Buddha Park Xiengkhuan – Điểm đến hấp hẫn không thể bỏ qua tại Lào
Là một trong năm điểm đến thu hút khách du lịch bậc nhất tại thủ đô Viêng Chăn (Lào), vườn tượng Phật ( Buddha Park Xiengkhuan) là một quần thể tượng điêu khắc độc đáo theo phong cách Phật giáo và Hindu giáo.
Nằm bên cạnh dòng sông Mekong và cách trung tâm thủ đô Vientiane (Lào) không xa về phía Đông khoảng 25km, vườn tượng Phật Xiengkhuan là một công trình điêu khắc độc đáo với khoảng 300 tác phẩm có kích thước to nhỏ khác nhau và được lấy cảm hứng sáng tác từ hai tín ngưỡng Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Ngay tại cổng ra vào đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho du khách nhờ lối kiến trúc chùa tháp độc đáo của Lào với nhiều tầng mái, chóp mái cao, ở mỗi đầu mái là hình tượng cách điệu rắn thần Naga – một linh vật mà người Lào tin rằng sẽ bảo vệ và che chở cho con người.
Vườn tượng Phật có diện tích 21 ha, công trình do một tu sĩ tên là Bounleua quyên góp khởi công xây dựng vào năm 1962 và hoàn thành năm 1971.
Vườn tượng Phật Xiengkhuan là một công trình điêu khắc độc đáo với khoảng 300 tác phẩm có kích thước to nhỏ khác nhau và được lấy cảm hứng sáng tác từ hai tín ngưỡng Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Nổi bật ngay giữa trung tâm khu vườn là tượng Phật nhập Niết Bàn, có chiều dài hơn 40 mét. Cách đó không xa là Tháp bí ngô hay còn gọi là Động Âm Phủ, điểm đặc biệt của tác phẩm này là lối vào được tạo hình miệng của quỷ ác, bên trong xây thành 3 tầng, tượng trưng cho địa ngục, trần gian và thiên đường. Ngoài ra, còn có các tác phẩm nổi bật khác như tượng thần Indra một vị thần tối cao của đạo Hindu đang cưỡi trên lưng một con voi ba đầu.
Mặc dù tượng được làm bằng những vật liệu thông thường từ xi măng, bê tông nhưng được chế tác rất công phu, mỗi tác phẩm có hình dạng vô cùng độc đáo từ các vị thần, con người, động vật cho tới ma quỷ. Bên cạnh đó, cách sắp đặt và bài trí tượng gắn liền với những câu chuyện như lịch sử của Đức Phật từ sinh, giác ngộ, niết bàn, về luân hồi; truyền thuyết các vị thần của Ấn Độ giáo hay sử thi của người Lào mang lại một trải nghiệm đầy mê hoặc và huyền bí.
Ngay tại cổng ra vào đã gây ấn tượng mạnh mẽ nhờ lối kiến trúc chùa tháp độc đáo của Lào với nhiều tầng mái.
Ngay giữa trung tâm khu vườn là tượng Phật nhập Niết Bàn, có chiều dài hơn 40 m. Cách đó không xa là Tháp bí ngô hay còn gọi là Động Âm Phủ.
Video đang HOT
Lối vào Động Âm Phủ được tạo hình miệng của quỷ ác.
Bên trong Động Âm Phủ có nhiều tác phẩm điêu khắc tượng sống động.
Anh Anousith, ở tỉnh Bokeo cho biết, anh và gia đình đã vượt hơn 600 km đến tham quan với mong muốn được hiểu biết hơn về văn hóa, lịch sử hình thành của Xiengkhuan: “Từ nghệ thuật kiến trúc, cách sắp xếp và bài trí tượng đã giúp gia đình tôi có một trải nghiệm thú vị về những bí ẩn trong tín ngưỡng Phật giáo, Ấn Độ giáo và Thiên chúa giáo. Tôi mong muốn qua đây thế hệ sau sẽ hiểu biết hơn về văn hóa đặc sắc cũng như nét đẹp trong đời sống tâm linh của dân tộc mình”.
Khu vườn này không chỉ có đầy đủ các tượng Phật mà còn có tượng các vị thần Hindu hay ma quỷ, thần thánh và nhiều linh vật từ các tín ngưỡng tôn giáo.
Vườn tượng Phật có diện tích 21 hecta, công trình do một tu sĩ tên là Bounleua quyên góp khởi công xây dựng vào năm 1962 và hoàn thành năm 1971. Ông là một tu sĩ nổi tiếng khi nghiên cứu cả Phật giáo và Ấn Độ giáo. Điều này cũng lý giải tại sao khu vườn này không chỉ có đầy đủ các tượng Phật mà còn có tượng các vị thần Hindu hay ma quỷ, thần thánh và nhiều linh vật từ các tín ngưỡng tôn giáo.
Bà Sonsouda Inmueangxay, Giám đốc Ban quản lý Xiengkhuan cho biết, ý tưởng khi xây dựng vườn tượng Phật là mong muốn các tôn giáo đều có thể chung sống. Ngày nay, vườn tượng Phật Xiengkhuan đã trở thành một trong năm điểm đến hấp dẫn cần khám phá khi tới thủ đô Vientiane của đất nước Lào xinh đẹp.
Tác phẩm điêu khắc công chúa Thủy Tề với nội dung gần với truyện cổ tích Chàng đánh cá và công chúa Thủy Tề ở Việt Nam.
Tác phẩm mô phỏng một truyền thuyết về năm mới của người Lào đó là bảy cô con gái của Kabinlaphom đặt đầu cha trên một cái đĩa vàng và thờ ở động Khanthoumali, núi Phoukhaokailat. Hàng năm, các cô lần lượt đến đây tưới nước, rửa sạch đầu cha và đặt trở lại vào động. Tục té nước của người Lào bắt đầu từ đó.
Vườn tượng Phật là một trong những Di sản văn hóa cấp quốc gia và là một trong năm địa điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng ở thủ đô Vientiane. Vào những dịp lễ không chỉ có đông đảo người dân cả nước đến tham quan mà còn thu hút khách nước ngoài đến tìm hiểu và chiêm ngưỡng, điển hình như khách du lịch đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc hay Pháp.
Tượng rắn thần Naga – một linh vật mà người Lào tin rằng sẽ bảo vệ và che chở cho con người.
Mỗi năm vườn tượng Phật Xiengkhuan đón hàng nghìn đoàn du khách trong và ngoái nước đến tham quan, nhất là vào những dịp lễ hội diễn ra cuối năm. Hiện nhiều công trình phục vụ, sản phẩm du lịch đã và đang hoàn thiện nhằm thu hút du khách đến tham quan nhiều hơn, nhất là trong Năm Du lịch Lào 2024.
Du hí nước Lào từ hướng Thái Lan
Thay vì đi xe khách hoặc bay từ TP HCM sang Lào, du khách có thể bay sang Thái Lan rồi đi tiếp đến quốc gia vạn tượng.
Du khách Việt Nam sang Vientiane (Lào) từ TP HCM có thể lựa chọn đi xe khách với hành trình dài hơn 24 tiếng hoặc ngồi máy bay quá cảnh tại Phnom Penh (Campuchia)/Hà Nội có khi cũng mất cả ngày chờ đợi. Nếu từ Hà Nội sang thủ đô của Lào thì thời gian di chuyển bằng cả hàng không và đường bộ dường như thuận tiện hơn. Tuy nhiên, giá vé bay dù từ Hà Nội hay TP HCM sang Lào đều rất đắt. Chẳng hạn, vé bay TP HCM - Vientiane khứ hồi ngày 10-15/12 đang có giá gần 7,5 triệu đồng (có một điểm quá cảnh). Nếu bay với Vietnam Airlines, quá cảnh tại Hà Nội vào cùng thời trên, thì giá vé khứ hồi là hơn 8 triệu đồng.
Tuy nhiên, còn một cách du hí nước Lào nữa mà không nhiều người đi đó là bay từ TP HCM qua ngã Thái Lan. Bài viết dưới đây kể lại hành trình trải nghiệm nước Lào theo cung đường này của travel blogger Dy Khoa.
Hiện có khoảng chục hãng bay cả của Việt Nam và nước ngoài khai thác đường bay TP HCM - Bangkok (thủ đô của Thái Lan). Chính vì vậy, du khách dễ dàng chọn lựa được các chuyến bay có mức giá phù hợp với túi tiền của bản thân. Nếu chọn hãng bay chi phí thấp thì có quan tâm giá của các hãng AirAsia, NokAir, Vietjet Air. Còn nếu chọn các hãng bay có chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn đến cao cấp thì có thể nhắm đến Vietnam Airlines hoặc Bamboo Airways. Trong một số giai đoạn giảm giá, tổng chi phí khứ hồi giữa TP HCM và Bangkok dao động xung quanh 2,5 triệu đồng.
Sau khi đáp chuyến bay đến Udon Thani từ Bangkok, du khách có thể mua vé xe cá nhân đến Nong Khai. Ảnh: Dy Khoa.
Sau khi làm thủ tục xuất cảnh Thái Lan, tất cả hành khách được yêu cầu lên xe buýt di chuyển sang bờ Lào. Ảnh: Dy Khoa.
Từ Bangkok, tôi tiếp tục khảo sát hành trình bay tới Udon Thani, một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc của Vương quốc Thái Lan. Chặng bay nội địa khứ hồi này có giá rất rẻ, khoảng 1,5-2 triệu đồng. Tuy nhiên, vì Bangkok có hai sân bay quốc tế là Don Mueang (mã DMK) và Suvarnabhumi (BKK) nên cần phải cân nhắc thời gian di chuyển giữa hai sân bay nếu quyết định cất đáp ở hai sân bay khác nhau. Tôi chọn chuyến bay đáp Bangkok từ TP HCM vào tối muộn để sáng sớm hôm sau bay tiếp đến Udon Thani. Việc ngủ tại sân bay cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng về đồ ấm, khóa hành lý cẩn thận hoặc có thể đặt phòng khách sạn xung quanh sân bay. Xung quanh hai sân bay của Bangkok đều có phòng khách sạn giá khá tốt cho khách quá cảnh.
Sau hơn một giờ bay, tôi đến sân bay Udon Thani. Đây là sân bay nhỏ, tương tự các sân bay địa phương của Việt Nam. Lúc này, tôi cần kiếm phương tiện để tiếp tục di chuyển đến Nong Khai, nơi có biên giới và cửa khẩu quốc tế giữa Thái Lan - Lào. Tại sảnh ga đến của sân bay có quầy dịch vụ thuê ô tô 4 chỗ đưa đến tận cửa khẩu này, giá gần 1.000 baht (khoảng 700.000 đồng).
Giá vé từ Thái Lan sang Lào qua cầu Hữu nghị Thái - Lào là 35 baht. Ảnh: Dy Khoa.
Tôi chọn cách đi ghép sau khi tìm được ba hành khách trong nhà ga có cùng nhu cầu qua bên kia biên giới, chia ra chỉ tốn hơn khoảng 300 baht. Còn một cách khác để di chuyển là sử dụng xe dịch vụ chạy tuyển cố định với giá mềm hơn nhưng thật sự khó bắt xe vì lượng xe chạy hạn chế, khung giờ chạy xe cũng không được công bố rõ ràng.
Cửa khẩu Nong Khai (Thái Lan). Ảnh: Dy Khoa.
Thủ tục xuất nhập cảnh giữa Thái Lan - Lào dễ dàng
Cửa khẩu Thanaleng (Lào), du khách xuống xe buýt làm thủ tục nhập cảnh trước khi khám phá nước Lào anh em. Ảnh: Dy Khoa.
Từ sân bay Udon Thani đến cửa khẩu Nong Khai dài 60km, ô tô chạy mất một giờ đồng hồ. Đường sá đang được nâng cấp mở cấp nên trong tương lai có thể di chuyển nhanh chóng hơn.
Tài xế sẽ thả khách cách trạm kiểm soát cửa khẩu khoảng vài trăm mét. Nhóm chúng tôi tự bước vào làm thủ tục xuất cảnh Thái Lan. Thủ tục xuất cảnh cho người du lịch mang hộ chiếu Việt Nam không khó khăn, giải quyết nhanh chóng. Nhân viên xuất nhập cảnh cũng không hỏi gì nhiều. Đóng dấu là qua.
Nước Lào chào đón du khách với quốc kỳ và biểu ngữ "Chào đón bạn đến với Lào". Ảnh: Dy Khoa.
Sau khi rời quầy thủ tục, tất cả hành khách được yêu cầu lên xe buýt trung chuyển qua bên kia biên giới. Theo quy định, không một hành khách nào được phép đi bộ trên cầu Hữu nghị Thái - Lào. Giá vé mỗi khách là 35 baht (xấp xỉ 25.000 đồng). Xe buýt sử dụng gió trời là chủ yếu nên không mở máy lạnh, khi xe qua cầu, mọi người sẽ thấy được dòng Mekong - biên giới tự nhiên của hai quốc gia.
Từ giữa cầu đổ về phía Thái Lan được trang trí cờ Thái Lan, nửa bên kia đổ về bờ Lào mang cờ Lào. Trên bờ bên phía Lào hiện ra bảng chào đón đến với "đất nước triệu voi".
Tù cửa khẩu Thanaleng (Lào), tôi di chuyển vào thủ đô Vientiane cùng với nhóm người địa phương. Ảnh: Dy Khoa.
Tôi tiếp tục thực hiện thủ tục điền khai báo nhập cảnh vào Lào. Cửa khẩu này cách Đài Patuxai - trung tâm thủ đô Vientiane - gần 25 km. Rất nhiều tài xế sẽ chờ đón bạn ở bên ngoài cửa khẩu, họ chấp nhận dùng tiền baht nếu bạn chưa kịp đổi sang kíp Lào. Tôi lại chọn đi ghép với một nhóm người lạ để tiết kiệm chi phí.
Hành trình khám phá thủ đô nước Lào có thể bắt đầu từ đây.
Sang Lào đi tàu đường sắt cao tốc Một nhóm phóng viên Việt Nam qua Lào trải nghiệm tàu đường sắt cao tốc của nước bạn. Chúng tôi đến Viêng Chăn đúng vào thời điểm Thủ đô của đất nước Lào đang tổ chức sự kiện Ngày Lương thực thế giới và Ngày Quốc tế xóa đói giảm nghèo. Có khá đông đại biểu trong nước và quan khách quốc tế...