Bức xúc vụ người Philippines bị ’sỉ nhục’ vì trộm cá
Một thị trưởng ở Philippines đã ép buộc một người đàn ông bị trói tay sau lưng đi bộ nơi công cộng, sau khi người này bị phát hiện trộm cá. Vụ việc này khiến cư dân mạng và các tổ chức bảo vệ nhân quyền bức xúc.
Người đàn ông bị buộc phải đi bộ “ sỉ nhục nơi công cộng” vì trộm cá – Ảnh chụp màn hình video Youtube
Đài truyền hình ABS-CBN (Philippines) đã đăng tài một đoạn video trong đó một người đàn ông (chưa rõ danh tính) bị trói tay ra phía sau lưng và treo một túi đựng cá vào tay, theo Reuter.
Hai tờ giấy có dòng chữ “tôi là một tên trộm” được dán lên người của người đàn ông này.
ABS-CBN cho rằng một nhóm nhân viên an ninh đã buộc người đàn ông này đi trên một con phố và nhục mạ người này, buộc anh ta phải quỳ gối xuống xin lỗi người bán cá tha thứ vì anh ta đã trộm cá của bà này.
Bà Loretta Ann Rosales, Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Philippines, cho biết: “Hành động này vi phạm nhân quyền”.
Video đang HOT
“Người đàn ông này không bị tổn hại về mặt thể chất, nhưng đã bị sỉ nhục và bị trừng phạt về mặt tâm lý. Chỉ có tòa án mới có thẩm quyền phán quyết và trừng phạt người đàn ông này hay không”, theo bà Rosales.
Bà Rosales cho biết ông Thony Halili, Thị trưởng thành phố Tanauan (Philippines), phải bị điều tra về tội lạm quyền vì ông đã ra lệnh tiến hành chiến dịch “sỉ nhục nơi công cộng”.
Trả lời phỏng vấn đài truyền hình GMA (Philippines), ông Halili cho rằng ông đã ra lệnh tiến hành chiến dịch “sỉ nhục nơi công cộng” vì ông không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn nạn trộm cắp.
Đoạn video này, chưa rõ được quay khi nào, còn được đăng tải trên tài khoản mạng xã hội Facebook của ông Halili, theo AFP.
Trong ngày 5.2, đoạn video đi bộ “sỉ nhục nơi công cộng” đã được chia sẻ trên 1.000 lượt, khiến cư dân mạng bức xúc và các tổ chức nhân quyền ở Philippines lên tiếng phản đối vụ việc này.
Phúc Duy
Theo TNO
Việt Nam dự Hội nghị cấp cao Hội đồng Nhân quyền LHQ
Ngày 3/3, tại Geneva, Thụy Sĩ, đã diễn ra lễ khai mạc Hội nghị cấp cao Khóa họp lần thứ 25 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại phiên họp. (Ảnh: Tố Uyên/Vietnam )
Ngày 3/3, tại Geneva, Thụy Sĩ, đã diễn ra lễ khai mạc Hội nghị cấp cao Khóa họp lần thứ 25 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Trong bối cảnh quyền con người tiếp tục là mối quan tâm của các nước và dư luận quốc tế, Hội nghị đã thu hút sự tham dự của đông đảo các nhà lãnh đạo từ hơn 80 quốc gia và tổ chức quốc tế.
Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu và đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự phiên họp cấp cao với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các chủ đề chính được thảo luận tại khóa họp thường kỳ lần thứ 25 này gồm xem xét đánh giá các công việc và hoạt động của Hội đồng Nhân quyền; Bảo vệ và thúc đẩy quyền của người nhập cư; Quyền của người khuyết tật, trong đó chú trọng đến quyền tiếp cận giáo dục của người khuyết tật; Thúc đẩy và bảo vệ không gian hoạt động của xã hội dân sự; Quyền của trẻ em; Công tác ngăn ngừa tội ác diệt chủng.
Hội đồng Nhân quyền gồm 47 quốc gia thành viên đại diện cho tất cả các khu vực, được bầu với nhiệm kỳ ba năm, là cơ quan chịu trách nhiệm chính và quan trọng nhất của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới.
Cùng với Việt Nam, các thành viên khác của Hội đồng Nhân quyền trong phiên họp thứ 25 này gồm có Argentina, Brazil, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Mỹ, Venezuela...
Bên cạnh Hội nghị cấp cao, Hội đồng Nhân quyền cũng tổ chức ba phiên thảo luận cấp cao về quyền của người di cư, án tử hình và các cách tiếp cận mang tính phòng vệ trong hệ thống Liên hợp quốc để bảo đảm quyền con người.
Với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam chủ động tham gia tích cực để đóng góp vào công việc chung của Hội đồng, phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên nhằm tăng cường đóng góp trên tinh thần xây dựng và có trách nhiệm vào các vấn đề nhân quyền mà cộng đồng quốc tế quan tâm; tích cực thúc đẩy đối thoại, hợp tác quốc tế và việc tiếp cận các vấn đề nhân quyền một cách cân bằng, tổng thể và toàn diện; đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân quyền và các cơ chế khác của Liên hợp quốc về nhân quyền.
Bên cạnh phiên họp chính thức, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh còn tiến hành một loạt cuộc tiếp xúc song phương với Ngoại trưởng Venezuela Elías Jaua Milano; Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Hirotaka Ishihara; Tổng thư ký Tổ chức Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Anders Johnsson...
Ngoài việc thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với các công việc chung của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, đây cũng là dịp để thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nước đối tác cũng như các tổ chức quốc tế.
Theo VietnamPlus/TTXVN
Mỹ đánh giá thiếu chính xác về nhân quyền ở Việt Nam Người phát ngôn bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm qua nêu quan điểm về Báo cáo Nhân quyền 2013 của Mỹ và tuyên bố sẵn sàng đối thoại với các nước có quan điểm khác biệt về nhân quyền. Người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: Bộ Ngoại giao "Một số nhận định về Việt Nam nêu...