có mặt ở khắp nơi trên đất nước, thậm chí còn "xôm" hơn với nhiều phiên bản độc đáo và nổi tiếng. Về cơ bản, người ta thường quen thuộc với món bún có sợi tròn, mềm, được dùng trong các món như bún riêu, bún cá, bún ốc... bên cạnh đó, còn có các phiên bản bún trộn phổ biến như bún thịt xào, bún thịt nướng... hoặc các món bún khô như bún đậu mắm tôm.
Các loại bún khác nhau theo từng vùng, nổi tiếng có bún Mạch Tràng hơn 2000 năm tuổi từng được dùng để tiến vua An Dương Vương, hoặc món bún bò Huế với sợi to hơn bún bình thường.
Mì
Mì Quảng (trái) và cao lầu (phải).
Mì không phải là món duy nhất ở Việt Nam mới có, nhất là các món mì trứng, mì ăn liền... tuy nhiên Việt Nam cũng có những phiên bản mì độc đáo, ví dụ như mì Quảng và cao lầu. Mì Quảng được làm bằng bột gạo xay mịn và tráng thành từng miếng bánh mỏng, trong khi cao lầu được cho là có cấu tạo gần giống với mì udon của Nhật Bản. Có lẽ chính vì thế mà nhiều người thường xếp cao lầu như một loại mì, tuy nhiên người dân ở Hội An (nơi xuất xứ của cao lầu) thường gọi những sợi này là "bánh" chứ không gọi là mì. Bánh cao lầu có điểm độc đáo là được ngâm chung với tro. Bánh cao lầu truyền thống xưa còn nhất định phải được ngâm với tro đốt từ cây ở Cù Lao Chàm mới gọi là "đúng vị".
Bánh canh
Thật khó để định nghĩa bánh canh, khi mà sợi bánh có thể được làm từ đủ loại nguyên liệu như bột gạo, bột năng, bột mì, bột sắn hoặc sự pha trộn giữa các loại bột trên theo nhiều tỷ lệ khác nhau. Có nhiều kiểu ăn bánh canh như bánh canh giò heo, bánh canh cá lóc, bánh canh tôm thịt... Một số nơi ăn bánh canh chung với nui, các tỉnh miền Nam lại có món bánh canh cốt dừa rất đặc biệt.
Bánh đa
Nhắc đến bánh đa, có lẽ chính người Việt cũng sẽ hơi "mông lung" do cái tên này dùng để chỉ cả một loại bánh tráng nướng giòn, có mè đen và một loại bánh sợi màu nâu được cán mỏng, ăn cùng nước dùng có riêu cua ở Hải Phòng. Bánh đa cua Hải Phòng là một món dạng sợi rất nổi tiếng và là đặc sản được du khách "săn lùng".
Bánh tằm
Thoạt nhìn, bánh tằm trông có vẻ giống với bánh canh nhưng thực ra lại rất khác đấy. Bánh tằm làm từ bột gạo tẻ, có hình dạng trắng và hơi ngắn, giống như con tằm nên được gọi là bánh tằm. Bánh tằm là món ăn có xuất xứ ở miền Nam Việt Nam, thường ăn cùng với bì lợn, thính gạo, rau củ, nước cốt dừa và nước mắm chua ngọt.
Bánh hỏi
Bánh hỏi là một món bánh vô cùng đặc biệt của Việt Nam, với sợi mỏng và nhỏ đến mức không thể tách rời mà phải đan thành miếng. Mỗi sợi bánh hỏi có khi chỉ nhỏ bằng đường kính một chiếc kim. Bánh hỏi thường được ăn cùng với thịt heo quay, mỡ hành và nước mắm chua ngọt. Đây là một món ăn miền Nam phổ biến, thường xuất hiện trong những dịp cưới hỏi.
Tạm kết:
Kể ra "sương sương" như vậy, nhưng chắc chắn một điều là chúng mình vẫn đã bỏ sót không ít những cái tên ở vùng miền, khu vực khác nhau. Tuy nhiên chính điều "khó kể hết" như vậy mới thể hiện được sự phong phú, "đồ sộ" của các món ăn làm từ sợi ở Việt Nam. Bạn đọc nào thấy chúng mình kể sót món nào thì đừng ngại bổ sung nhé!
Theo TTVN
Vịt nấu măng ngon đúng điệu đậm đà ai cũng khen Vịt nấu măng ăn ngon vị ngọt thanh mát, thịt vịt mềm thơm không hôi, măng ăn giòn ngon mà không bị chua. Bí quyết nấu rất đơn giản qua vài bước dưới đây là bạn sẽ thành công. Chuẩn bị nguyên liệu - Thịt vịt 01kg - Măng tươi 500g - Hành khô, hành tươi, ngò gai, chanh, sả - Muối, hạt...