Bún dù ngon tới mấy nhưng 4 nhóm người sau không nên động đũa, kẻo có ngày nhập viện
Bún không phải là thực phẩm độc hại. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất người làm bún có thể cho thêm hàn the, chất tẩy trắng. Các chất này gây hại đến sức khỏe người ăn.
Người bị đau dạ dày, đại tràng không nên ăn bún
Những người bị bệnh đường tiêu hóa không nên ăn bún. Nguyên nhân là do bún làm từ gạo ngâm với nước trong một thời gian dài. Khi đó, quá trình lên men tinh bột sẽ xảy ra. Người bị bệnh đường tiêu hóa ăn bún dễ gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày.
Người bị ốm, sốt không nên ăn bún
Những người bị ốm sốt nên tránh ăn bún vì nó có thể gây ra tình trạng lạnh bụng, khó tiêu, đi ngoài.
Trong khi đang ốm, sốt, tốt nhất nên ăn các món nhẹ, dạng lỏng như cháo, súp.
Video đang HOT
Phụ nữ sau sinh nên hạn chế ăn bún
Các chuyên gia không khuyến khích phụ nữ sau sinh ăn bún. Nguyên nhân là do bún được tạo ra từ gạo ngâm nở chua và có thể kèm một số hóa chất đi kèm có thể làm ảnh hưởng đến tiêu hóa của mẹ và bé.
Trẻ nhỏ không nên ăn bún thường xuyên
Cha mẹ thường cho con ăn bún vì đây là món dễ ăn, ăn nhanh. Tuy nhiên như đã nói ở trên, bún có thể chứa hóa chất do quá trình chế biến. Nếu trẻ nhỏ ăn quá thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Mẹ không nên cho các bé ăn bún quá sớm và hạn chế món ăn này đối với trẻ.
Cách bảo vệ bộ máy tiêu hóa trong mùa cao điểm
Đầu xuân là thời điểm các bệnh lý tiêu hóa hoành hành, cản bước bạn khởi động năm mới dồi dào năng lượng. Lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia để chăm sóc tốt nhất hệ tiêu hóa, ngăn chặn nguy cơ bệnh dạ dày đại tràng.
Các triệu chứng bệnh tiêu hóa mùa xuân tăng cao
Nghiên cứu chỉ ra rằng: Vào mùa xuân, các bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp và đường tiêu hóa như: sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng, cúm mùa, tiêu chảy, vi khuẩn HP,... thường bùng phát mạnh mẽ. Nguyên nhân lớn nhất là do vi khuẩn vi rút gây bệnh có thể dễ dàng sinh sôi, tồn tại trong điều kiện thời tiết mùa đông xuân.
Thời gian này, các biểu hiện tiêu hóa bất thường bao gồm: đau bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, rối loạn đại tiện,... cũng có xu hướng gia tăng. Nhiều người cho rằng đây là "tàn dư" sau một kỳ nghỉ Tết ăn uống thả ga. Nhưng cũng không ít người lo lắng không rõ mình có đang mắc bệnh lý nào hay không.
Các tình trạng như: đau bụng, đầy hơi, khó tiêu,... tăng mạnh thời điểm sau nghỉ Tết
Về vấn đề này, Bác sĩ Chuyên khoa II, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Hằng - Chuyên khoa tiêu hóa Hệ thống y tế Thu Cúc TCI cho biết: " Có nhiều lý do dẫn đến việc các triệu chứng bệnh tiêu hóa tăng cao đột biến vào mùa xuân. Đầu tiên, những ngày Tết với chế độ ăn uống sinh hoạt thất thường dễ khiến các bệnh mãn tính như viêm đại tràng viêm dạ dày tái phát. Cũng trong những ngày này, việc ăn uống vô độ dẫn đến hệ tiêu hóa quá tải, hệ lụy là tình trạng đau bụng, đầy hơi khó tiêu, táo bón. Ngoài ra mùa xuân là mùa của lễ hội, vấn đề an toàn thực phẩm khó kiểm soát dễ gây ra ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, nôn mửa. Tuy nhiên, bên cạnh những lý do kể trên cũng không loại trừ khả năng các bệnh tiến triển âm thầm như polyp, ung thư,... là nguyên nhân khiến sức khỏe tiêu hóa của bạn đang có diễn biến bất thường ".
Bí quyết bảo vệ hệ tiêu hóa đầu xuân
Các triệu chứng tiêu hóa làm suy giảm chất lượng sống và trở thành rào cản ngăn người bệnh quay lại nhịp sinh hoạt bình thường. Chúng còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý dạ dày đại tràng nguy hiểm. Dưới đây là những khuyến cáo từ chuyên gia giúp bạn chủ động ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh cũng như phát hiện, điều trị kịp thời để sớm khôi phục lại hệ tiêu hóa.
Chủ động thăm khám tiêu hóa
Nhiều người cho rằng: Đầu năm nên kiêng đi khám bệnh để tránh xui xẻo. Thực tế đây là một quan niệm sai lầm, không có căn cứ. Chị T.M (30 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: " Trước đây mình cũng tín lắm nên sau Tết dù đau bụng âm ỉ, đi ngoài phân lỏng nhưng vẫn không đi khám. Chỉ đến khi cơn đau quá dữ dội không chịu nổi nữa mới đi viện. Kết quả bác sĩ chẩn đoán mình bị viêm loét dạ dày, nếu cứ cố "kiêng khám" thì có thể biến chứng xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày rất nguy hiểm. Từ đó mình đã thay đổi hẳn suy nghĩ về việc khám bệnh đầu năm. "
Chần chừ chậm trễ trong thăm khám đi đôi với những hậu quả, rủi ro bệnh tật rất cao cho chính bạn. Theo chuyên gia, bạn nên khám tiêu hóa định kỳ kể cả chưa có biểu hiện bệnh. Vì các bệnh lý dạ dày đại tràng thường tiến triển âm thầm, khi đã biểu hiện ra bên ngoài thì rất có thể bệnh đã trở nặng điều trị khó khăn. Ngoài việc thăm khám trực tiếp với bác sĩ, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác.
Nội soi là phương pháp tốt nhất chẩn đoán các bệnh về dạ dày đại tràng
Tuân thủ phác đồ điều trị
Sau khi đã có kết luận bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ hoặc tiến hành các thủ thuật can thiệp y khoa để xử lý tổn thương bệnh lý. Trong trường hợp được chỉ định điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc cũng như bỏ giữa chừng. Tại Thu Cúc, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị đặc hiệu dựa trên tình trạng, tiền sử bệnh, thể trạng của từng người để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Thanh lọc hệ tiêu hóa sau Tết
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để giảm áp lực hệ tiêu hóa. Hạn chế ăn các món chiên rán nhiều dầu mỡ, tích cực ăn các món dễ tiêu bao gồm: sữa chua, rau củ quả hầm, hạt chia,... Không vận động mạnh ngay sau khi dùng bữa. Các chất kích thích như rượu bia thuốc lá cũng là tác nhân gây bệnh tiêu hóa cần tránh. Tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Dấu hiệu cảnh báo đại tràng của bạn có vấn đề Thường xuyên đau bụng dưới, táo bón, tiêu chảy nhiều là những dấu hiệu cảnh báo bệnh đại tràng. Đau bụng: Đau bụng có thể xảy ra khi bạn ăn hoặc uống một thứ gì không đảm bảo vệ sinh. Nhưng nếu thường xuyên thấy đau bụng dưới thì có thể bạn đang mắc một số bệnh về viêm ruột như đại tràng,...