Bulgaria cảnh báo phủ quyết lệnh cấm dầu Nga của EU
Việc Bulgaria đột ngột ngừng nhập khẩu dầu của Nga có thể gây ra các vấn đề xã hội nghiêm trọng, đồng thời đẩy giá nhiên liệu tăng cao ở quốc gia nghèo nhất EU.
Trang tin Euractiv.bg (Bulgaria) ngày 9/5 dẫn lời Phó Thủ tướng nước này Assen Vassilev cho biết, Bulgaria sẽ không ủng hộ loạt biện pháp trừng phạt mới của EU đối với Nga nếu nước này không nhận được sự nhượng bộ từ đề xuất cấm mua dầu Nga.
Các nước thành viên EU đang tiến gần hơn tới quan điểm thống nhất về các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng dự kiến sẽ có thêm các cuộc đàm phán để tìm ra cách đảm bảo các quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng Nga có thể đối phó.
“Lập trường của chúng tôi rất rõ ràng. Nếu có nhượng bộ nào đó đối với một số quốc gia, chúng tôi cũng muốn có điều đó. Nếu không, chúng tôi sẽ không ủng hộ các biện pháp trừng phạt”, ông Vassilev nói.
Video đang HOT
Hungary, Slovakia và Séc, những nước không giáp biển, tất cả đều phụ thuộc nhiều vào dầu thô Nga được vận chuyển qua các đường ống từ thời Liên Xô. Các nước này cũng đang phải đối mặt với thách thức đảm bảo các nguồn thay thế và đã yêu cầu hủy bỏ lệnh cấm.
Các nguồn tin trong EU cho biết, Ủy ban châu Âu đã đề xuất những thay đổi đối với lệnh cấm vận dự kiến ban đầu đối với dầu Nga để ba nước trên có thêm thời gian chuyển nguồn cung năng lượng, trong khi Bulgaria không nằm trong danh sách.
Trước đó, Radoslav Ribarski, Chủ tịch Ủy ban năng lượng của Quốc hội Bulgaria nêu rõ nước này muốn có thời gian trì hoãn 2 năm trước khi tham gia lệnh cấm nhập khẩu dầu của EU với Nga.
Các nhà chức trách Bulgaria lưu ý, mặc dù đã yêu cầu miễn tham gia cấm vận dầu mỏ chung, nhưng nước này đã không nhận được bất kỳ nhượng bộ nào và cũng không có phản hồi chính thức nào từ Ủy ban châu Âu.
“Chính phủ Bulgaria đã quyết định làm mọi thứ có thể để tránh lệnh cấm vận. Các điều kiện tương tự cũng nên áp dụng cho Bulgaria cũng như cho Hungary và Slovakia, vì nhà máy lọc dầu ở Burgas của Bulgaria không thể hoạt động hoàn toàn nếu không có dầu Nga. Hiện tại, chúng tôi kiên quyết sẽ chiến đấu đến cùng”, ông Ribarski tuyên bố.
Đáp lại, Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ đưa ra câu trả lời cho Bulgaria vào cuối tuần tới.
Nhà máy lọc dầu của Bulgaria ở thành phố Burgas thuộc Biển Đen, nhà máy lọc dầu lớn nhất ở Balkan, thuộc sở hữu của tập đoàn dầu khí Nga Lukoil. Công ty là nhà tuyển dụng lớn nhất trong khu vực và việc đóng cửa các nhà máy lọc dầu sẽ gây ra các vấn đề xã hội nghiêm trọng ở thành phố lớn thứ tư của Bulgaria, đồng thời đẩy giá nhiên liệu tăng cao ở quốc gia nghèo nhất EU.
Đại diện của nhà máy lọc dầu cho biết cơ sở này có thể bị đóng cửa nếu đề xuất của Ủy ban châu Âu được chấp nhận. Nếu lệnh cấm vận được thực hiện một phần và ít nhất 10% nhiên liệu của Nga được bảo đảm vẫn cung cấp, nhà máy lọc dầu sẽ có thể tiếp tục hoạt động.
Nhà máy lọc dầu đang hoạt động với 50% dầu của Nga và 50% nhập khẩu từ Trung Đông. Việc đóng cửa nhà máy lọc dầu có nghĩa là Bulgaria sẽ cần nhập khẩu nhiên liệu chế biến sẵn. Theo Giám đốc điều hành của Hiệp hội Dầu khí Bulgaria, Andrey Delchev, điều này là có thể nhưng sẽ làm tăng chi phí nhiên liệu.
EU chia rẽ về vấn đề thay đổi hiệp ước của khối
Một báo cáo gần đây cho thấy các công dân của Liên minh châu Âu (EU) mong muốn khối này trở nên công bằng, đoàn kết hơn và đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, đồng thời đưa ra các quyết định nhanh chóng ngay cả khi các quyết định đó loại bỏ nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối trong một số vấn đề.
Trụ sở Ủy ban châu Âu ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo trên là kết quả 1 năm tham vấn ý kiến của hàng trăm công dân của EU trong khuôn khổ "Hội nghị Tương lai của châu Âu" nhằm đề xuất một số ý tưởng giúp khối có thể đáp ứng tốt ứng tốt hơn kỳ vọng của người dân. Tổng cộng có 49 kiến nghị sẽ được Nghị viện châu Âu (EP), chính phủ các nước EU và Ủy ban châu Âu (EC) xem xét. Các kiến nghị tập trung vào 9 vấn đề gồm biến đổi khí hậu và môi trường, kinh tế, di cư, chuyển đổi kỹ thuật số, dân chủ, giáo dục, các giá trị và pháp quyền, y tế và vị thế của EU trên thế giới.
Mục đích của kiến nghị là nhằm chấm dứt sự phân biệt đối xử đối với tất cả người châu Âu trên toàn khối và kêu gọi khối này "mạnh dạn và hành động nhanh chóng" để đi đầu trong vấn đề môi trường và khí hậu, thông qua khuyến khích giao thông bền vững và trở thành "một nền kinh tế tuần hoàn".
Đáng chú ý, các kiến nghị kêu gọi EU loại bỏ nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối trong các quyết định của EU về chính sách đối ngoại và an ninh, thuế, tài chính, một số lĩnh vực tư pháp và nội vụ, an sinh xã hội... Nguyên tắc này thường bị chỉ trích là làm chậm hoặc thậm chí cản trở sự phát triển của EU. Nếu bỏ quyền phủ quyết, EU sẽ chỉ cần 15/27 nước thành viên (tương đương 65% dân số của khối) ủng hộ để thông qua quyết định quan trọng.
Những thay đổi như vậy sẽ đòi hỏi phải sửa đổi các hiệp ước của EU và là một quá trình lâu dài, khó khăn, cần đến sự nhất trí. Bản kiến nghị đã vấp phải sự phản đối của 1/3 các thành viên EU, bao gồm Bulgaria, Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Latvia, Litva, Malta, Slovenia và Thụy Điển. Họ cho rằng trong bối cảnh khối đang phải đối mặt với các tác động kinh tế hậu đại dịch COVID-19, cuộc xung đột tại Ukraine và biến đổi khí hậu, thì một quá trình thay đổi hiệp ước kéo dài như hiện nay sẽ chỉ lấy đi nguồn lực giải quyết các vấn đề cấp bách hơn và dẫn đến sự chia rẽ mới.
Tuy nhiên, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho rằng việc bỏ phiếu nhằm đạt được sự đồng thuận tuyệt đối về các chính sách quan trọng sẽ không mang lại hiệu quả, nếu như EU muốn đẩy nhanh việc đưa ra quyết định. Phát biểu trước EP ngày 9/5, bà von der Leyen nhấn mạnh EU nên đóng vai trò lớn hơn trong một số lĩnh vực như y tế, hoặc quốc phòng. Bà khẳng định sẵn sàng ủng hộ thay đổi hiệp ước của EU khi cần thiết để đáp ứng các nguyện vọng của người dân về tương lai của khối.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng tuyên bố ủng hộ việc thay đổi các hiệp ước của EU.
Cháy viện dưỡng lão ở Bulgaria, 4 người thiệt mạng Ngày 8/5, cảnh sát Bulgaria cho biết một vụ cháy đã xảy ra ở một viện dưỡng lão miền Đông nước này làm 4 người thiệt mạng. Vụ cháy xảy ra đêm 7/5 tại viện dưỡng lão ở thành phố Varna, khiến 4 cụ già ở độ tuổi 80 và 70 thiệt mạng và một cụ khác đang trong tình trạng nguy kịch....