Bùi ngùi xôi trám miền Tây Bắc
Trám được đem về rửa sạch, bỏ vào nồi. Nồi trám không được đun trên bếp lửa vì dưới sức nóng ấy quả sẽ chẳng những không mềm ra mà còn sắt lại như ban đầu. Bởi thế việc đặt gần lửa ở khoảng cách nào để chín bùi là tùy thuộc vào kinh nghiệm và sự khéo léo của người nấu.
Ngày còn ở quê, tôi háo hức nhất là những ngày mẹ đem chiếc chõ dưới gầm trạn bát ra để kì cọ và sai tôi ngâm gạo đồ xôi. Điều ấy dẫu chẳng phải là việc gì lớn nhưng cứ thấy vui vui bởi nó là cái gì mới mẻ hơn những bữa rau dưa thường nhật. Tuy nhiên, dẫu có là ngày giỗ chạp, tết nhất cũng chỉ thấy mẹ tôi thổi xôi gấc, xôi vò. Những mùa cấy, vụ gặt thì bưng bát xôi đậu đen ra đồng cho các bác thợ cày ăn cho chắc dạ. Chỉ khi lên đến địa đầu Tây Bắc, tôi mới may mắn được thưởng thức một món xôi rất lạ, thứ xôi được tạo nên cùng với hương vị trám bùi.
Xôi trám Tây Bắc
Lần đó, chúng tôi thức dậy đã thấy chủ nhà lịch kịch chuẩn bị ninh đồng nấu bữa sáng. Nghe nói sẽ làm món xôi trám cả bọn đều tò mò và thích thú. Thế là chẳng ai bảo ai cùng xắn tay áo vào chuẩn bị bữa với chủ nhà. Kì thực gọi là xôi trám nhưng hai nguyên liệu đó lại chỉ gặp được nhau khi đã chín được bày lên mâm. Với cách đồ xôi thì chẳng có gì đặc biệt, vẫn là thứ gạo nếp nương thơm dẻo từng ấm lòng người miền sơn cước những ngày băng rừng, lội xuối. Những chiếc ninh đồng đã qua bao tháng năm vẫn giữ được hơi nóng hun đúc những hạt ngọc ấy thành thứ xôi thơm dẻo. Cái khó ở chỗ là kiếm những quả trám trong rừng ngày nay không còn nhiều.
Trám được đem về rửa sạch, bỏ vào nồi. Nồi trám không được đun trên bếp lửa vì dưới sức nóng ấy quả sẽ chẳng những không mềm ra mà còn sắt lại như ban đầu. Bởi thế việc đặt gần lửa ở khoảng cách nào để chín bùi là tùy thuộc vào kinh nghiệm và sự khéo léo của người nấu.
Khi xới xôi ra đĩa, đặt bên những trái trám bên cạnh là bát gia vị với ớt, tỏi, mắc khén sẽ làm cho vị xôi đậm đà hơn. Trong không gian của rừng núi, ngồi nghe mế kể lại chuyện xưa mới thấy hết sự vất vả khó nhọc của người dân để có lúa, khoai, sắn, ngô nuôi đủ gia đình trong suốt bốn mùa.
Video đang HOT
Không hẳn lúc nào bếp lửa cũng thơm hương thịt nước. Không phải lúc nào xuống suối cũng bắt được cá, tôm mà chính những bữa xôi đậm đà vị trám ấy đã nuôi lớn những tâm hồn của xứ sở sương mù và cao vời những đỉnh núi này. Chợt thấy cay cay nơi khóe mắt một xúc cảm gì lạ lắm, bùi ngùi như gặp lại tuổi thơ của chính mình trong hương xôi nồng nàn ấy.
Theo Bùi Việt Phương (Dân Việt)
Một vòng Sài Gòn thử ba món ăn độc đáo
Những cái tên như bún cay, bún num bo chóc hay hủ tiếu cá... có thể bạn chưa từng nghe qua, nhưng đừng ngại ăn thử bởi rất có thể bạn sẽ mê luôn.
1. Bún cay
Không phổ biến như canh bún hay bún riêu, bún cay lại là một món ăn khá lạ đang âm thầm chinh phục vị giác của người Sài Gòn bằng chính hương vị độc đáo nhưng không kém phần thơm ngon. Thoạt nhìn qua bát bún, nhiều người sẽ cảm thấy thất vọng khi thành phần không có gì đặc biệt, như tôm tươi, thịt bò, chả, cùng nước dùng... Tuy vậy, chỉ khi húp thử một thìa nước dùng, thực khách sẽ bị chinh phục bởi cái vị đậm đà và cay cay của món ăn.
Nước dùng được nấu cay đã giúp làm mất đi vị tanh do các nguyên liệu ăn kèm chỉ được làm chín tái như tôm, thịt bò... Một điểm đặc biệt nữa là hương vị đậm đà, cay nồng nên dù không ăn kèm với rau sống thì món ăn cũng không làm thực khách cảm thấy ngấy.
Địa chỉ gợi ý: Hẻm 24 Trần Kế Xương, quận Bình Thạnh. Quán bán từ 14h đến khoảng 17h hằng ngày.
2. Hủ tiếu cá
Món hủ tiếu cá của người Hoa này là món ăn thuộc hàng hiếm ở Sài Gòn. Món ăn là sự pha trộn giữa sợi hủ tiếu mềm (lớn hơn sợi phở), cùng với cá lóc và nước dùng. Theo nhiều người đánh giá, phần ngon nhất của món ăn này chính là nước dùng có vị thanh ngọt dễ chịu. Để làm được điều đó, chủ quán phải ninh nước dùng từ xương ống, nhưng phải là loại có tủy để khi hầm nước có vị ngọt đậm đà, nước dùng cũng sẽ trong hơn. Gia vị nêm nước dùng ngoài những loại phổ biến còn có một gia vị đặc biệt là tăng xại (hay còn gọi là cải nặm).
Sợi hủ tiếu tươi được chần sơ cho vào bát, thịt ca được chần chín sắp lên trên cùng với toi phi top mơ, hành phi, hành lá, hẹ... sau đó chan nước lèo. Hủ tiếu cá được ăn kèm với xa lach, gia, ớt, chanh và không thể thiếu nước tương (xì dầu). Bát hủ tiếu cá nóng hổi để lên bàn, nước lèo trong veo. Múc muỗng nước lèo cho vào miệng để cảm nhận vị ngọt thanh của nó, miếng thịt cá chắc, béo ngọt xen lẫn vị cay nhẹ của tiêu khiến thực khách mê mẩn khi thưởng thức.
Địa chỉ gợi ý: Ở Sài Gòn, hủ tiếu cá không được bán phổ biến, thực khách thường ghé đến quán Nam Lợi - 43 Tôn Thất Đạm, quận 1 để thưởng thức món ăn này.
3. Bún Num bo chóc
Có nguồn gốc từ Campuchia, num bo chóc là tên gọi của một loại bún cá nổi tiếng của người dân xứ chùa tháp. Bát bún với màu vàng đặc trưng của nghệ, điểm xuyết bên trong là màu xanh của đậu đũa, màu tím của bông súng làm nổi bật lên những lát cá lóc có màu trắng tươi ngon, cùng nước lèo dậy mùi thơm làm cho thực khách không thể cưỡng lại được. Nguyên liệu nấu bún gồm có cá lóc, mắm bò hóc, trái chúc (giống trái chanh dây nhưng có mùi vị khác), ngãi bún (có mùi giống củ riềng) chỉ có ở Campuchia.
Bát bún thơm ngon ngoài màu trắng của cá, màu vàng của nước dùng thì còn điểm xuyết thêm màu xanh của đậu đũa. Với những người gốc Campuchia, bún num bo chóc không đơn thuần là món ăn mà còn là liều thuốc tinh thần giúp họ thấy quê hương luôn gần gũi. Riêng với thực khách người Việt, ngoài việc được thưởng thức món ăn ngon họ còn được biết thêm một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của đất nước chùa tháp.
Địa chỉ: Quán bún cá Tư Xê - chợ Lê Hồng Phong (còn gọi là chợ Campuchia) ở hẻm 374 Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10, TP HCM.
Huấn Phan
Theo Ngôi Sao
7 món ăn theo phong cách 'Fusion' tại Stix Stix với thực đơn 7 món với 7 phong vị khác nhau từ Á sang Âu sẽ mang đến cho thực khách nhiều trải nghiệm thú vị. Fusion là khuynh hướng ẩm thực cho phép các thành phần từ khắp nơi trên toàn cầu được ướp, nấu chín và phục vụ trong sự hòa hợp ở những món khác nhau. Khuynh hướng này...