Bún cá rô đồng Hải Dương
Cá rô đồng thì nơi nào cũng có nhưng nếu muốn thưởng bát bún cá rô vừa thơm vừa đậm đà hương vị thì bạn phải về đất Hải Dương. Có lẽ do thổ nhưỡng vùng đất này đã sản sinh ra loại cá rô béo ngậy, ngọt đậm đà và cả cái không khí khiến người thưởng thức cảm thấy ấm áp và không thể nào quên.
Vào tháng tư âm lịch sau những đợt mưa rào là cá rô ngon nhất, các chị, các mẹ Hải Dương lại xăng xái vào bếp làm một bữa bún cá rô đãi cả nhà. Cá rô béo mua về sau khi đánh vảy, moi mang ruột sẽ được chia làm hai phần, một phần dành nấu nước dùng, một phần dành để bày ra tô. Nước dùng chỉ thuần túy cá rô, không thêm xương heo, cứ một phần cá tươi thì hai phần rưỡi nước nấu cho đến khi nào thịt và xương cá rã ra, nồi nước trong leo lẻo và đậm đà vị ngọt của cá thì đạt yêu cầu. Người ta cũng bỏ vào nước dùng sau khi nấu một ít gừng tươi đập dập cho mùi thơm thêm phần quyến rũ cũng như là át bớt mùi tanh của cá.
Những con cá được dành phần lại được luộc chín, bóc thịt ra riêng. Sau đó xào cùng chút hành tím, nước mỡ cho thơm. Đấy là hoàn tất công đoạn chuẩn bị. Các bà các mẹ sẽ bóc bún ra tô, sắp lên ít thịt cá đã xào thơm, thêm ít hành tiêu, chan vào nước dùng nóng. Sau đó dọn ra bàn cùng với nước mắm nguyên chất có vài khoanh ớt cùng đĩa rau thơm, bông chuối, rau muống là đã có một bữa ăn ra trò.
Được đến vùng đất Hải Dương bạn đừng quên thưởng thức món ăn tuy dân dã nhưng cũng không kém phần công phu này nhé.
Theo BĐVN
Chè thưng tráng miệng tại Seoul Garden
Các nguyên liệu đậu xanh, hạt sen tươi, nấm mèo, dừa nạo đã tạo nên vị ngọt, mát và ngậy đặc trưng đậm chất Nam Bộ của món chè thưng.
Sự bình dị, dân dã đã làm cho món chè này trở nên quen thuộc với những ai được sinh ra từ vùng đất phương Nam - gạo trắng nước trong. Để nấu được bát chè thưng dậy mùi, ngọt vị, các bà, các cô nơi miệt vườn phải có sự khéo léo, tỉ mỉ và cần nhiều thời gian. Tại Seoul Garden, bạn sẽ có cơ hội cảm nhận vị ngon, ngọt từ món chè được nhiều người yêu thích này.
Nguyên liệu nấu chè thưng thường có đậu xanh, đậu phộng, nấm mèo (mộc nhĩ) bột khoai, bột báng, bột vani, đường, nước cốt dừa... Trước khi nấu chè, các nguyên liệu phải được sơ chế. Đậu xanh (ngâm nước và đãi vỏ), đậu phộng, bột khoai, bột báng phải được luộc chín. Để chè béo và đậm đà thì khi lọc nước cốt dừa phải dùng nước ấm.
Khi nấu, bạn chỉ nên dùng nước dảo dừa (được vắt lại từ cơm dừa lần thứ 2, lần thứ 3, không đặc như cốt dừa) để chè béo và thơm ngon. Muốn chè đậm đà hơn, bạn có thể cho thêm chút muối. Độ mặn của muối, cộng với vị ngọt của đường sẽ làm cho nồi chè thưng có mùi vị thơm ngon đặc trưng. Tùy theo sở thích, bạn có thể ăn chè nóng ấm hoặc múc ra từng chén và ướp lạnh trước khi ăn. Nếu muốn ăn kèm nước đá bào, người nấu nên tăng lượng đường cho chè ngọt đậm hơn.
Chuỗi nhà hàng Seoul Garden tại Hà Nội và TP HCM:
- 33 Trần Hưng Đạo, Hà Nội - Tel (04) 3944 9666
- Tầng 5, Vincom Tower, 191 Bà Triệu, Hà Nội - Tel (04) 39748 455
- 208 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 6, quận 3, TP HCM - Tel (08) 6299 1936
- Gian hàng B3-16A, tầng B3, tòa nhà Vincom Center, 70-72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM - Tel (08) 39939 388
Theo VNE
Béo tròn mùa cá rô đồng Mùa Hè là mùa cá rô ngọt và béo nhất, chế biến món nào cũng ngon! Cá rô là loại cá ăn tạp và sinh sống ở những vùng ao, hồ, ruộng nước. Tại Việt Nam, cá rô có khắp nơi trải dài từ Nam tới Bắc. Cá rô tương đối nhiều xương nhưng rất được ưa chuộng vì thịt ngọt, dai. Mùa...