Bức xúc trước nạn bôi bẩn, vẽ bậy trên cầu Thủ Thiêm 2
Chỉ mới khánh thành ba tháng, cầu Thủ Thiêm 2 đã bị sơn nguệch ngoạc nhiều vị trí. Người dân tới đây tham quan tiếc nuối khi cầu biểu tượng mới của TP.HCM bị bôi bẩn.
“Phải biết đặt đúng nơi, đúng chỗ thì mới tôn lên giá trị nghệ thuật của hình vẽ. Cứ gặp đâu vẽ đó như thế này thì mọi người sẽ có cái nhìn ác cảm về giới graffiti”, Hoàng Vũ (27 tuổi, ngụ huyện Nhà Bè) bức xúc nhìn những vết sơn bậy trên cầu Thủ Thiêm 2.
Là người yêu thích bộ môn vẽ tranh tường nhưng Hoàng Vũ không hài lòng khi thấy cây cầu mới khánh thành bị bôi bẩn. Chàng trai này mong cơ quan chức năng sớm khôi phục hiện trạng cho cây cầu và tăng cường an ninh quanh khu vực để không xảy ra tình trạng tương tự.
Ghi nhận của Zing tại lối đi bộ xuống cầu Thủ Thiêm 2 (đoạn hướng về quận 1), chi chít vết vẽ bằng sơn. Tương tự, hai đoạn đầu dây văng trên cầu cũng bị bôi bẩn.
Không chỉ vậy, đường đi bộ lên cầu cũng ngập rác thải. Xung quanh các trụ và cột điện thắp sáng của cây cầu bị dán nhiều tờ rơi.
Đây chỉ là một trong số hàng chục công trình công cộng tại TP.HCM bị sơn, vẽ bậy.
Phản cảm
Tham quan, hóng mát vào cuối tuần, Thanh Thùy (27 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) lắc đầu ngao ngán khi nhìn thấy hình vẽ tựa mặt người màu trắng, nổi bật lên ngay lối đi bộ lên cầu.
Thùy nói thường xuyên qua khu vực này đạp xe thể dục và lần đầu thấy xuất hiện những hình thù thế này.
“Ở TP.HCM, có nhiều nơi bị bôi bẩn nhưng với cây cầu mới xây như Thủ Thiêm 2 thì nhìn rất phản cảm. Mong cơ quan chức năng sớm tìm ra thủ phạm, xử lý theo pháp luật để tạo tính răn đe những người khác”, Thùy bức xúc.
Cầu Thủ Thiêm 2 bị sơn nguệch ngoạc theo kiểu graffiti trên thành và ở lối đi bộ xuống cầu. Ảnh: Anh Nhàn.
Video đang HOT
Cùng quan điểm, chị Hoàng Giang (ngụ quận Gò Vấp) nhìn nhận cầu Thủ Thiêm 2 có nhiều khách nước ngoài, khách du lịch tới tham quan. Một biểu tượng mới bị bôi bẩn sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh thành phố. Chị này đề xuất xử phạt nghiêm cá nhân thiếu ý thức.
“Một vài cá nhân không có ý thức đã làm ảnh hưởng chung đến không gian công cộng của thành phố”, chị Giang nói.
Theo Đại diện đơn vị quản lý, cầu Thủ Thiêm 2 mới bị bôi bẩn trong những ngày gần đây. Đơn vị sẽ trích xuất camera trên cầu xác minh và đề nghị công an làm rõ.
Lối đi bộ lên cầu Thủ Thiêm 2 ngập rác thải. Ảnh: Anh Nhàn.
Trước đó, sau khánh thành một tháng, hơn 40 nắp chắn rác trên cầu Thủ Thiêm 2 từng bị mất trộm. Người lấy trộm sau đó bị công an tạm giữ. Hiện, nắp chắn rác đã được thay mới để đảm bảo an toàn cho người đi đường.
Sau sự việc, Công an quận 1 (TP.HCM) đã gắn camera trên cầu Thủ Thiêm 2 để theo dõi an ninh trật tự ở khu vực này. Hình ảnh cũng được lưu lại để phục vụ công tác khi cần thiết.
Nhiều nơi tại TP.HCM bị bôi bẩn
Tình trạng bôi bẩn, vẽ bậy trên các bức tường nơi công cộng, toà nhà… diễn ra nhiều nơi ở TP.HCM. Hồi giữa tháng 6, tàu metro số 1 đặt tại depot Long Bình, TP Thủ Đức, bị sơn vẽ nhiều hình thù khác nhau.
Theo Nghị định 144 của Chính phủ, hành vi phun sơn, viết, vẽ lên tường, cột điện hoặc các công trình công cộng mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền lên tới 5 triệu đồng.
Luật sư Hà Hải (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM) còn nhìn nhận người vẽ bậy có thể bị xử lý hình sự tội Hủy hoại, Cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự…
Vết bôi bẩn xuất hiện gây mất mỹ quan ở cây cầu biểu tượng của TP.HCM. Ảnh: Thư Trần.
Ngược lại, nhiều tuyến đường, khu phố được các nghệ sĩ graffiti lên kế hoạch thực hiện kỳ công đã mang một màu áo mới, đem đến nhiều giá trị nghệ thuật.
Đánh giá về graffiti, nghệ sĩ Đỗ Thế Thành cho rằng ranh giới giữa nghệ thuật và bôi bẩn rất mong manh. Môn nghệ thuật này được thực hiện hợp pháp sẽ góp phần tạo ra các tác phẩm tốt, khiến người khác có cái nhìn thiện cảm. Ngược lại, nếu vẽ tranh graffiti bất hợp pháp tại khu vực công cộng sẽ rất phản cảm.
Dự án cầu Thủ Thiêm 2 có điểm đầu tại giao lộ Tôn Đức Thắng – Lê Duẩn (quận 1), điểm cuối kết nối vào đường Trần Bạch Đằng (tuyến R1, TP Thủ Đức), chiều dài gần 1,5 km. Công trình được khởi công từ năm 2015 và đưa vào sử dụng cuối tháng 4/2022.
Cầu có vai trò kết nối giao thông khu đô thị mới Thủ Thiêm với trung tâm TP.HCM, giảm áp lực giao thông cho cầu Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm, đường hầm vượt sông Sài Gòn.
Vị trí cầu Thủ Thiêm 2 – gạch đỏ. Ảnh: Google Maps.
Cảng Tân Thuận khốn khổ vì thông tin chuẩn bị đóng cửa, di dời
Trong khi việc di dời cảng Tân Thuận (Q.7) về cảng Hiệp Phước đến nay vẫn chưa chốt được thời điểm, hoạt động của cảng đã gặp không ít xáo trộn do bị lầm tưởng chuẩn bị đóng cửa để xây cầu Thủ Thiêm 4.
Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn vừa thông tin về hoạt động của Cảng Tân Thuận - chi nhánh của Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn - trong giai đoạn gần đây.
Chủ hàng, hãng tàu lo đóng cảng trong năm nay
Theo Cảng Sài Gòn, giữa tháng 5 vừa qua, UBND TP.HCM đã ban hành công văn chỉ đạo, thống nhất danh mục 29 dự án, công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn Thành phố năm 2022, theo đề nghị của Sở GTVT. Trong đó, cầu Thủ Thiêm 4 (cầu Bến Nghé) thuộc nhóm dự án chuẩn bị đầu tư được quyết định sẽ thông qua chủ trương đầu tư và tiến hành lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong giai đoạn 2022 - 2023. Dự kiến, Sở GTVT sẽ lựa chọn nhà thầu đầu tư, khởi công dự án vào 2024 để hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2028.
Trước đó, trong văn bản trình Bộ GTVT về quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; UBND TP.HCM cũng thông tin toàn bộ cảng biển trên sông Sài Gòn sẽ được di dời để thực hiện các dự án phát triển đô thị, đồng thời xây dựng đầu tư, phát triển cảng để tạo đà phát triển kinh tế thành phố. Cảng Tân Thuận (Q.7) nằm trong danh sách các cảng sẽ được di dời để lấy mặt bằng thực hiện các dự án chỉnh trang đô thị.
Sau những thông tin trên, một số ấn phẩm báo chí, trang thông tin điện tử đã đăng tải thông tin thiếu chuẩn xác, gây hiểu nhầm rằng việc xây cầu Thủ thiêm 4 là công trình trọng điểm của TP.HCM năm 2022, việc giải tỏa mặt bằng sẽ thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2023. Từ đó tới nay, nhiều chủ hàng, hãng tàu, đại lý hàng hải và hàng ngàn công nhân xếp dỡ trên bến cảng... hoang mang, liên hệ tới Cảng Sài Gòn để xác nhận thông tin cảng Tân Thuận chuẩn bị "đóng cửa" ngay trong năm nay. Điều này gây tác động tiêu cực đến việc lưu thông hàng hóa qua cảng biển quốc tế tại TP.HCM, nhất là khu vực Quận 7, nơi có Cảng Tân Thuận đang hoạt động.
Đại diện Cảng Sài Gòn khẳng định Cảng Sài Gòn hoàn toàn ủng hộ, chấp chủ trương chung về quy hoạch cảng biển của các cấp Chính quyền. Tuy nhiên, theo thông tin từ Sở GTVT TP.HCM, cầu Thủ Thiêm 4 sẽ nghiên cứu đồng thời với tiến độ di dời cảng Tân Thuận. Việc di dời cảng, Bộ GTVT sẽ chủ trì xây dựng đề án và kế hoạch. Trong khi đó, đến nay Bộ GTVT vẫn chưa ban hành kế hoạch di dời cụ thể.
"Do đó, Cảng Tân Thuận sẽ vẫn hoạt động bình thường và đang ngày càng tăng cường chất lượng phục vụ cho khách hàng, phối hợp tốt với các đối tác. Ngay cả sau khi di dời khu bến hiện hữu, Cảng Sài Gòn sẽ vẫn còn khai thác khu bến cảng Tân Thuận II trực thuộc Cảng Tân Thuận nằm cạnh Khu chế xuất Tân Thuận song song với việc khai thác khu cảng mới thay thế cho Cảng Tân Thuận khang trang hơn, hiện đại hơn" - lãnh đạo Cảng Sài Gòn nhấn mạnh.
Sản lượng hàng hóa qua cảng Tân Thuận hiện chiếm khoảng 55% tổng sản lượng toàn cảng Sài Gòn.. Ảnh NHẬT THỊNH
Cảng Hiệp Phước chưa mở rộng, rất khó đóng cảng Tân Thuận
Năm 2016, UBND TP.HCM phê duyệt chủ trương xây dựng dự án cầu Thủ Thiêm 4 với tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỉ đồng theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng). Trong đó bao gồm gói khoảng 3.500 tỉ đồng chi phí di dời cảng Tân Thuận về cảng biển ở Hiệp Phước.
Kế hoạch di dời cảng Tân Thuận đã được UBND TP.HCM thúc đẩy triển khai từ năm 2017, dự kiến hoàn tất vào quý 1/2020 để phục vụ thi công cầu Thủ Thiêm 4. Sau đó, tất cả dự án theo hình thức BT tại TP.HCM ngưng triển khai, cầu Thủ Thiêm 4 cũng "đứng hình" chờ xác định chủ đầu tư và phương án đầu tư mới.
Khu đô thị cảng Hiệp Phước, nơi dự kiến tiếp nhận cảng Tân Thuận, cũng đang được quy hoạch nhằm đưa TP.HCM "tiến ra Biển ông". Siêu dự án này có quy mô 3.900 ha, gồm hệ thống cảng - khu công nghiệp - khu đô thị, trong đó khu đô thị chiếm gần 1/3, đáp ứng nhu cầu sinh sống cho 250.000 chuyên gia, lao động. Đây sẽ là đầu mối giao thương, trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực và hình thành nên các khu đô thị sầm uất.
Trao đổi với Thanh Niên, đại diện Công ty CP Cảng Sài Gòn cho biết chừng nào siêu dự án cảng Hiệp Phước chưa khởi động, rất khó tính chuyện di dời cảng Tân Thuận. Hiện sản lượng hàng hóa qua cảng Tân Thuận rất cao, đạt hơn 5,7 triệu tấn trong năm 2021, chiếm khoảng 55% so với gần 10,2 triệu tấn trên toàn cảng Sài Gòn. Nếu đưa xuống Hiệp Phước mà chưa xây dựng được cảng thay thế với công suất bằng như vậy thì lượng tàu, hàng sẽ bị đứng. Khi đó, tàu hàng sẽ về Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.HCM sẽ mất chi phí rất lớn từ tiền dịch vụ cảng biển.
Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng đường kết nối tại cảng Hiệp Phước hiện chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Trên đường bộ, hiện chỉ có 1 con đường độc đạo dẫn vào cảng Hiệp Phước. Nếu hàng hóa đi theo hướng từ phía đông sẽ phải đi xuyên vào nội đô vì hệ thống đường Vành đai chưa khép kín. Nếu đi theo hướng miền Tây thì đường hẹp, qua phía nam đường Nguyễn Văn Linh cũng chật, thường xuyên ùn tắc. Dưới lòng sông, luồng dẫn cạn, tàu hàng không thể đi trực tiếp từ cổng Soài Rạp vào cảng mà phải đi vòng từ luồng Lòng Tàu vào mũi Nhà Bè, sau đó mới vào luồng Soài Rạp.
"Do đó, chưa khởi công xây dựng cảng thay thế, giải quyết bài toán kết nối giao thông cả đường bộ và luồng dẫn thì sẽ rất khó để di dời cảng Tân Thuận" - đại diện Cảng Sài Gòn lưu ý.
Dành 1.200 ha làm khu đô thị ven vịnh Cam Ranh Ngày 24-5, ông Lê Ngọc Thạch, Chủ tịch UBND TP Cam Ranh (Khánh Hòa) cho biết khu đô thị (KĐT) ven vịnh Cam Ranh đang được điều chỉnh để phù hợp với luật quy hoạch, đây là cơ sở để địa phương thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu tỉ...