Bùn dưới hồ Gươm chứa kim loại nặng và khí độc
Môi trường nước hồ Gươm đang bị ô nhiễm nặng, chất lượng nước hồ ngày một suy giảm, trong số 51 loài vi tảo thì có gần 90% là tảo lam độc hại.
Ngày 13.5, Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học về đảm bảo môi trường sống của rùa hồ Gươm với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước.
Bùn dưới hồ chứa kim loại nặng và khí độc
Tại cuộc hội thảo, nhiều ý kiến của các nhà khoa học đều khẳng định môi trường nước hồ Gươm đang bị ô nhiễm nặng, chất lượng nước hồ ngày một suy giảm, trong số 51 loài vi tảo thì có gần 90% là tảo lam độc hại.
Đáng chú ý, sự xuất hiện thường xuyên và dày đặc của các loại tảo mà chủ yếu là tảo lam độc thuộc chi Mycrocystis đã tạo nên đặc điểm nổi bật của hồ Gươm: độ pH luôn ở mức cao 9,4 – 10,5 (số liệu quan trắc 2009-2010), hồ bị phì dưỡng cao, hàm lượng các chất dinh dưỡng (NH4, TN, TP, COD) và các chất hữu cơ trong bùn rất cao.
Video đang HOT
Dọn vệ sinh khu vực hồ Gươm – Ảnh: Ngọc Thắng
Bên cạnh đó, nước thải và bùn đất do mưa cuốn vào hồ đã làm lớp bùn lắng của đáy hồ ngày một dày (từ 1,3-1,86m). Sự tồn tại của lớp trầm tích lâu năm này đang gây ảnh hưởng tới môi trường sống của những sinh vật dưới hồ do chứa nhiều kim loại nặng và khí độc. Không những thế, lớp bùn sa lắng còn cản trở việc lưu thông nước hồ với các nguồn nước ngầm khiến mực nước hồ ngày một cạn.
Theo một số nhà khoa học, các yếu tố môi trường tác động càng làm cho mật độ thực vật phù du có xu hướng tăng dần kéo theo hàm lượng ô-xy hòa tan giảm đột ngột vào từng thời điểm khác nhau, ảnh hưởng đến sự tồn tại của nhiều loài động, thực vật trong hồ. Số lượng cá trong hồ đang ngày một giảm và có khả năng không cung cấp đủ thức ăn cho rùa hồ Gươm.
Chính vì vậy, cải tạo hồ là việc làm cần thiết để bảo vệ hệ sinh thái, trong đó có loài rùa quý trước nguy cơ bị hủy diệt bởi sự ô nhiễm và sa lắng bùn. Thạc sĩ Kim Văn Vạn đề nghị thả một số loài cá vào hồ Gươm để cung cấp thức ăn cho rùa, trong đó 60% là cá trôi (thức ăn khoái khẩu của rùa trong bể chăm sóc), 20% cá mè trắng, 10% cá chép…
Theo Thanh niên
Gắn chip theo dõi: Cụ rùa thành tù binh?
"Cụ Rùa đâu phải tù binh mà gắn chip theo dõi, cứ để tự nhiên. Bao người vây bắt bằng lưới còn không làm được gì nữa là kẻ xấu".
Tình trạng sức khoẻ Rùa hồ Gươm đang bình phục tốt. Những vết thương tuy vẫn còn phải bôi thuốc nhưng đã lành trở lại - PGS.TS Hà Đình Đức chiều 12-5 cho PV biết.
Dự kiến khi xét nghiệm, nếu nước hồ Gươm đủ tiêu chuẩn sạch sẽ thả cụ Rùa xuống môi trường cũ. Trước đó, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã đề xuất gắn chip vào thân cụ Rùa để tiện cho việc theo dõi.
Cụ Rùa được bôi thuốc chữa các vết lở loét trên người. Ảnh: PGS.TS Hà Đình Đức
Tình trạng sức khỏe hiện nay của cụ Rùa đang bình phục tốt. Ảnh: PGS.TS Hà Đình Đức
Tuy nhiên, một thành viên Hội đồng chữa trị Rùa Hồ Gươm nhận xét: "Ban đầu tôi cũng nghĩ vậy. Nhưng bây giờ tôi đã đổi ý. Cụ rùa không phải tù binh mà gắn chip theo dõi, cứ để tự nhiên. Bao người vây bắt bằng lưới còn không làm được gì nữa là kẻ xấu".
Nhà sinh vật học này còn cho rằng, nếu để cụ Rùa tự nhiên, khi nào cụ nổi lên mới bất ngờ, thú vị, báo hiệu những thời khắc thiêng liêng...
Trước khi thả xuống hồ, cụ Rùa cần được tập luyện để "xa dần" môi trường con người nuôi dưỡng và quen với môi trường hoang dã, phải tự đi tìm thức ăn - TS Nguyễn Viết Vĩnh, chuyên gia thủy sản đã đề xuất như vậy.
Nhưng PGS.TS Hà Đình Đức khẳng định không cần phải làm quen như thế, vì cụ Rùa tuy hiền nhưng rất minh mẫn, tinh anh, có sức khỏe tốt, không dễ bị kẻ nào hãm hại.
Các chuyên gia đã tính đến chuyện thả cá xuống hồ để tạo nguồn thức ăn và làm sạch môi trường nước. Theo PGS.TS Hà Đình Đức, cụ Rùa không phải ngày nào cũng ăn mà có thể ăn một lần là đủ cả tuần, thậm chí có tháng nhịn đói cũng không sao.
Hiện nay, bể nuôi dưỡng cụ Rùa được gắn mái che bảo vệ khỏi nắng nóng. Dự kiến hôm nay (13-5), các nhà khoa học sẽ tiếp tục hội thảo để xác định phương án đưa cụ Rùa về thiên nhiên và bảo vệ "linh vật hồ Gươm" này.
Theo VTC News
Hai tuần nữa phải để cụ Rùa "xuất viện" "Chậm nhất là 2 tuần nữa, phải đưa cụ Rùa xuống môi trường cũ, có bùn đặc trưng, phù hợp với điều kiện sống của Rùa hồ Gươm để đảm bảo sức khỏe của cụ" - TS Bùi Quang Tề, tổ trưởng tổ chẩn đoán và chữa trị Rùa hồ Gươm nói. Theo TS Bùi Quang Tề, hiện tại, sức khỏe cụ Rùa...