Bụi không khí: Càng nhỏ càng nguy hiểm với sức khỏe
Bụi mịn hay bụi PM2.5 là những hạt bụi li ti trong không khí có kích cỡ siêu nhỏ, chỉ bằng 1/30 của sợi tóc, được coi là sát thủ nguy hiểm nhất trong không khí bởi khả năng len lỏi sâu vào cơ thể.
Bụi mịn – Sát thủ siêu nhỏ siêu nguy hiểm với sức khỏe con người
Ô nhiễm không khí đang đe dọa cuộc sống toàn cầu, trong đó ở nước ta, bụi mịn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những chứng bệnh do ô nhiễm không khí. Tổ chức IQAir AirVisual hợp tác với Greenpeace Đông Nam Á mới đây đưa ra dữ liệu về tình trạng ô nhiễm bụi mịn (PM2.5) trong Báo cáo Chất lượng Không khí Toàn cầu 2018 và Bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Theo đó, ở Đông Nam Á, Jakarta và Hà Nội là hai thành phố có mức độ ô nhiễm bụi nặng nề nhất khu vực.
Theo các nhà khoa học, bụi là những hạt vật chất trong không khí (atmospheric particulate matter, particulate matter, PM). Theo kích thước bụi được chia ra thành các loại khác nhau: PM 10 (từ 2.5 tới 10 micro mét), PM 2.5 (dưới 2.5 micro mét), PM 1.0 (dưới 1 micro mét) và PM 0.1 (nhỏ hơn 0.1 micro mét) còn được gọi là bụi nanomet, bụi NANO.
Bụi mịn được hình thành từ những chất như carbon, nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Khi nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù.
Bụi mịn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những chứng bệnh do ô nhiễm không khí.
PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) cho biết những hạt bụi trung bình thường phân tán trong môi trường làm việc cũng như môi trường sống. Và khi hít phải sẽ tiến sâu hơn và mắc kẹt vào các phế nang và đào thải ra khó, chậm, nên tích lũy lại gây các bệnh hô hấp gọi là bệnh bụi phổi (pneumoconiosis).
Bụi mịn/bụi nano sinh ra do các khí thải từ phương tiện xe cơ giới như ô tô, xe máy, các nhà máy sản xuất đốt nhiên liệu, nhiên liệu hóa thạch. Khi nồng độ bụi trong không khí càng lớn, vì kích thước bụi siêu nhỏ (PM5, PM2.5) nên có thể “chui sâu” vào cơ thể người, vượt qua các hàng rào phòng vệ tự nhiên của cơ thể, xâm nhập vào nhân tế bào. Kết quả là ngoài gây các bệnh hô hấp, tim mạch, máu,, bụi nano còn tác động, hủy hoại DNA và là mầm mống gây lão hóa, ung thư.
Bụi mịn/bụi nano sinh ra do các khí thải từ phương tiện xe cơ giới như ô tô, xe máy, các nhà máy sản xuất đốt nhiên liệu, nhiên liệu hóa thạch.
Khi vào hệ mạch máu người, bụi nano sẽ hình thành nên những mảng bám tích tụ trong thành mạch, gây nên viêm mạch máu. Đồng thời, nó sẽ làm giảm tính đàn hồi của mạch máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và những bệnh lý tim mạch chết người.
Ở phụ nữ có thai, bụi nano có thể xâm nhập sâu vào cơ thể băng qua nhau và gây nên những tác động xấu cho quá trình phát triển của thai nhi.
Nghiên cứu của giới khoa học còn chỉ ra rằng, bụi siêu nhỏ còn có thể là tác nhân gây ra bệnh rối loạn tâm lý, nhồi máu cơ tim, giảm trí nhớ. Trẻ em, trẻ còn trong bụng mẹ, người già, người có các bệnh phổi và hô hấp là những người dễ bị tổn thương nhất bởi bụi mịn.
Video đang HOT
Nghiên cứu của giới khoa học còn chỉ ra rằng, bụi siêu nhỏ còn có thể là tác nhân gây ra bệnh rối loạn tâm lý, nhồi máu cơ tim, giảm trí nhớ.
Tổ chức WHO cũng khuyến cáo, ô nhiễm không khí là rủi ro môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người hiện nay, ước tính 4.2 triệu ca tử vong mỗi năm liên quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời và 3,8 triệu ca liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà. Theo khảo sát của tổ chức này cũng cho thấy, 6 trong 10 ca bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất liên quan đến ô nhiễm không khí.
Phòng tránh bụi mịn trong cuộc sống hàng ngày – Đâu là những giải pháp thiết thực nhất?
Theo chuyên gia, bụi mịn rất nguy hiểm khi có khả năng gây ra loạt bệnh nguy hiểm nhưng không phải không có cách phòng tránh. Để phòng tránh bụi mịn tấn công, người dân nên chỉn chu thực hiện những cách sau:
- Hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm lúc lưu lượng phương tiện cá nhân đang di chuyển đông đúc.
- Khi đi ra ngoài đường nhất định phải dùng những loại khẩu trang y tế đặc biệt để ngăn chặn bụi mịn cũng như hạn chế tối đa nguy cơ hít phải loại bụi nguy hiểm này vào cơ thể.
Khi đi ra ngoài đường nhất định phải dùng những loại khẩu trang y tế đặc biệt để ngăn chặn bụi mịn.
- Không tập thể dục hay làm việc ở những nơi bị ô nhiễm không khí, tránh các hoạt động thể chất đòi hỏi hít thở nhanh và sâu như đạp xe, chạy bộ…
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà, trên đường đi để làm sạch không khí.
- Nếu nhà ở, nơi làm việc thuộc khu vực có mức độ ô nhiễm bụi mịn can cần luôn luôn giữ nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay chuyên dụng có tính diệt khuẩn mạnh cũng như khả năng làm sạch bụi bám cực tốt, lau tay bằng khăn ướt, sử dụng máy hút bụi có bộ lọc, máy lọc không khí đúng tiêu chuẩn.
Rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay chuyên dụng có tính diệt khuẩn mạnh cũng như khả năng làm sạch bụi bám là cách phòng tránh đơn giản, hiệu quả tác hại của bụi mịn.
- Hạn chế đun nấu bằng than củi, đốt nhang… nhất là ở khu vực kém thông khí.
- Ăn nhiều thực phẩm rau củ quả, trái cây giàu chất chống oxy hóa để thải độc, bảo vệ sức khỏe do hít bụi mịn từ bên trong cơ thể.
Theo Helino
Mối nguy hiểm từ bụi mịn siêu nhỏ
Theo cảnh báo của các chuyên gia y tế, bụi mịn có khả năng len sâu vào phổi và đi trực tiếp vào máu có khả năng gây ra hàng loạt bệnh về ung thư, hô hấp.
Bụi mịn không nhìn thấy được bằng mắt thường nhưng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân.
Siêu nhỏ, siêu nguy hiểm
Theo thuật ngữ khoa học, bụi mịn, hay bụi PM2.5 là những hạt bụi li ti trong không khí có kích thước 2,5 micron trở xuống (nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người). Loại bụi này hình thành từ các chất như Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Khi nồng độ bụi PM2.5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ có vẻ mờ đi và tầm nhìn bị giảm. Những tình trạng này tương tự như khi độ ẩm cao hoặc sương mù.
Theo ông Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam, bụi mịn sinh ra do các khí thải từ phương tiện xe cơ giới như ô tô, xe máy, các nhà máy sản xuất đốt nhiên liệu, nhiên liệu hóa thạch. Khi nồng độ bụi trong không khí càng lớn, đường kính hạt bụi càng nhỏ (PM5, PM2.5) thì bụi càng thâm nhập vào sâu trong phổi và gây tác hại càng nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
Còn theo các chuyên gia y tế, đối với những hạt bụi, dù vô cơ hay hữu cơ đều xâm nhập vào hệ hô hấp của con người qua không khí và đi vào phổi. Trong không khí ô nhiễm có nhiều hạt bụi nhỏ, hạt càng nhỏ sẽ càng vào sâu. Riêng với những hạt bụi có kích thước PM2,5 có thể đi thẳng vào phế nang phổi, thậm chí đi thẳng vào máu. Với bất cứ dị nguyên nào từ môi trường vào cơ thể đều có thể gây kích ứng.
Về thông tin bụi mịn và chất lượng không khí của Hà Nội những ngày vừa qua, theo đại diện Chi cục Bảo vệ Môi trường, tại 10 trạm quan trắc trên địa bàn Thủ đô trong 24 giờ (từ 15h ngày 11/2 đến 14h ngày 12/2) chất lượng không khí chủ yếu ở mức kém. Cụ thể, chỉ số chất lượng không khí ngày (24 giờ gần nhất) tại 10 trạm quan trắc (số liệu được cập nhật vào lúc 14h00 ngày 12/2/2019) dao động trong khoảng từ 103- 131. Như vậy, 100% khu vực có AQI (chỉ số để báo cáo chất lượng không khí hàng ngày) ở mức kém.
So với những ngày trước, chất lượng không khí trên địa bàn Thủ đô trong 24 giờ qua đã giảm đáng kể, 100% khu vực có AQI ở mức kém. Nguyên nhân là do, trong 24 giờ qua điều kiện thời tiết hanh khô và lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thấp, sáng sớm có sương mù, ít mưa và gió nhẹ, không có sự chuyển động rối trong lớp khí quyển sát đất, chính điều kiện khí tượng bất lợi đã khiến chất ô nhiễm không được khuyếch tán lên cao mà tích lũy lại ở lớp khí gần mặt đất.
Bên cạnh đó, cũng theo đại diện Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, một nguyên nhân nữa là do người lao động đã trở lại Thủ đô làm việc, nhu cầu đi lại nhiều nên lượng phương tiện tham gia giao thông có xu hướng tăng lên, phần nào làm tăng nồng độ các chất có trong không khí, khiến chất lượng không khí giảm xuống rõ rệt.
Với câu hỏi của người dân về việc làm sao để biết khi nào lượng bụi mịn đủ lớn để gây ảnh hưởng với sức khỏe con người ông Đăng cho rằng, muốn tính chất lượng không khí một thành phố, mật độ trạm quan trắc phải rải đều và theo dõi trung bình trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ để đánh giá mức độ ô nhiễm không khí của một địa phương, người ta phải lấy trị số trung bình đo của 24 giờ liên tục trong ngày đó làm đại diện, còn trong năm thì phải căn cứ vào trị số trung bình đo của cả năm liên tục (365 ngày x 24 giờ đo) làm trị số đại diện.
"Không thể lấy trị số đo tức thời bất thường ở một thời điểm nào đó làm trị số đại diện để đánh giá mức độ ô nhiễm không khí nói chung cho cả ngày, cả tháng hay cả năm của TP được", ông Phạm Ngọc Đăng nói.
Nguy cơ gây ung thư phổi
Theo bác sỹ Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương, với chỉ số hạt bụi PM2.5, những hạt bụi này rất nhỏ có thể đi thẳng vào phế nang phổi hoặc đi thẳng vào máu, gây độc cho cơ thể. Loại bụi này có thể vượt qua cả khẩu trang người dân đeo để đi vào cơ thể.
Ngoài ra, theo bác sỹ Hồng, bụi trong không khí có nhiều loại bao gồm cả bụi vô cơ và bụi hữu cơ. Ở Hà Nội, nguồn bụi xuất phát chủ yếu từ mật độ giao thông lớn nên bụi hữu cơ nhiều lại lẫn với nhiều tạp chất khác như nitơ, lưu huỳnh, kim loại... rất độc hại.
Những hạt bụi này chứa nhiều hợp chất hoá học có thể gây kích ứng như hắt hơi, sổ mũi, ho, khó thở... Về lâu dài, nó có thể gây ra tình trạng rối loạn đường thở. Riêng với bệnh nhân có nền bệnh sẵn như bệnh hô hấp, bệnh mãn tính ở phổi, bệnh tim mạch..., tình trạng có thể nặng nề hơn , biến chứng nguy hiểm hơn.
Bên cạnh đó, bác sỹ Nguyễn Ngọc Hồng cho rằng, trong những thời điểm ô nhiễm, người dân nên có ý thức tự bảo vệ mình bằng khẩu trang, kính mắt. "Dù bụi PM2.5 khẩu trang thông thường không thể phòng tránh được, nhưng khẩu trang sẽ hạn chế phần nào bụi khói khi tham gia giao thông", bác sỹ Nguyễn Ngọc Hồng nhấn mạnh
Đặc biệt, với các đối tượng có cơ địa dị ứng, nhạy cảm, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, hoặc các bệnh nền mãn tính đều có thể khiến bệnh nặng thêm hoặc dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khi chất lượng không khí kém do vậy không nên đi ra đường. "Kể cả những hoạt động ngoài môi trường như tập thể dục buổi sáng, đi dạo buổi chiều đều không tốt cho sức khỏe. Những đối tượng này nếu thấy bất cứ triệu chứng ho, khó thở tăng lên, cần đi khám ngay", bác sỹ Hồng khuyến cáo.
Để hạn chế lượng bụi mịn ảnh hưởng sức khỏe con người theo ông Đăng, cần hạn chế tối đa khí thải của xe máy, ô tô, nhất là những xe quá niên hạn, lượng khói đen thải ra lớn.
Bên cạnh đó, ông Đăng cũng cho rằng, các cơ quan quản lý Nhà nước nên nghiêm túc tính toán đến phương án thay thế các phương tiện xe máy bằng các phương tiện như xe đạp, xe đạp điện hay các phương tiện khác không có khí thải gây hại. Đồng thời xử lý nghiêm các phương tiện giao thông quá cũ kỹ, lượng khí thải phát ra lớn. "Lâu dài nên tính tới phương án cấm hoàn toàn xe máy trong nội đô để cải thiện chất lượng không khí", ông Đăng nói.
AQI là một chỉ số để báo cáo chất lượng không khí hàng ngày đối với 5 chất ô nhiễm cơ bản của không khí (bụi PM10, SO2, NO2, CO và O3).
Theo bảng quy đổi giá trị AQI, chỉ số chất lượng không khí ở mức tốt (0 - 50), các chuyên gia đánh giá không ảnh hưởng đến sức khỏe; mức trung bình (51 - 100) khuyến cáo nhóm nhạy cảm (trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp) nên hạn chế thời gian ở ngoài; mức kém (101 - 200) nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở ngoài; mức xấu (201 - 300) nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài, những người khác hạn chế ở ngoài; mức nguy hại (trên 300) khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Chuyên gia cảnh báo: Chất hóa dẻo có lẫn trong bụi bẩn và không khí, người dân nên hạn chế sử dụng các chế phẩm từ nhựa Chất hóa dẻo tác động xấu đến hệ sinh sản, hệ nội tiết và liên quan đến các vấn đề về tim mạch. Tại buổi họp báo với ký giả, giáo sư Tô Đại Thành, bệnh viện National Taiwan University Hospital cho biết, chất hóa dẻo tác động xấu đến hệ sinh sản, hệ nội tiết và liên quan đến các vấn đề...