Bức xúc vì tài sản kếch xù của quan chức nghỉ hưu
Quyết liệt phòng chống tham nhũng, tiêu cực; trừng trị nghiêm khắc tội phạm tham nhũng là kiến nghị chung của nhiều cử tri Q.Ba Đình (Hà Nội) với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị tiếp xúc cử tri của đơn vị bầu cử số 1 diễn ra hôm qua 3.5.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với cử tri trong giờ giải lao – Ảnh: CTV Dũng Anh
“Đương chức hay nghỉ hưu đều phải xử nghiêm”
Cử tri chất vấn Bộ trưởng y tế về dịch bệnh sởi Ngày 3.5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp xúc với cử tri tại H.Bình Chánh và Q.8 (TP.HCM). Ngoài các vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh (an toàn thực phẩm, bảo hiểm y tế…), các cử tri rất quan tâm đến tình trạng dịch bệnh sởi bùng phát trong thời gian qua. Trả lời chất vấn của cử tri về nguyên nhân làm bùng phát dịch sởi, Bộ trưởng Tiến cho rằng có những yếu tố chính làm gia tăng bệnh sởi, đó là biến đổi thời tiết, chu kỳ của dịch bệnh, công tác tuyên truyền để người dân tiêm ngừa, phòng bệnh chưa tốt. Ngoài ra, theo Bộ trưởng, bệnh sởi bùng phát nhiều ở phía Bắc là vì cơ sở vật chất dành cho điều trị bệnh nhi ở khu vực này chưa tốt, chỉ có Bệnh viện Nhi T.Ư là chính nên bệnh nhi từ các địa phương dồn về đây làm lây nhiễm bệnh chéo sởi. Bộ Y tế rút kinh nghiệm về vấn đề này. THANH TÙNG
Cử tri Nguyễn Ngọc Hạt phản ánh: Sự điều hành của Nhà nước thời gian vừa qua bên cạnh những kết quả đạt được còn không ít điều khiến dân bức xúc, trong đó nổi cộm là nạn tham nhũng mà nguyên nhân sâu xa là sự tha hóa, biến chất của không ít cán bộ đảng viên. Theo ông Hạt, nhân dân mong muốn Đảng và Nhà nước làm quyết liệt hơn phòng chống tham nhũng, tiêu cực, chống tham nhũng từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, không có vùng cấm nào. Đi liền với đó là đổi mới công tác cán bộ, có cơ chế đào thải dần những cán bộ công chức tha hóa, biến chất.
Cử tri Phan Đức Thuyên đề nghị Quốc hội cần tăng cường giám sát mạnh hơn nữa, nhất là công tác phòng chống tham nhũng vì vừa rồi, một số vụ án lớn về tham nhũng vẫn phải xử đi xử lại do thiếu chứng cứ.
Cử tri Phạm Quy đề nghị “cần phải làm nghiêm khắc để răn đe các trường hợp khác. Phải làm thật nghiêm, thật kiên quyết, bất kể là ai, đương chức hay nghỉ hưu đều phải xử nghiêm. Dư luận vừa rồi cũng rất bức xúc vì các tài sản kếch xù của các quan chức đã nghỉ hưu. Phải làm rõ, làm nghiêm, về hưu cũng phải xử. Vì không xử lý được những đối tượng này thì không thể lấy lại được lòng tin của dân”.
Video đang HOT
Việc không lộ thiên còn cong đến thế nào?
Cử tri Nguyễn Cao Đức cho rằng bên cạnh vấn nạn tham nhũng, quốc nạn lãng phí cũng đang là vấn đề nhức nhối nhưng ít ai đề cập đến. Ông Đức dẫn ví dụ về dự án đường sắt đô thị trên cao của Hà Nội, vừa rồi vì một vài vấn đề trục trặc mà “đội vốn” lên vài nghìn tỉ đồng. “Một Dương Chí Dũng tham ô chịu hình phạt tử hình, nhưng có cả 100 Dương Chí Dũng tham ô nữa thì số tiền bị mất có bằng số tiền dự án bị đội lên hàng nghìn tỉ đồng như thế không?”, ông Đức so sánh.
Không chỉ lo lãng phí, cử tri còn bức xúc trước tình trạng lạm quyền. Cử tri Trần Viết Hoàn dẫn chứng: Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) phải điều chỉnh tới 9 hạng mục khiến vốn tăng thêm hơn 300 triệu USD, thế nhưng có vị khi được hỏi còn phát biểu là mới điều chỉnh một tí đã làm rùm beng lên; Đề án đổi mới sách giáo khoa 34.000 tỉ, sau khi bị dư luận phản ứng, thì lại giải thích bị “hiểu lầm”, và rằng số tiền đổi mới sách giáo khoa chỉ hơn 5.000 tỉ; Đường Trường Chinh bao đời nay vốn thẳng, nay bỗng dưng bị “uốn cong mềm mại”… “Việc này khiến người dân suy nghĩ con đường thẳng giữa thanh thiên bạch nhật còn bị uốn cong thì thử hỏi những việc không lộ thiên còn cong đến như thế nào?”, ông Hoàn bức xúc.
Chống tham nhũng, lãng phí: Đã và đang làm quyết liệt
Chiều 3.5, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tiếp xúc cử tri Q.Hoàn Kiếm (Hà Nội). Theo cử tri Nông Quang Lộc, người dân đang lo lắng nhiều về nợ công. Hiện nay các cơ quan chức năng cứ khẳng định nợ công chưa đến ngưỡng 60% GDP nhưng nghiên cứu mới thấy lo: Các nước nợ công lớn nhưng thu hồi được, ở ta thì lại phát hành trái phiếu Chính phủ để trả nợ chứ không phải do làm ăn kinh tế có lãi mà trả được, trong khi bội chi ngân sách lớn. Cử tri Phạm Thị Hoàn bức xúc cho rằng dịch sởi vừa qua khiến nhiều trẻ em chết thương tâm, nếu dịch công bố sớm thì không có nhiều cái chết như vậy và đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần tìm người đủ tâm, đủ tầm để quản lý Bộ Y tế.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá các ý kiến, phản ánh của cử tri là hoàn toàn xác đáng. Cá nhân ông cũng như các ĐBQH của đơn vị bầu cử số 1 “xin nghiêm túc tiếp thu” để phản ánh, kiến nghị, góp ý với Quốc hội tại kỳ họp tới.
Liên quan đến các kiến nghị cụ thể của cử tri, Tổng bí thư trực tiếp đề cập đến 3 nội dung lớn, trong đó có vấn đề phòng chống tham nhũng (PCTN), lãng phí và lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.
Ông khẳng định PCTN và lãng phí là vấn đề luôn được đề cập tới mỗi lần tiếp xúc cử tri. Lãng phí nhiều khi còn nguy hại hơn cả tham nhũng, có khi còn lớn hơn cả tham nhũng vì có những lãng phí không thể đo đếm được. “Vấn đề này vừa rồi T.Ư đã có chỉ đạo, ra nghị quyết, một loạt chỉ thị vừa rồi về chống lãng phí cũng đã được ban hành, như xuống địa phương phải thế nào, lễ hội tổ chức ra sao bảo đảm tiết kiệm”, Tổng bí thư thông tin.
Liên quan đến giải pháp PCTN, Tổng bí thư khẳng định đã và đang làm rất quyết liệt. Ông cho hay năm vừa qua đã xử một số vụ lớn rất tập trung, nhanh chóng, có những vụ mới khởi tố cuối 2012 thì năm 2013 đã đưa ra xử rồi. Riêng năm ngoái, Ban chỉ đạo T.Ư về PCTN chọn 8 vụ án điểm, đã xử 5 vụ. Năm nay chọn ra 6 vụ án trọng điểm và 2 vụ việc lớn về tham nhũng rồi giao các địa phương vài ba chục vụ để chọn một số vụ trọng điểm làm trước.
Trước câu hỏi cử tri đặt ra vì sao đang lấy phiếu tín nhiệm lại dừng, Tổng bí thư khẳng định chủ trương lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý ở Quốc hội, kể cả trong Đảng, MTTQ là thực hiện theo Nghị quyết T.Ư 4. “Càng thực hiện càng khẳng định chủ trương đó là đúng, nhưng có một số việc thấy qua thực tế cần phải rút kinh nghiệm, cần phải điều chỉnh cho phù hợp. Nên không phải không làm mà phải kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm, điều chỉnh. Cho nên, kỳ họp tới Quốc hội sẽ thảo luận, xem xét sửa đổi Nghị quyết 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm”, Tổng bí thư lý giải.
Theo TNO
Cấp thẻ căn cước cho công dân từ khi chào đời
Việc có nên cấp thẻ căn cước cho công dân ngay khi mới chào đời hay phải chờ đến một độ tuổi nhất định mới cấp là vấn đề vẫn còn ý kiến khác nhau khi Ủy ban TVQH thảo luận về dự luật Căn cước công dân tại phiên họp chiều qua, 24.4.
Người dân lấy dấu vân tay làm CMND - Ảnh: Hoàng Trang
Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam cho hay, một bước tiến quan trọng của dự luật Căn cước công dân so với quy định hiện hành là cấp thẻ căn cước ngay từ khi chào đời, cùng với việc làm thủ tục khai sinh.
Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân băn khoăn: Có nước nào quy định cấp thẻ căn cước như cách mình đang định làm là ngay khi chào đời không, hay đủ 15 tuổi, 18 tuổi mới cấp? "Qua nghiên cứu kinh nghiệm hơn 100 nước có quy định về thẻ công dân cho thấy, tuyệt đại đa số cấp thẻ cho công dân từ 14 tuổi trở lên, hoặc 15, hoặc đủ 18 tuổi trở lên, chỉ có vài nước quy định cấp thẻ cho trẻ em là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Malaysia và Thái Lan...", Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng giải đáp.
Qua thảo luận, đa số Ủy viên TVQH đều đề nghị cấp thẻ căn cước cho công dân ngay khi chào đời, trên đó ghi rõ số định danh cá nhân để sử dụng thống nhất trong cả cuộc đời mỗi công dân. "Có nghĩa là công dân khi chào đời vẫn đăng ký khai sinh nhưng không phải cấp giấy khai sinh nữa mà sẽ cấp thẻ căn cước, trên đó có thể hiện số định danh cá nhân. Từ 15 tuổi trở đi mới cấp lại thẻ, bổ sung ảnh và vân tay", Phó chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn nói.
Chỉ cần số định danh cá nhân
Ủy ban TVQH đề nghị cơ quan soạn thảo cần bổ sung, làm rõ trước khi trình ra QH, là khi thực hiện luật Căn cước, sẽ giảm bớt bao nhiêu thủ tục giấy tờ khác cho công dân.
Đây cũng là câu hỏi được đặt ra tại phiên thảo luận sáng cùng ngày của TVQH về dự luật Hộ tịch. Theo lý giải của Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, với việc ban hành luật Hộ tịch, có thể đơn giản hóa được hầu hết giấy tờ cá nhân trong lĩnh vực này, trừ giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn. Đối với các giấy tờ cá nhân khác, với tinh thần đơn giản hóa thủ tục hành chính, Đề án 896 (Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020) đã đưa ra lộ trình rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa giấy tờ công dân đồng thời với việc cấp số định danh cá nhân và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư.
"Đến năm 2020, khi CSDLQG đi vào vận hành, người dân chỉ cần cung cấp số định danh cá nhân, không cần nộp hoặc xuất trình giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính. Khi đó, có thể cắt giảm hầu hết các giấy tờ cá nhân", Bộ trưởng Hà Hùng Cường quả quyết.
Theo nghị trình, luật Căn cước công dân và luật Hộ tịch sẽ được QH cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp 7, thông qua tại kỳ họp 8, có hiệu lực thi hành từ 1.7.2015.
Đối với CMND đã được cấp trước ngày luật Căn cước công dân có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; trường hợp cần đổi sang thẻ Căn cước công dân thì thực hiện theo luật này. Công dân được miễn phí cấp thẻ căn cước lần đầu, các trường hợp cấp đổi lần sau sẽ mất phí. Dự kiến chi phí cấp thẻ căn cước khoảng 467 tỉ đồng.
Theo Đề án 896 Chính phủ cung cấp tại Ủy ban TVQH hôm qua, thông qua việc thiết lập CSDLQG về dân cư với khoảng 18 thông tin cơ bản nhất của công dân và cấp cho mỗi công dân một số định danh cá nhân để tra cứu thông tin khi giải quyết thủ tục hành chính, sẽ có tối thiểu 1.300 thủ tục hành chính được đơn giản hóa thông qua bỏ những giấy tờ là thành phần hồ sơ đầu vào của thủ tục hành chính. Để làm được điều này, phải sửa đổi tối thiểu khoảng 177 văn bản quy phạm pháp luật.
Theo TNO
Cần cân nhắc khi tăng tuổi nghỉ hưu Thẩm tra dự án luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) của Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH hôm qua đều còn chần chừ trước đề xuất tăng tuổi hưu. Các đại biểu đề nghị cân nhắc tăng tuổi nghỉ hưu đối với lao động dệt may, da giày - Ảnh: Thu Hằng Theo dự thảo luật Bảo hiểm xã...