Bún đậu mắm tôm – Món ăn ‘di cư’
Món ăn thì đủ loại, nhưng có lẽ các món ăn dân dã, vỉa hè vẫn là hấp dẫn nhất bởi gợi nhớ những cảm xúc, kỷ niệm một thời thơ ấu và điểm xuyết đâu đó những nét văn hóa rất đặc trưng của xứ Kinh kỳ.
Món ăn di cư:
Nếu như mảnh đất Kinh Bắc – Hà Thành với những nét văn hóa cổ kính thì Sài Gòn lại là nơi phồn hoa, tấp nập và năng động. Chính vì vậy, mấy mươi năm qua, có biết bao nhiêu con người đã chuyển vô Sài gòn sinh sống và lập nghiệp. Theo dòng di cư ấy, các món ăn ngoài Bắc cũng theo chân con người vô Nam. Món ăn thì đủ loại, nhưng có lẽ các món ăn dân dã, vỉa hè vẫn là hấp dẫn nhất bởi gợi nhớ những cảm xúc, kỷ niệm một thời thơ ấu và điểm xuyết đâu đó những nét văn hóa rất đặc trưng của xứ Kinh kỳ.
Bún đậu mắm tôm và ký ức
Ngày nay, khoảng cách địa lý như xích lại gần nhau hơn giữa Bắc và Nam nhờ sự phát triển kinh tế, nhờ các phương tiện đi lại hiện đại nhanh chóng. Nhưng cuộc sống lại đẩy chúng ta đi nhanh hơn, vội vã hơn, nó không để ý đến những buồn vui của mỗi người. Và, chúng ta thật ít có nhưng khoảng lặng để cảm nhận hơi thở thực sự của cuộc sống.
Có lẽ, chỉ còn cách cảm nhận xa xôi những kỷ niệm bằng chính những món ăn dân dã thủa ngày xưa mà bất chợt gặp trên đường hoặc được bạn đưa tới. Có một người đồng nghiệp đã từng nói với tôi, “khi nào con người mắc bệnh tật, món ăn nào họ thèm ăn nhất khi đó, thì món đó chính là món được làm từ quê hương của mình”, và tôi thấy thật đúng.
Một món ăn dân dã của xứ Kinh Kỳ phải kể đến món bún đậu mắm tôm. Đồ rằng, món ăn độc đáo này theo chân người đi cư vào Sài Gòn lần thứ nhất khoảng năm 1954 nhưng nghe nói đơn giản lắm, trên những vỉa hè hay ở những góc phố cũ của Sài Gòn với vài chiếc ghế bố vì hồi đó đã mấy ai biết đến món ăn lạ miệng này.
Làn sóng thứ hai:
Video đang HOT
Phải chăng, từ nửa cuối năm ngoái, bún đậu mắm tôm được biết đến nhiều hơn với một số quán mới mở ra, thu hút không chỉ là khách gốc Bắc mà các bạn trẻ các miền khác cũng yêu thích món này vì dễ ăn, vị lạ và ấn tượng.
Giờ đây, không chỉ giới doanh nhân hay văn phòng đầu cũng ngại ăn uống linh đình ở các nhà hàng, phải chăng họ thích những món ăn nhẹ nhàng, độc đáo và bún đậu mắm tôm đáp ứng được những điều đó.
Quán bún đậu mắm tôm Kinh Bắc:
Từ những hạt đậu nành mới thu hoạch, và cách làm gia truyền, món đậu với hương vị đặc trưng sự kết hợp giữa từng miếng đậu hũ chiên giòn nóng hổi với hương vị chả cốm thơm, dẻo, vị đượm đặc trưng, mang tới cho thực khách một trải nghiệm mới lạ và đáng nhớ.
Quán bún đậu mắm tôm Kinh Bắc, 725 Lê Hồng Phong (nối dài), P.12, Q10, TP HCM
Mắm tôm ở đây được đặt từ một nơi làm mắm gia truyền ở Nam Định và chuyển vào Sài Gòn. Mắm có màu hồng nhạt, vị thơm quyến rũ. một chút dầu rán đậu. Mắm múc ra bát, pha thêm một chút rượu nếp cái hoa vàng, một chút đường, còn được rưới thêm lớp mỡ rán đậu, làm khách mới ăn lần đầu cứ ngạc nhiên không hiểu sao có được thứ mắm tôm sóng sánh lạ lùng như thế. Sau đó vắt chanh hoặc trái tắc vô, đánh cho sủi bọt lên, mùi thơm tỏa ra khiến bạn không thể cầm lòng.
Mắm pha xong, đĩa đậu phụ nóng hổi vừa vớt ra từ chảo được mang tới, những bìa đậu rán vàng tới hay cháy cạnh tùy theo theo yêu cầu của khách. Đậu phụ mềm, mịn. Bún là loai bún sợi nhỏ, dẻo ngọt vắt thành nắm được cắt ra cho vừa một gắp tất cả được mang từ ngoài Bắc vô.
Quán bún đậu mắm tôm Kinh Bắc bài trí bàn ghế gỗ, món ăn bày trên cái mẹt tre có lót lá chuối trông thật hấp dẫn. Nhân viên phục vụ thân thiện, tận tình, chu đáo.
Vì thế, thực khách tới ăn nhớ quán và quay lại rất nhiều, để ăn, để cảm nhận vị tinh tế của Bún đậu Kinh Bắc, một thời để nhớ và để cho cuộc sống này chậm lại dù chỉ trong khoảnh khắc.
Mời bạn ghé thăm quán bún đậu mắm tôm Kinh Bắc, 725 Lê Hồng Phong (nối dài), P.12, Q10, TP HCM. Quán đang có chương trình giảm giá 10%.
Bạn cũng có thể mua hàng qua điện thoại, vui lòng gọi số: 0909 678 743
Theo 24h
[Chế biến] - Mắm cá lóc
Vị mằn mặn, đậm đà của mắm là món quà đặc biệt khi du ngoạn đất phương Nam.
Nguyên liệu:
Cá lóc: 700g Gạo: 50g Đường tán: 100g 200g muối, 1 củ tỏi Hũ để ướp mắmCách làm:
Cá lóc làm sạch vảy, ruột, mang cá. Cho muối vào chà mạnh tay cho sạch nhớt, xả lại nước, dùng khăn sạch thấm cho cá khô nước.
Cho cá vào thố lớn, phủ ½ muối vào bụng và đều lên thân cá. Dùng cây hoặc vật nặng ép cho cá được chặt. Ủ khoảng 1 tuần thì lấy cá ra, vuốt lên lớp muối cũ, đổ nước ngâm, rửa sạch hũ.
Tỏi lột vỏ lụa, đập giập. Gạo rang vàng, giã mịn thành thính. Trộn đều tỏi, thính, ½ muối còn lại với nhau. Cho cá trở lại hũ, phủ đều thính lên cá, đậy kín nắp, ép chặt, mang đi ủ thêm khoảng 1 tháng nữa cho cá chín.
Cho đường vào nồi cùng với một ít nước, nấu cho đường tan ra màu, đảo cho hơi sệt lại. Phết hỗn hợp nước đường vào bụng mắm, lưng mắm cho đều. Chao xong cho vào mái dầm hoặc hũ, ép chặt, đậy kín nắp, thi thoảng trở mắm cho đều.
Khoảng 1 tháng sau khi mắm lóc chuyển qua màu đỏ sẫm, thơm mùi đường và hơi chua là có thể lấy ra dùng được.
Mẹo lưu trữ: khi chuẩn bị khâu ướp muối và vào thính, người làm mắm thường để mắm trong bóng râm, nơi thoáng mát. Nhưng khi cho đường vào thì thường phải phơi dưới nắng lớn. Công đoạn quan trọng nhất trong việc ủ mắm là canh lượng đường và muối cho phù hợp. Từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn tất phải có đủ 3 giai đoạn chính: làm mắm sồi (ủ muối), thính mắm (cho thính vào) và chao mắm.
Theo 24h
Về cố đô ăn bún hến Trong nhà hàng, quán ăn hay gánh hàng rong trong con hẻm nhỏ ở đất cố đô, ở đâu bạn cũng có thể thưởng thức món bún hến cay nồng, ngon miệng này. Bún hến được xem như anh em với món cơm hến nổi tiếng của dân Huế. Nguyên liệu chính là những con hến được bắt ở cồn Hến hay các...