Bún bì Nam bộ
Có lẽ món bún tương đối phổ biến trong đời sống ẩm thực của người dân. Không những vậy, tùy mỗi vùng miền mà món bún được nâng tầm lên thành một nét văn hóa ẩm thực, như là món ăn đặc trưng như ở Hà Nội với món bún chả cá, bún ốc; Huế với món bún bò, bún riêu cua; Quy Nhơn, Nha Trang có món bún sứa;… thì đến đất Nam bộ thực khách sẽ không thể bỏ qua món bún bì dân dã.
Ở vùng đất Nam bộ, món bún bì được bán tương đối phổ biến vào buổi sáng như một món điểm tâm gọn nhẹ, và không chỉ ăn sáng, người ta còn làm để ăn trưa, ăn chiều như một món chính.
Để có được một tô bún bì ngon cũng đòi hỏi sự kỳ công trong việc chế biến, đặc biệt là món bì. Thịt để làm bì phải chọn là loại thịt heo nạc đùi ngon, ướp gia vị đều tay và ram cho vàng thơm. Da heo luộc chín và tùy theo cách làm của từng người mà xắt sợi thật nhuyễn. Vo sạch gạo để ráo, cho vào chảo rang vàng, lấy ra để nguội xay nhuyễn làm thính. Cả da heo và thịt ram xắt sợi sẽ hòa quyện vào nhau bởi một lượng thính gạo vừa đủ. Tỏi phi dầu vàng, trộn chung cho bì được thơm.
Tiếp theo là khâu chuẩn bị nước mắm, bởi món bún ngon hay không là phụ thuộc vào sự khéo léo của người pha chế. Nước mắm, pha sao không quá nhạt mà cũng không quá mặn, chanh vắt lấy nước, lọc bỏ hột, cho đường hòa chung, tỏi ớt bằm nhuyễn để khi ăn vị chua ngọt có vị đằm đằm, cay the the nơi đầu lưỡi.
Video đang HOT
Để có một tô bún ngon, trước tiên cho vào tô một nhúm giá sống, gắp một gắp bún, rải đều bì lên, cho thêm một ít rau thơm xắt nhuyễn, dưa leo bằm, và tùy theo sở thích mà người ăn cho vào lượng nước mắm vừa đủ, rải lên đó ít đậu phụng rang nhưng với người sành ăn họ hay chan cho tô bún nổi nước thì mới thấy đậm đà. Ăn hết tô bún thì húp luôn nước mắm để tận hưởng hết hương vị ngọt ngào thơm tho của món bún bì.
Món bún bì ăn tương đối giống món bún mắm thịt heo ở miền Trung, nhưng cái ngon của tô bún này không chỉ nằm ở cách chế biến nước mắm, mà ở chỗ cái vị thơm thơm, giòn giòn của miếng ram bì khiến người ăn nhớ mãi.
Theo người lao động
Quán bún bì đông khách ở chợ Bàn Cờ
Nam bộ được xem là vùng đất sản sinh ra nhiều món ăn ngon về bún như bún thịt nướng, bún chả giò, bùn mắm... trong đó món bún bì là một món ăn dân dã, dễ làm.
Bún bì được xem là một món ăn dân dã, đậm chất.
Bún bì được bán tương đối phổ biến vào buổi sáng như một món điểm tâm nhẹ. Một tô bún bì ngon đòi hỏi ở khâu trộn bì cho vừa ăn và nước chấm pha cho ngon. Thịt để làm bì phải chọn là loại thịt heo nạc đùi ngon, ướp gia vị đều tay và ram cho vàng thơm. Da heo luộc chín và xắt thật nhuyễn thành từng sợi nho nhỏ. Vo sạch gạo để ráo, cho vào chảo rang vàng, lấy ra để nguội xay nhuyễn làm thính. Cho da heo và thịt ram xắt sợi trộn đều vào nhau bởi một lượng thính gạo vừa đủ. Tỏi phi dầu vàng vào trộn chung cho bì được thơm.
Bún bì là phải ăn với nước mắm pha chua ngọt theo một công thức đặc biệt thì mới ngon, phụ thuộc vào sự khéo léo của người pha chế nước mắm. Nước mắm pha sao cho vừa ăn bằng chanh vắt lấy nước, lọc bỏ hột, cho đường hòa chung, tỏi ớt băm nhuyễn để khi ăn vị chua ngọt có vị đằm đằm, cay the the.
Đầu tiên bạn cho vào tô một nhúm giá sống, rau thơm, dưa leo băm, rồi gắp lên một ít bún, rải đều bì, một ít mỡ hành, lạc rang... Tùy theo sở thích mà người ăn cho vào lượng nước mắm vừa đủ để có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị ngọt ngào, thơm tho của món bún bì.
Ngoài bún bì, quán còn có thêm món bún thịt nướng, bún chả giò...
Bạn có thể ghé tại chợ Bàn Cờ trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 để có thể thưởng thức món ăn đậm chất Nam Bộ này. Chỉ một hàng quán nhỏ, bán từ 11h đến 17h nhưng lúc nào cũng đông khách. Giá một tô bún bì chỉ 22.000 đồng. Ngoài bún bì, tại đây còn có thêm món bún thịt nướng, bún chả giò...
Thư Kỳ
Theo ngôi sao
Hấp dẫn bánh tráng Đại Lộc Bánh tráng vừa mỏng, vừa thơm, vừa dẻo hấp dẫn bất kỳ ai được thưởng thức. Đến Quảng Nam hỏi đến bánh tráng người ta nhắc ngay đến bánh tráng Đại Lộc. Những chiếc bánh to tròn, trắng mịn màng được làm từ bột thuần gạo tạo nên một hương vị rất riêng, đặc trưng và hấp dẫn bất kỳ ai được thưởng...