Bulgaria nêu 3 điều kiện để không phản đối Bắc Macedonia gia nhập EU
Bulgaria từ lâu đã phản đối tiến trình gia nhập EU của Bắc Macedonia và lần này đã đề ra ra một loạt điều kiện tiếp theo.
Thủ tướng Bulgaria Kiril Petkov. Ảnh: Euractiv.com
Trang tin EURACTIV.bg (Bulgaria) ngày 10/6 dẫn lời Thủ tướng Kiril Petkov cho biết nước này sẽ bỏ quyền phủ quyết đối với các cuộc đàm phán gia nhập EU của Bắc Macedonia nếu ba điều kiện được đáp ứng.
“Tôi muốn nói rõ rằng Bulgaria có ba yêu cầu về tiến trình gia nhập EU của Bắc Macedonia. Thứ nhất: Tuân thủ quan điểm khung đã được Quốc hội Bungaria thông qua. Thứ hai: đưa người Bulgaria vào hiến pháp của Bắc Macedonia, để bảo vệ các quyền của họ. Thứ ba, thực hiện Thỏa thuận vùng lân cận. Chúng tôi đang làm việc cùng nhau để xem liệu EU có thể trở thành người bảo đảm cho việc đáp ứng ba điều kiện này hay không”, ông Petkov nói.
Tuyên bố trên được Thủ tướng Bulgaria đưa ra trong cuộc họp báo chung với Ủy viên EU phụ trách khu vực và mở rộng Olivér Várhelyi. Ông Várhelyi cho biết Ủy ban châu Âu hy vọng có thể đưa ra quyết định kịp thời tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo châu Âu vào cuối tháng 6 này.
“Vẫn chưa có giải pháp cho tư cách thành viên của Bắc Macedonia khiến chúng tôi rất thất vọng. Chúng tôi không thể tiếp tục tiến trình gia nhập của Bắc Macedonia mà không có sự chấp thuận của tất cả các quốc gia thành viên. Tôi vẫn mong đợi sự hỗ trợ của Bulgaria và chúng tôi đang nỗ lực vì điều đó”, ông Várhelyi chia sẻ.
Bắc Macedonia đã nộp đơn gia nhập EU từ năm 2004, nhưng việc đàm phán chính thức chưa thể bắt đầu dù Bắc Macedonia được EU xác nhận đã đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu và điều kiện để có thể chính thức bắt đầu đàm phán.
Italy thuyết phục Bulgaria ủng hộ thiết lập mức trần giá khí đốt
Ngày 23/5, Thủ tướng Italy Mario Draghi đã thuyết phục người đồng cấp Bulgaria, Kiril Petkov, ủng hộ đề xuất của Rome về việc thiết lập một mức trần giá khí đốt tự nhiên trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đang khiến giá năng lượng tăng cao.
Hệ thống đường ống của trạm nén khí Bulgartransgaz ở Ihtiman, Bulgaria ngày 5/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng hai nước cho biết vấn đề giá năng lượng là chủ đề thảo luận chính giữa hai nhà lãnh đạo Italy và Bulgaria trong cuộc hội đàm kéo dài 1 giờ đồng hồ tại Rome. Ngoài ra, hai bên còn thảo luận tình hình tại Ukraine, nỗ lực ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do hậu quả của cuộc xung đột, triển vọng mở rộng Liên minh châu Âu (EU) và mối quan hệ hợp tác song phương giữa Italy và Bulgaria.
Giá khí đốt tự nhiên tăng vọt dẫn đến chi phí năng lượng, vận tải và sản xuất ở châu Âu cũng tăng cao. Trước khi xảy ra cuộc xung đột này, Nga là nước cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất của châu Âu. Tháng 4 vừa qua, Italy đã bắt đầu đưa ra ý tưởng áp đặt mức trần giá bán buôn khí đốt tự nhiên để hạn chế những tác động của cuộc khủng hoảng đối với kinh tế. Trung tuần tháng 4 vừa qua, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Confindustria của Italy, ông Carlo Bonomi, cho biết Chính phủ Italy nên đơn phương áp đặt mức giới hạn này nếu EU không nhất trí.
Cách đây gần một tháng, Bulgaria và Ba Lan đã trở thành hai quốc gia thành viên EU đầu tiên mà Nga cắt nguồn cung khí đốt với lý do hai nước này từ chối thanh toán các hợp đồng bằng đồng ruble.
Giữa khủng hoảng Nga-Ukraine, khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) Mỹ tìm đường tới Bulgaria Cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine vẫn chưa có hồi kết, Bulgaria liền tìm nhiều cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga, bao gồm thoả thuận mua LNG từ Mỹ và hợp tác với Hy Lạp xây dựng một cơ sở LNG mới. Tàu chở khí hóa lỏng MV Excelsior neo tại cảng Texas, Mỹ. Ảnh minh họa: Bloomberg/TTXVN Kênh...