Bún dù ngon tới mấy nhưng những người này tuyệt đối không nên ăn kẻo đi viện sớm
Bún là loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, nếu thường xuyên ăn bún có thể âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể do chất lượng bún không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cảnh giác với loại bún chứa chất độc hại
Thông thường bún được làm bằng gạo nguyên chất sẽ có màu trắng đục nhưng đôi khi bạn có thể bắt gặp những sợi bún rất trắng và trong rất bắt mắt.
Để tạo ra màu trắng này, người sản xuất bún đã thêm vào hóa chất tinopal (hay còn gọi là huỳnh quang) vừa giúp làm trắng bún vừa giúp bún để lâu khó thiu và không bị khô cứng. Ngoài ra, hàn the cũng được phát hiện thêm vào bún để tạo độ giòn, dai và không bết dính cho bún.
Theo tìm hiểu, huỳnh quang là chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy vì có màu óng ánh, đẹp. Nếu dùng trong bún sẽ tạo độ bóng trên bề mặt sợi bún, làm cho sợi bún trông ngon mắt hơn rất nhiều.
Còn về hàn the là hóa chất không nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm. Nếu sử dụng thực phẩm có chứa hàn the thường xuyên hay với liều lượng lớn có thể gây ngộ độc cấp, lâu dần tích tụ gây ngộ độc gan, thận rất nguy hiểm cho sức khỏe. Trẻ ăn các thực phẩm có hàn the sẽ chậm phát triển, ảnh hưởng đến gan, thận,..
Do đó khi ăn bún nên tránh xa những loại này, lựa chọn những nơi bán hàng uy tín, chất lượng tốt.
Những người nên tránh xa món bún
Video đang HOT
1. Người bị dạ dày, đại tràng
Bún là nhóm thức ăn không thích hợp với những người có bệnh ở đường tiêu hóa. Nguyên do là vì bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng một ngày để bột nở ra. Trong thời gian này sẽ có quá trình lên men của tinh bột, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày. Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng nên hạn chế ăn.
2. Không tốt cho trẻ nhỏ
Bún là món ăn nhanh, dễ chế biến nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, một số người sản xuất bún thường cho hóa chất trong quá trình chế biến. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên ăn phải loại bún không đảm bảo chất lượng này sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ. Vì vậy, tốt nhất không nên cho trẻ ăn bún quá sớm, hoặc hạn chế món này với trẻ.
3. Người bị ốm, sốt
Người bị ốm, sốt nên ăn những món ăn nhẹ như cháo đỗ xanh, cháo thịt, hoặc súp để giảm gánh nặng cho đường tiêu hoá. Nên hạn chế ăn bún vì lúc này có thể đang yếu, ăn bún vào rất dễ bị lạnh bụng, khó tiêu và đi ngoài.
4. Phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng được khuyên không nên ăn bún, bởi bún được làm từ gạo ngâm nở chua và các hóa chất đi kèm được người sản xuất sử dụng để chế biến sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá của cơ thể người mẹ và bé.
Cách nhận biết bún sạch và bún “bẩn”
Bún sạch, bún an toàn
Những sợi bún sạch sẽ hơi nát, có màu trắng đục hoặc tối màu và dễ đứt gãy. Ngoài ra, chạm tay vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn. Đặc biệt, mùi của bún sạch mang vị chua hoàn toàn tự nhiên của gạo ngâm, không quá nặng mùi và khi ăn sẽ nồng lên hương thơm của bột gạo. Bún sạch để trong thời gian dài hoặc qua ngày sẽ dễ gây chua và ôi thiu.
Bún chứa hàn the, hóa chất độc hại có màu trắng trong, sáng và sợi bún bóng mẩy, dai, khó đứt gãy. Chạm vào không có cảm giác nhuyễn, dính của bột gạo. “Nhai bún nhiễm hóa chất trong miệng không hề kích thích tuyến bọt tiết ra mùi vị. Khi đưa ra ánh sáng mặt trời, sợi bún thường trắng óng ánh. Thậm chí, bún để cả ngày với nhiệt độ cao vẫn không hề có mùi chua, thiu. Những sợi bún đó, sẽ chuyển sang màu xanh và khô cứng.
Bún cay, món lạ đất Sài Gòn
Không phải là món ăn phổ biến ở Sài Gòn, nhưng món bún với vị cay đặc trưng sẽ làm thực khách nhớ mãi khi đã thưởng thức.
Ở Sài Gòn, bạn có thể kể ra không dưới 30 loại bún với các phong cách và hương vị khác nhau. Nổi tiếng như bún bò Huế, bún mắm..., tinh tế thì có bún thang, bún cá rô đồng..., dân dã, bình dị như bún riêu, bún nước lèo... Từ sáng đến chiều tối, ở bất kỳ con phố nào, bạn đều có thể thưởng thức món bún.
Nước dùng hơi đục và có vị cay làm nên nét riêng biệt cho món bún bình dị này. Ảnh: T.P.
Khác hoàn toàn với các loại bún trên, bún cay xuất hiện ở Sài Gòn khoảng 2 năm trở lại đây. Không ồn ào, món bún âm thầm chinh phục vị giác của người Sài Gòn bằng chính hương vị độc đáo nhưng không kém phần thơm ngon của nó.
Thoạt nhìn qua bát bún, nhiều người sẽ cảm thấy thất vọng khi thành phần không có gì đặc biệt, như tôm tươi, thịt bò, chả, cùng nước dùng... Tuy vậy, chỉ khi húp thử một thìa nước dùng, thực khách sẽ bị chinh phục bởi cái vị đậm đà và cay xé lưỡi của món ăn này.
Bún cay được chế biến khá đơn giản với nhiều ớt và hành lá. Ảnh: T.P.
Món ăn này có cách chế biến rất đơn giản, thịt bò được thái lát mỏng hoặc bằm nhỏ, tôm giã hơi dập. Khi có khách ăn, chủ quán sẽ cho hai thành phần đó vào bát, thêm một ít nước mắm, đường, một thìa muối ớt cùng hành lá thái nhỏ. Nước dùng nấu sôi được chan vào bát, đánh đều để các thành phần chín tái. Cuối cùng là cho bún đã chần qua nước sôi vào, thêm đôi ba lát chả là đã có một bát bún hoàn hảo, nóng hổi mang ra cho thực khách.
Bạn có thể gọi thêm trứng gà luộc hồng đào khi ăn món này. Ảnh: T.P.
Cái làm nên sự khác biệt cho món bún bình dị này chính là vị cay của nước dùng. Vị cay còn giúp làm mất đi vị tanh do các nguyên liệu ăn kèm chỉ được làm chín tái. Một điểm đặc biệt nữa là hương vị đậm đà, cay nồng nên dù không ăn kèm với rau sống thì món ăn cũng không làm thực khách cảm thấy ngấy. Điểm trừ của món ăn này chính là quá cay, nhiều muối, nên sẽ không thích hợp với những người không ăn được cay hoặc người bị huyết áp.
Trong thời tiết mưa gió của Sài Gòn như hiện nay, bún cay là món ăn giữa bữa ngon miệng mà bạn có thể thưởng thức cùng bạn bè.
10 món bún ngon đất Bắc giữa Sài Gòn Bún thang tinh tế; bún chả thơm ngon hay bún bung thanh mát... là những món ngon có nguồn gốc miền Bắc được bán nhiều ở thành phố phương nam. 1. Bún chả Trong các món bún ở miền Bắc, bún chả là món ăn được bán nhiều nhất ở Sài Gòn. Các thành phần của món ăn này như chả, thịt nướng,...