Bulgaria vẫn bán dầu của Nga bất chấp lệnh trừng phạt của EU
Trong gói trừng phạt tháng 6, EU cấm mua, nhập khẩu hoặc chuyển nhượng dầu thô của Nga từ ngày 5/12/2022 và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế khác từ ngày 5/2/2023.
Bulgaria cho rằng nước này được xuất khẩu dầu tinh chế của Nga sang nước thứ ba vì họ được miễn trừ các biện pháp trừng phạt có hiệu lực vào ngày 5/12. Ảnh: AP
Chính phủ lâm thời của Bulgaria và nhà máy lọc dầu duy nhất của nước này Neftochim, thuộc sở hữu của công ty Nga Lukoil, ngày 22/11 đã đồng ý rằng họ có thể tiếp tục vận hành và xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ sang EU cho đến cuối năm 2024, miễn là nộp thuế đầy đủ, bất chấp cảnh báo của Ủy ban châu Âu rằng điều này sẽ vi phạm chế độ trừng phạt của khối.
Chính phủ Bulgaria tuyên bố rằng việc xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ sang nước thứ 3 được cho phép bởi vì Sofia được miễn trừ các biện pháp trừng phạt có hiệu lực vào ngày 5/12. Quyền Bộ trưởng Bộ Năng lượng Rosen Hristov cho biết Sofia có thể xuất khẩu sang các nước EU khác hoặc các nước thứ ba.
Theo Phó Thủ tướng Bulgaria phụ trách chính sách kinh tế Hristo Alexiev, điều này sẽ giúp ngân sách nhà nước tăng thêm 350 triệu euro. “Hôm nay chúng tôi đã đạt được một bước rất quan trọng: Từ ngày 1/1/2023, Lukoil sẽ chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất, doanh thu và thuế phải nộp sang Bulgaria, chứ không phải ở Hà Lan hay Thụy Sĩ như trước đây”, ông Alexiev cho biết trong một cuộc họp báo.
Thỏa thuận này được cho là có lợi cho Lukoil, vì trên thực tế sẽ biến Bulgaria thành cơ sở để tránh một phần lệnh cấm vận dầu mỏ của EU.
Video đang HOT
Bulgaria được miễn trừ các lệnh trừng phạt chung đối với dầu mỏ của Nga do vị trí địa lý đặc biệt của nước này và do nhà máy lọc dầu trong nước của họ không thể chế biến ngay một loại dầu khác. Neftohim là nhà máy lọc dầu lớn nhất ở Balkan. Nằm ở cảng Burgas thuộc Biển Đen, nhà máy lọc dầu này được xây dựng để chỉ có thể lọc dầu của Nga và các loại dầu quý hiếm khác từ Trung Đông.
Tuy nhiên ngày 23/11, người phát ngôn Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo Bulgaria không được bán dầu của Nga cho các nước thứ ba, kể cả dầu đã qua tinh chế. Theo hãng thông tấn Sofia (Bulgaria), đây là một đòn giáng mạnh vào kế hoạch của Chính phủ Bulgaria nhằm cho phép công ty Nga Lukoil, chủ sở hữu nhà máy lọc dầu duy nhất Neftochim của Bulgaria, xuất khẩu các sản phẩm tinh chế ra bên ngoài nước này.
“Mục đích của việc Bulgaria được miễn trừ là để nước này tự cung cấp dầu do tình hình cụ thể ở trong nước và không được bán dầu cho các quốc gia thành viên khác hoặc cho các nước thứ ba, kể cả dầu được tái chế”, EC lưu ý.
EC nhấn mạnh rằng chính quyền ở các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng họ không mua các sản phẩm dầu được sản xuất từ dầu mỏ của Nga ở những quốc gia đã được miễn trừ khỏi lệnh cấm vận.
Trong gói trừng phạt tháng 6, EU cấm mua, nhập khẩu hoặc chuyển nhượng dầu thô của Nga từ ngày 5/12/2022 và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế khác từ ngày 5/2/2023 từ Nga. Tuy nhiên, Bulgaria đã được miễn trừ và có thể tiếp tục nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga thông qua vận tải hàng hải cho đến cuối năm 2024.
Bulgaria cảnh báo phủ quyết lệnh cấm dầu Nga của EU
Việc Bulgaria đột ngột ngừng nhập khẩu dầu của Nga có thể gây ra các vấn đề xã hội nghiêm trọng, đồng thời đẩy giá nhiên liệu tăng cao ở quốc gia nghèo nhất EU.
Trang tin Euractiv.bg (Bulgaria) ngày 9/5 dẫn lời Phó Thủ tướng nước này Assen Vassilev cho biết, Bulgaria sẽ không ủng hộ loạt biện pháp trừng phạt mới của EU đối với Nga nếu nước này không nhận được sự nhượng bộ từ đề xuất cấm mua dầu Nga.
Các nước thành viên EU đang tiến gần hơn tới quan điểm thống nhất về các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng dự kiến sẽ có thêm các cuộc đàm phán để tìm ra cách đảm bảo các quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng Nga có thể đối phó.
"Lập trường của chúng tôi rất rõ ràng. Nếu có nhượng bộ nào đó đối với một số quốc gia, chúng tôi cũng muốn có điều đó. Nếu không, chúng tôi sẽ không ủng hộ các biện pháp trừng phạt", ông Vassilev nói.
Hungary, Slovakia và Séc, những nước không giáp biển, tất cả đều phụ thuộc nhiều vào dầu thô Nga được vận chuyển qua các đường ống từ thời Liên Xô. Các nước này cũng đang phải đối mặt với thách thức đảm bảo các nguồn thay thế và đã yêu cầu hủy bỏ lệnh cấm.
Các nguồn tin trong EU cho biết, Ủy ban châu Âu đã đề xuất những thay đổi đối với lệnh cấm vận dự kiến ban đầu đối với dầu Nga để ba nước trên có thêm thời gian chuyển nguồn cung năng lượng, trong khi Bulgaria không nằm trong danh sách.
Trước đó, Radoslav Ribarski, Chủ tịch Ủy ban năng lượng của Quốc hội Bulgaria nêu rõ nước này muốn có thời gian trì hoãn 2 năm trước khi tham gia lệnh cấm nhập khẩu dầu của EU với Nga.
Các nhà chức trách Bulgaria lưu ý, mặc dù đã yêu cầu miễn tham gia cấm vận dầu mỏ chung, nhưng nước này đã không nhận được bất kỳ nhượng bộ nào và cũng không có phản hồi chính thức nào từ Ủy ban châu Âu.
"Chính phủ Bulgaria đã quyết định làm mọi thứ có thể để tránh lệnh cấm vận. Các điều kiện tương tự cũng nên áp dụng cho Bulgaria cũng như cho Hungary và Slovakia, vì nhà máy lọc dầu ở Burgas của Bulgaria không thể hoạt động hoàn toàn nếu không có dầu Nga. Hiện tại, chúng tôi kiên quyết sẽ chiến đấu đến cùng", ông Ribarski tuyên bố.
Đáp lại, Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ đưa ra câu trả lời cho Bulgaria vào cuối tuần tới.
Nhà máy lọc dầu của Bulgaria ở thành phố Burgas thuộc Biển Đen, nhà máy lọc dầu lớn nhất ở Balkan, thuộc sở hữu của tập đoàn dầu khí Nga Lukoil. Công ty là nhà tuyển dụng lớn nhất trong khu vực và việc đóng cửa các nhà máy lọc dầu sẽ gây ra các vấn đề xã hội nghiêm trọng ở thành phố lớn thứ tư của Bulgaria, đồng thời đẩy giá nhiên liệu tăng cao ở quốc gia nghèo nhất EU.
Đại diện của nhà máy lọc dầu cho biết cơ sở này có thể bị đóng cửa nếu đề xuất của Ủy ban châu Âu được chấp nhận. Nếu lệnh cấm vận được thực hiện một phần và ít nhất 10% nhiên liệu của Nga được bảo đảm vẫn cung cấp, nhà máy lọc dầu sẽ có thể tiếp tục hoạt động.
Nhà máy lọc dầu đang hoạt động với 50% dầu của Nga và 50% nhập khẩu từ Trung Đông. Việc đóng cửa nhà máy lọc dầu có nghĩa là Bulgaria sẽ cần nhập khẩu nhiên liệu chế biến sẵn. Theo Giám đốc điều hành của Hiệp hội Dầu khí Bulgaria, Andrey Delchev, điều này là có thể nhưng sẽ làm tăng chi phí nhiên liệu.
Serbia và Nga kí thỏa thuận tham vấn lẫn nhau về chính sách đối ngoại The hãng thông tấn Sofia (Bulgaria) ngày 25/9, Serbia đã ký một thỏa thuận với Nga để "tham vấn" lẫn nhau về các vấn đề chính sách đối ngoại. Ngoại trưởng Serbia Nikola Selakovic (trái) và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (phải). Ảnh: Novinite.com Ngoại trưởng Serbia Nikola Selakovic đã ký thỏa thuận này cùng với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov bên lề...