Bún đậu Nghĩa Tân – nức lòng người Hà Nội
Khu vực Nghĩa Tân, nơi nổi tiếng bởi nhiều quán ăn ngon và hiếm nơi món bún đậu cổ truyền của người Hà Nội lại được chế biến ở mức tinh tế như vậy.
Chả cốm ở đây được chế biến rất tinh tế có vị ngọt thanh, khi nhai thì bên ngoài giòn rụm bên trong thì dẻo quện, nuốt vào có vị bùi, vị thơm của cốm làng Vòng khiến thực khách ăn xong còn nhớ mãi.
Theo thông tin truyền miệng, chúng tôi tìm tới địa chỉ 104 C3 tại khu vực Nghĩa Tân, Cầu Giấy. Cửa hàng sạch sẽ, khang trang, cùng với đó là sự tinh tế, cầu kỳ trong từng món ăn, từng nguyên liệu làm ra nó.
Khu vực Nghĩa Tân, nơi nổi tiếng bởi nhiều quán ăn ngon, và hiếm nơi món bún đậu cổ truyền của người Hà Nội lại được chế biến ở mức tinh tế như vậy. Chủ quán nói rằng hiện nay món bún đậu mắm tôm được rất nhiều người yêu thích nhưng để tìm được nơi có thể chế biến thật chuẩn thì không phải là dễ.
Cốm làm chả ở đây được chọn lúc lúa còn khum ngọn, hãy còn sữa thì gặt nhưng không vò hay đập mà phải tuốt, Sau đó cho vào nồi rang. Cốm rang xong phải mang giã ngay, không được để nguội. Trong quá trình giã không được giã mạnh tay quá cốm sẽ nát. Khi giã phải luôn tay đảo cốm từ trên xuống dưới lên cho đều. Giã khoảng 10 lần thì mang vào làm chả. Đây chính là điểm cộng đáng kể nhất khiến thực khách đã ăn ở đây một lần thì nhớ mãi.
Còn đậu phụ được chủ quán đặt và tận tay chọn lựa từ những hạt đậu tròn đều, vàng mẩy. Đậu sau khi rán bên ngoài có màu vàng giòn, bên trong mềm, mịn, bên trong của đậu có thể giữ được nhiệt trong thời gian khá lâu. Khi nhai, người ăn cảm nhận được vị bùi bùi, thơm thơm của loại đậu này.
Video đang HOT
Món bún đậu ở đây được bày ra cả một mẹt. Nào là biến tấu của bún lá (sợi bún tươi được ép thành từng bó rồi cắt khúc) cùng mùi thơm đậu hũ chín lên hương tứ phía, xen lẫn tiếng lèo xèo rộn rã của chảo dầu nóng, cùng với chả cốm chiên, thịt ba chỉ, chân giò, khiến thực khách… nao lòng. Mắm tôm theo khẩu vị miền Bắc có độ đặc sệt, đánh lên có bọt và chẳng cần nói (mắm tôm ở đây có thể gây nghiện…). Để bảo vệ khách hàng, rau ăn kèm được rửa kỹ và khử độc, vi khuẩn bằng thiết bị ozon.
Ngoài các món cơ bản, khách ăn còn được chọn nhiều món khác trong menu treo ngay bên ngoài quán với giá cả dễ chịu, từ 15.000 đồng. Nếu gọi một đĩa đầy đủ gồm lòng non, dạ dày, lưỡi và thịt chân giò, nhóm người 3-4 người có thể ăn no nê cho bữa trưa. Nhiều thực khách khi về vẫn không quên đặt món chả cốm mang về với giá khá mềm.
Người sành ăn đến quán còn thưởng thức đồ uống kèm như nước râu ngô, nước chanh hoặc sữa ngô với giá chỉ từ 5000 tới 12000 VNĐ. Đây là loại nước uống nguyên chất từ thiên nhiên không pha bất cứ loại hóa phẩm nào và rất có lợi cho sức khỏe.
Với không gian thoáng đãng, sạch sẽ được bố trí những dãy bàn ghế thấp bằng gỗ thậm trí có những khu vực được bố trí ngồi bệt trên bục gỗ hòa vào tiếng nhạc du dương tạo cho bạn cảm giác bình dân, ấm cúng nhưng cũng ko kém phần sang trọng để cùng bạn bè hoặc gia đình mình thưởng thức món ăn dân dã Hà thành này trong tiết trời đông lạnh nhé.
Thức ăn được chế biến ngay bên ngoài quán chứ không ở sâu trong nhà nên người ăn khá yên tâm khi được chứng kiến hầu như toàn bộ các khâu chế biến. Theo lời của bác chủ quán, do nhu cầu từ khách hàng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công nhân viên xung quanh mà quán hiện phục vụ cả bữa tối trong ngày, mở hàng từ 8h sáng đến tận 9h tối tại địa chỉ Số 104 C3 khu tập thể Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, thẳng ngõ 123 C5 Tô Hiệu, đằng sau quán cà phê Góc Phố.
Theo PNO
Bún đậu nước quất tấp nập hồ Giảng Võ
Miếng đậu của quán được chế biến rất tinh tế, bùi bùi, thơm thơm, lớp vỏ giòn và béo ngậy dù để nguội một lúc lâu.
Bún đậu mắm tôm là món ăn bình dị, ngon miệng mà lại nhẹ bụng nên được nhiều dân công sở lựa chọn cho bữa trưa chóng vánh. Trước đây, bún đậu chỉ được bán rong theo bước chân của các bà các chị nhưng nay đã xuất hiện trong những cửa hàng sạch sẽ, khang trang.
Quanh khu vực hồ Giảng Võ (Hà Nội), không khó để tìm được quán bún đậu mắm tôm mỗi khi lên cơn thèm. Thế nhưng, để tìm được nơi chế biến món ăn này thật chuẩn, thật tinh tế thì không phải dễ dàng. Hai tháng trở lại đây, nhiều chị em văn phòng mách nhau tới một địa chỉ ven hồ, thoáng mát mà chất lượng đồ ăn khá ổn.
Hiện nay, bún đậu đã được biến tấu thêm các món ăn nhiều đạm như chả cốm, thịt luộc, lưỡi luộc hay lòng lợn để tăng phần hấp dẫn. Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng, nhất thiết phải tính tới 3 yếu tố: bún, đậu và mắm tôm.
Cũng chỉ là bún lá cắt nhỏ, đậu rán vàng và mắm tôm rưới mỡ nhưng dường như, món ăn càng đơn giản thì để chế biến ngon lại càng cần những bí quyết nhà nghề. Theo cô chủ quán, bún được các đầu bếp chọn lựa rất cẩn thận từ những lá bún mềm, ăn không hề có vị chua hay cứng.
Còn về đậu rán, cô phải vào tận cơ sở chế biến, chọn từng hạt đậu đủ tiêu chuẩn. Do đó, miếng đậu của quán có một hương vị rất khác lạ so với những nơi lấy đậu đại trà. Khi nhai, người ăn cảm nhận được vị bùi bùi, thơm thơm, lớp vỏ vẫn giòn và béo ngậy dù cho đã để nguội một lúc lâu. Không gây cảm giác hứng thú ngay từ đầu, nhưng miếng đậu càng ăn càng ngon. Đây chính là điểm cộng đáng kể nhất khiến thực khách đã ăn ở đây một lần thì nhớ mãi.
Đậu rán là bí quyết khiến thực khách đã ăn một lần thì nhớ mãi.
Khi bún và đậu đã sẵn sàng, đầu bếp sẽ rưới một chút mỡ đậu rán lên bát mắm tôm đã đợi sẵn. Người ăn vắt thêm một chút quất cho thơm rồi đánh bông cho tới khi sủi bọt. Mắm ở đây tuy không phải quá xuất sắc nhưng hương vị khá ổn, ngọt đậm mà không quá gắt.
Ngoài các món cơ bản, khách ăn còn được chọn nhiều món thịt thà trong menu treo ngay bên ngoài quán với giá cả dễ chịu, từ 20.000 đồng. Nếu gọi một đĩa đầy đủ gồm lòng non, dạ dày, lưỡi luộc và thịt chân giò, nhóm người 3-4 người có thể ăn no nê cho bữa trưa. Trong đó, dạ dày là món khoái khẩu nhất, giòn giòn, sần sật, chấm cùng mắm tôm đậm đà thật tuyệt.
Thế nhưng, người sành ăn đến quán còn bị mê hoặc bởi một thứ "vũ khí bí mật" rất độc đáo khác, đó chính là nước quất. Thức uống nghe thật lạ tai và cách chế biến cũng cầu kỳ hơn nước chanh thông thường.
Thay vì vắt lấy nước cốt quất rồi hòa cùng nước đường, chủ quán phải đun sôi đường và một chút nước, sau đó rót từ từ vào nước cốt quất theo một tỷ lệ bí truyền, sau đó để nguội mới cho thêm nước và đá. Do đó, khi uống ngụm đầu tiên, thực khách sẽ cảm nhận rõ rệt được mùi thơm đặc trưng của quất, quyện với vị ngọt của đường rất ăn ý.
Nước quất có giá 10.000 đồng.
Cô chủ quán người Hà Nội gốc, vốn sinh sống gần chợ Hàng Bè, khu chợ ăn uống nổi tiếng bậc nhất Kinh kỳ nên có khẩu vị rất chuẩn. Cô cho biết, đã đi ăn nhiều nơi nhưng chưa tìm được quán "ruột", lại sẵn có máu kinh doanh và kinh nghiệm nấu nướng cho gia đình, cô quyết định tự mày mò và mở quán ăn này. Mỗi món ăn nhìn sơ qua thì có thể bắt gặp ở bất cứ quán bún đậu vỉa hè nào, nhưng khi ăn thật chậm rãi, người ăn mới cảm nhận được cái tinh tế, cầu kỳ của người đầu bếp Hà thành.
Quán nằm ở tầng 1 khu tập thể Giảng Võ, quay mặt ra hồ nên khá thoáng mát. Ngõ rộng, để xe thoải mái. Quán có cả không gian trong nhà và ngoài trời. Phía trong nhà, chủ quán cho vẽ tranh tường là những con phố cổ Hà Nội rất đẹp mắt.
Thức ăn được chế biến ngay bên ngoài quán chứ không ở sâu trong nhà nên người ăn khá yên tâm khi được chứng kiến hầu như toàn bộ các khâu chế biến. Quán mở từ 10h sáng đến 3h chiều, tại địa chỉ: 116B1 Trần Huy Liệu (tầng 1 của nhà tập thể B1 Giảng Võ, cạnh quán cà phê Thùy Trang).
Theo PNO
Choáng với 'bún đậu từng centimet' ngõ nhỏ phố Hàng Khay Ngõ nhỏ, hai người đi ngược chiều tránh nhau còn khó, nhưng tiến sâu vào, bạn sẽ "ngỡ ngàng" trước cảnh "nhà nhà bún đậu, người người đậu bún". Hàng Khay vốn là nơi hiếm hoi thuộc hệ "phố Hàng" có không gian thoáng đãng, ít xô bồ khi nhìn thẳng ra hồ Gươm trong lành. Dọc con phố ngắn này chủ yếu...