Bún cá An Giang ăn một lần không quên
Bún cá là món ăn dân dã mang đậm chất vùng sông nước An Giang mà ai ăn một lần rồi lại muốn ăn lần hai.
Du lịch An Giang ngoài việc thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh như: rừng tràm Trà Sư, khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, khu du lịch Núi Sam, lễ hội viếng Bà Chúa Xứ… du khách còn được thưởng thức món ăn bình dân như: cơm tấm, mắm Châu Đốc, đường – chè – nước Thốt Nốt. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là món bún cá, ăn một lần rồi sẽ chẳng thể nào quên.
Bún cá là món ăn dân dã mang đậm chất vùng sông nước An Giang mà ai ăn một lần lại muốn ăn lần hai.
Bún cá nấu thì không quá khó, nhưng nó đòi hỏi sự khéo léo, kỳ công. Nước lèo sẽ được nấu từ nước luộc cá (có nhiều người bán còn cho thêm xí quách vào nấu để nước tăng thêm vị ngọt). Nấu sao mà nồi nước lèo phải trong, có vị ngọt của cá và đặc biệt không tanh mùi cá. Với món bún cá đòi hỏi người nấu phải chọn con cá lóc đồng còn tươi sống, thì khi nấu thịt cá mới có thể ngon và ngọt.
Cá sau khi luộc chín, gỡ lấy phần nạt và bỏ đi phần đầu và xương cá. Khi bóc cá đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận vì nếu xương cá còn sót lại thì rất dễ bị hóc xướng cá. Phần nạc cá sẽ được ướp gia vị cùng với bột nghệ (hoặc nghệ tươi tùy theo người nấu) và xào sơ cho thấm gia vị để lấn át mùi tanh của cá.
Tô bún cá dọn ra bắt mắt với màu vàng ươm của cá lóc đồng, bắp chuối cắt mỏng và màu xanh của rau muống và rau răm. Bên cạnh tô bún là cái đầu cá lóc nóng hồi đặc biệt kèm với chén muối ớt và chanh làm cho món bún lại càng thêm hấp dẫn.
Video đang HOT
Bún cá An Giang có nước lèo trong mang vị ngọt của cá và đặc biệt không tanh.
Thưởng thức món bún cá có thể vào buổi sáng sớm nhưng ngon miệng nhất là lúc trời chiều tối sau một ngày mệt nhọc du hành các khu danh lam thắng cảnh ở An Giang. Húp xì xà xì xụp tô bún cá nóng hổi, với vị béo béo, ngòn ngọt của cá, vị thơm của rau răm, và dòn dòn của rau muống – rau chuối, cùng với vị mằn mặn, cay cay, chua chua của chén muối ớt, tất cả hòa quyện vào nhau làm cho người thưởng thức bay đi hết cả mệt nhọc trong ngày.
Nếu có dịp du lịch An Giang, bạn nên thưởng thức món bún cá, món ăn dân dã mang đậm chất vùng sông nước mà ai ăn một lần lại muốn ăn lần hai.
Bún cá thì được bán cả ngày ở nhiều nơi của An Giang với giá chỉ 15.000 đồng/tô. Còn nếu không có dịp đến An Giang thì bạn có thể ghé tại 46/12 Âu Dương Lân – quận 8, TP HCM, tại đây món bún cá vẫn giữ nguyên được hương vị đặc trưng của xứ An Giang, từ nước lèo cho đến miếng cá, các loại rau hay chén nước chấm.
Theo Tapchiamthuc
Bún cá Đường Thành đổi món cho bữa trưa công sở
Miếng cá sau khi được thả vào nước dùng dù lâu cũng không bị ỉu, giữ nguyên hương vị giòn thơm bên ngoài, ngọt mềm bên trong.
Việc nghĩ món ăn cho bữa trưa đôi khi lại khiến không ít chị em công sở đau đầu. Một món ăn đủ chất mà không ngấy là yêu cầu hàng đầu. Bún cá là một trong những món ăn được thực khách nhớ tới đầu tiên bởi vị chua thanh, ngòn ngọt và miếng cá rán giòn lan tỏa trong miệng.
Đồi với người sành ăn khu phố cổ, "tiểu khu ăn uống" ngã tư Hàng Bông - Đường Thành - Phủ Doãn từ lâu đã là nơi tụ họp của nhiều quán hàng xôm xụ, nào là đồ nướng thơm nức mỗi tối, hải sản vỉa hè, bún riêu bún ốc, quẩy nóng cho đến miến lươn, bún bò Nam Bộ phía đầu Phủ Doãn. Hàng bún cá, bánh đa cá Hải Phòng trước kia cũng "xí" một chỗ ngay cạnh hàng đồ nướng đông khách, tuy nhiên do diện tích chật chội, tạm bợ nên chủ quán quyết định thuê một cửa hàng ngay đối diện, có diện tích rộng hơn, chỗ để xe thoải mái và không lo vừa ăn vừa chạy mưa.
Bát bún cá đầy đặn, màu sắc bắt mắt với hương vị khá ổn.
Tuy không được đánh giá cao bởi hương vị chuẩn Hải Phòng như bún cá Xã Đàn, Nguyễn Khánh Toàn hay Tôn Thất Tùng, bún cá Đường Thành được thực khách ưu ái bởi nguyên liệu sạch sẽ, tươi ngon và đầy đặn. Giá cả cũng hợp lý so với mặt bằng chung ở khu phố cổ và vị trí thì rất thuận tiện.
Bún cá thực ra không quá cầu kỳ trong cách chế biến nhưng tất cả các công đoạn đều phải hết sức cẩn trọng và tinh tế. Vị ngọt đậm không thể lẫn của nước dùng được chủ quán chế biến từ xương và đầu cá, cùng với xương ống lợn bổ trợ. Phần thịt cá sau khi lóc bỏ xương, tẩm ướp gia vị vừa miệng thì đem rán giòn, vàng ươm.
Miếng cá rán giòn ngọt thơm.
Rau ăn cùng bún cá không nhất thiết phải là một loại rau, có quán sử dụng rau cần, dọc mùng hoặc rau cải, tuy nhiên tất cả đều phải tươi ngon. Ở quán này, chủ sử dụng rau cần cắt khúc vừa ăn, chần qua để vẫn nguyên màu xanh và độ giòn vốn có. Loại rau đặc trưng nhất tạo nên hương vị bún cá chính là thìa là. Vài nhánh thìa lá thái nhỏ cùng vài miếng cà chua đỏ không chỉ khiến bát bún có màu sắc bắt mắt mời gọi mà còn đóng vai trò chính trong việc tạo ra hương vị đặc biệt của bún cá, khác với bún tôm.
Bát bún khi bưng ra chỉ đơn sơ là dăm miếng cá rán vàng, vài lát chả cá mỏng, một góc rau chần và điểm thêm chút cà chua phía trên nhưng đủ sức mời gọi thực khách khó tính nhất. Miếng cá được rán khéo nên khi thả trong nước dùng hồi lâu cũng không bị ỉu và vẫn giữ nguyên hương vị giòn thơm bên ngoài, ngọt mềm bên trong. Nước dùng của quán được đánh giá khá cao với vị ngọt đậm đà, chua thanh dìu dịu của cà chua cùng mùi đặc trưng của thìa là và rau cần.
Ngoài bún cá, quán còn bán nhiều món ăn khác. Miến trộn cũng là sự lựa chọn yêu thích của nhiều thực khách.
Ngoài bún cá, quán còn bán thêm nhiều món ăn khác như bánh đa cua, bún tôm, bún cá, miến cua trộn và nước... tuy nhiên món "đỉnh" nhất vẫn là bún cá rô. Điểm chung của các món ăn này là đều được chế biến sạch sẽ, bà chủ hào phóng nên bát bún khá đầy đặn so với sức ăn của các quý cô văn phòng, có thể ăn no để lấy sức cho buổi chiều làm việc.
Bún cá cô Phượng ở địa chỉ 77 Đường Thành, Hà Nội. Quán mở cửa từ 6h sáng tới 23h, là địa điểm được nhiều du khách nước ngoài ưa thích. Giá của một bát bún cá là 35.000 đồng.
Theo Tapchiamthuc
Những món hương đồng, gió biển vùng đất Cảng Nếu như Hà Nội vốn nổi tiếng với các loại phở, bún ốc, bún thang, bún mọc; Huế là bún bò huế, các loại bánh; Quảng Nam là Mỳ Quảng, thì Hải Phòng sẽ là những món ăn không thể bỏ qua như món bánh mỳ cay, bún tôm, bún cá, lẩu cua đồng... và hải sản. Khác với nét thanh lịch, sang...