Bụi mịn PM2.5 – ’sát thủ’ lơ lửng trong không khí, dân Hà Nội đeo khẩu trang ‘cũng không ăn thua’
Bụi mịn là hạt bụi nhỏ hơn 30 lần so với sợi tóc người, có khả năng len lỏi sâu vào máu, phổi và phế nang gây ra các bệnh nguy hiểm, thậm chí ung thư.
Nhiều ngày qua, chất lượng không khí ở Hà Nội luôn ở mức ô nhiễm nặng nề, nguy hại cho sức khỏe. Các chỉ số theo hệ thống quan trắc PAMair đo được tại nội và ngoại thành các khu vực như Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Ngã Tư Sở hay Trần Quang Khải… có chỉ số AQI dao động từ 150 đến 180.
Theo các chuyên gia, Hà Nội là một trong những thành phố trên thế giới có nhiều khói bụi, nhất là vào các giờ cao điểm, lưu lượng xe tham gia giao thông đông đúc. Độ ẩm cao, bụi hòa lẫn trong không khí ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống, sinh hoạt của người dân. Đặc biệt, không khí ô nhiễm đang tồn tại loại bụi có kích thước siêu nhỏ, mịn là PM10 và PM2.5.
Biểu đồ chất lượng không khí đo được ở Hà Nội ngày 18/9 nhiều nơi vẫn ở mức 101-200, người già, trẻ em và người có tiền sử bệnh hô hấp mạn tính cần hạn chế thời gian ở ngoài. (Ảnh: Công Thông tin Quan trắc Môi trường Hà Nội)
Hôm qua 17/9, chỉ số bụi mịn đo được tại Thủ đô lên tới 11,3 g/m3, cao gấp 4,5 lần quy chuẩn quốc gia (25 g/m3) và 11,1 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Theo TS Đỗ Mạnh Cường – Phó Trưởng phòng Sức khỏe Môi trường Cộng đồng, Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), bụi mịn PM2.5 là loại bụi “siêu nhỏ” có khả năng len lỏi vào sâu trong phổi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe mọi người. Đây cũng là nguyên nhân gây ra vô số các bệnh về đường hô hấp, nhất là những người có tiền sử mắc các bệnh mãn tính về hô hấp, phổi, hen suyễn hay người già và trẻ nhỏ.
Không chỉ có vậy, người bình thường khi hít phải loại bụi này trong thời gian dài có thể gây suy giảm chức năng phổi, huyết áp cao, rối loạn chức năng gan, ảnh hướng tới hệ thần kinh và là nguyên nhân khiến tỷ lệ nhập viện và thiệt mạng do ung thư phổi hay bệnh tim tăng.
Ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP. HCM, các loại bụi mịn, siêu nhỏ hầu hết được sinh ra từ khí thải giao thông (xe buýt, xe máy, xe hơi). Khi nồng độ bụi mịn trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí trông như mờ đi và tầm nhìn bị giảm. Tình trạng này cũng tương tự như khi thời tiết có độ ẩm cao hoặc sương mù.
“Độ ẩm tăng lên, không khí ô nhiễm, những hạt bụi siêu mịn sẽ càng dễ dàng vào sâu, đi thẳng vào mô, phế nang phổi và là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý về hô hấp rất nguy hiểm”, tiến sĩ Cường nói.
Chung quan điểm, theo BS CKII Nguyễn Ngọc Hồng – Trưởng khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương, bụi mịn PM2.5 là những hạt bụi nhỏ, li ti trong không khí, có kích thước 2,5 micron trở xuống (nhỏ hơn so với sợi tóc con người tới 30 lần).
Bụi mịn PM2.5 hình thành từ các chất như: cacbon, sunphua, nito, và nhiều hợp chất kim loại nguy hiểm khác lơ lửng trong không khí có khả năng “len lỏi” sâu vào trong phổi, đi trực tiếp vào máu và các phế nang gây độc cho cơ thể con người. Đây là nguyên nhân của phần lớn các bệnh lý về hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn hay ung thư.
Nguy hiểm hơn, BS Hồng cho biết, do có kích thước siêu nhỏ, nên những hạt bụi mịn có thể đi xuyên qua các loại khẩu trang thông thường, theo đường hô hấp xâm nhập vào cơ thể.
“Con người nếu hít những loại bụi này trong thời gian dài có thể gây sổ mũi, hắt hơi, khó thở, ho kéo dài, thậm chí về lâu về dài còn gây rối loạn đường thở.
Với các bệnh nhân có tiền sử bị bệnh hô hấp mãn tính hay tim mạch thì tình trạng có thể trầm trọng hơn. Bởi vậy, họ được khuyên không nên ra ngoài trong thời điểm không khí đang ở mức nguy hại“, bác sĩ Hồng nói.
Video đang HOT
Bụi mịn lẫn trong không khí ô nhiễm khiến bầu trời Hà Nội như có sương mù bao phủ.
Người dân cần bảo vệ sức khỏe thế nào?
Trước hiện trạng ô nhiễm có phần trầm trọng của Hà Nội trong những ngày qua, bác sĩ Hồng khuyến cáo người dân, bụi mịn PM2.5 tuy có thể xuyên qua khẩu trang, khó phòng tránh, nhưng việc đeo khẩu trang vẫn góp phần hạn chế bớt được sự nguy hiểm của loại bụi này.
Ngoài ra, người già, trẻ em hay những người có tiền sử mắc các bệnh về hô hấp tim mạch có xu hướng cần hít thở nhiều nên hạn chế ra đường trong những ngày này.
Nếu bắt buộc phải ra ngoài, bạn cần chú ý những điều sau:
- Đeo khẩu trang hoạt tính: Những loại khẩu trang này sẽ làm giảm số lượng các chất ô nhiễm hít phải, ngăn ngừa các vấn đề về hô hấp như: ngứa cổ họng, khó thở, thở khò khè, ho… Có thể dùng các loại khẩu trang chống bụi có chỉ số KF80, 94 hoặc 99 (chỉ số càng cao, khẩu trang càng lọc được nhiều bụi).
- Đeo kính để bảo vệ mắt, giảm tác hại của không khí ô nhiễm. Hạn chế đeo kính áp tròng. Nhỏ dung dịch làm sạch và khử trùng mắt sau khi về nhà.
- Tránh lui tới những nơi có đông phương tiện qua lại, khu vực đông đúc, khu công nghiệp, gần đường cao tốc hoặc đường lớn.
- Nếu nhà ngay mặt đường, tránh mở cửa sổ phía ngoài đường. Nếu đó là cửa sổ duy nhất trong nhà, hãy mở khi thời tiết mát mẻ, trời tối, ít phương tiện qua lại.
- Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch bằng việc thường xuyên tập thể dục cũng như thay đổi chế độ ăn tốt cho sức khỏe. Tránh tập thể dục, hoạt động thể chất vào giờ cao điểm để hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
- Chú ý chế độ ăn uống với các loại thực phẩm giàu vitamin, nhiều rau xanh để giúp cơ thể tăng sức đề kháng, miễn dịch, hỗ trợ cơ thể dẻo dai có khả năng loại bỏ độc tố, chống lại bệnh tật.
Theo WHO, mức PM2.5 lý tưởng trong không khí là 10 g/m3. Tại Mỹ, lượng PM2.5 từ 0 – 12,0 là TỐT; từ 12,1 – 35,4 là TRUNG BÌNH; từ 35,5 – 55,4 là NGUY HIỂM cho người nhạy cảm; 55,5-150,4 mức NGUY HIỂM; từ 150,5 – 250,4 là RẤT NGUY HIỂM và từ 250,5 trở lên là ĐỘC HẠI.
Theo VTC
Ô nhiễm bụi min PM 2.5: Sát thủ vô hình
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tham khảo một số nghiên cứu khoa học nói về tác hại của bụi mịn PM2.5 khi chúng xâm nhập vào cơ thể con người.
Các hạt bụi cực nhỏ có thể phá hủy cơ chế tự bảo vệ và miễn dịch từ bên trong tế bào.
Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, những hạt bụi cực nhỏ (bụi mịn PM2.5 là các hạt bụi có đường kính 2,5 micromet hoặc nhỏ hơn) có thể xâm nhập vào tế bào cơ thể người, phá hủy cơ chế tự bảo vệ và miễn dịch từ bên trong tế bào. Ngoài việc gây nên một loạt những căn bệnh cấp tính, chúng cũng gây độc hại cho những cơ quan quan trọng như phổi, tim, não...
Các nhà khoa học đã dùng hạt carbon đen siêu nhỏ và ion kim loại để mô phỏng bụi mịn PM2.5 trong thí nghiệm, họ phát hiện ra hạt carbon đen có thể hấp thụ và mang theo ion kim loại đi vào tổ chức của phổi, chứng minh PM2.5 là có độc tính đối với hệ hô hấp.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát được hiện tượng PM2.5 có thể "xâm lấn" vào trong tế bào. Nghiên cứu được thực hiện bởi phòng thí nghiệm vật lý sinh học của Viện nghiên cứu vật lý ứng dụng Thượng Hải thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc đại lục và vừa được tập san quốc tế "Carbon" đăng tải.
Cơ chế độc hại đặc trưng của PM2.5:
Phá hủy tế bào miễn dịch của cơ thể
Tế bào bạch cầu của người. (Shutterstock).
Theo thông tin trên website của Viện nghiên cứu này, sau khi hạt carbon đen mang một số lượng lớn ion kim loại đi vào tế bào bạch cầu (loại Macrophage) trong cơ thể, chúng sẽ phá hủy cơ chế tự thực cân bằng bên trong tế bào, gây rối loạn chức năng tự thực và tiêu thể (lysosome) của tổ chức phổi.
Tế bào tự thực là một loại cơ chế tự bảo vệ của cơ thể: khi bên trong cơ thể xuất hiện protein xấu hoặc trạng thái đói, tế bào tự thực sẽ tự tiến hành tiêu hóa những chất có hại, hỗ trợ chuyển hóa, sinh ra năng lượng. Cuộc nghiên cứu này cho thấy thành phần trong bụi mịn PM2.5 sẽ phá hủy cơ chế sản sinh này, tạo ra độc tính.
Hấp thu nhiều chất độc hại vào cơ thể
Nghiên cứu này cho biết, cơ chế độc hại này là đặc trưng của các hạt PM2.5, hoàn toàn khác với PM10 và các loại ô nhiễm khác. Do PM2.5 có kích thước nhỏ và tổng diện tích bề mặt lớn, chúng dễ hấp thụ các chất ô nhiễm trong không khí nên độc tính mạnh hơn và cũng nguy hại hơn PM10.
Giáo sư bác sĩ Trương Hữu Bình chủ nhiệm bệnh viện Đồng Nhân Bắc Kinh thuộc Đại học Y dược Thủ đô cho biết, chất độc trong bụi đi vào cơ thể người sẽ gây khí thũng phổi (emphysema - là tình trạng tổn thương thành phế nang phổi, phế nang mất tính đàn hồi và giữ không khí lại, gây ra phổi ứ khí). Đây là một trong những triệu chứng và biểu hiện của bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) không thể chữa được.
PM2.5 vào máu có thể gây nhồi máu cơ tim
Kích thước bụi mịn và khả năng gây tổn hại của từng loại. (ảnh qua SlideShare).
Ông Trương Hữu Bình cho biết, PM2.5 có tính gây bệnh cao hơn PM10. Thường thì những hạt PM4.7-10 chỉ có thể vào mũi và hệ hô hấp, tự bản thân cơ thể có thể ho ra để giảm nhẹ mức tổn thương. Nhưng nếu hạt nhỏ hơn thì sẽ đi vào khí quản và phế quản, thậm chí là phần cuối phế quản và máu, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Ngoài ra, các hạt như PM0.1, PM0.5, PM1, PM2.5 sẽ thẩm thấu vào phế nang, ảnh hưởng đến chức năng trao đổi khí của phế nang. Ông Trương Hữu Bình cho biết, sau khi vào phế nang, chúng có thể vượt qua vách ngăn khí-máu (blood-gas barrier) để đi vào hệ tuần hoàn và gây bệnh, thậm chí chúng còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.
Chủ nhiệm khoa tim mạch bệnh viện Nhân dân thuộc đại học Bắc Kinh, giáo sư bác sĩ Hồ Đại Nhất cũng chia sẻ rằng, ở trong môi trường bụi bặm giống như "mìn được chôn" trong tim, "trong khoảng thời gian ngắn có thể khiến chỗ tắc mạch máu bình thường không nghiêm trọng đột nhiên bị vỡ, tạo ra nghẽn mạch, gây nên nhồi máu cơ tim cấp tính".
Làm tăng nhanh tỉ lệ chết vì bệnh tim và cao huyết áp
Tài liệu của Học viện y tế cộng đồng thuộc đại học Harvard đã chứng minh những chất độc hại có trong bụi không chỉ gây nhồi máu cơ tim mà còn dẫn đến thiếu máu hoặc tổn thương cơ tim. Hoa Kỳ đã khảo sát 25.000 người bị bệnh tim hoặc tim không khỏe và phát hiện ra sau khi PM2.5 tăng lên 10 g/m3 thì tỉ lệ thiệt mạng của người bệnh sẽ tăng 10% - 27%.
Giáo sư Học viện Y tế cộng đồng thuộc đại học Y Bắc Kinh, ông Phan Tiểu Xuyên đã phát biểu trong luận văn của mình rằng: "PM2.5 tăng 10 g/m3 thì số bệnh nhân cấp cứu vì bệnh cao huyết áp sẽ tăng 8%, các bệnh về tim mạch cũng tăng lên".
Ở Trung Quốc mỗi giờ đồng hồ có 183 người chết do khói bụi.
Bụi "lên não" hoặc khiến não thoái hóa
Ngoài ra, một nghiên cứu được đăng trên tuần san "PNAS" vào 7/2016 lại khiến truyền thông cũng như người dân Trung Quốc đại lục chú ý, tạo nên đề tài nóng trên weixin: Liệu bụi có "lên não" hay không?
Báo cáo được viết bởi nhóm nghiên cứu dẫn đầu là giáo sư Barbara Maher đến từ đại học Lancaster (Anh) đã tìm ra chứng cứ đáng tin cậy chứng minh số lượng lớn những hạt sắt nano trong não đến từ môi trường bên ngoài (tức không khí ô nhiễm) chứ không sinh ra từ bản thân cơ thể người. Giáo sư Barbara Maher cho rằng những hạt sắt nano này có thể có liên quan đến chứng thoái hóa não.
Sát thủ vô hình
Năm 2017, chương trình có tên "Bụi Trung Quốc làm người dân bị sặc, 180 ca tử vong mỗi giờ" được phát trên truyền hình Nga đã trích dẫn số liệu thống kê được báo "The Economist" công bố, số liệu này cho thấy ở Trung Quốc mỗi giờ đồng hồ có 183 người chết do khói bụi, tức là có khoảng 4.300 người thiệt mạng mỗi ngày, 1,6 triệu mỗi năm.
Theo Khoa Học/khoe365
'Bạn chưa bao giờ được một mình...': Bộ ảnh doodle đang gây sự chú ý Cuộc đời mỗi chúng ta ngay từ lúc sinh ra đã luôn "bị làm phiền" bởi một "vong bụi mịn" mang bí danh PM2.5. Bé Bụi này là ai mà già trẻ gái trai đều không tài nào thoát được? Chúng ta cùng khám phá nhé. Nhờ "ưu điểm" kích thước siêu vi chỉ 2,5 micromet trở xuống - nhỏ hơn khoảng 30...