Bức xúc hàng loạt ‘lô cốt’ mọc giữa đường bức tử giao thông Thủ đô
Chỉ dài 1,2 km, nằm từ ngã ba giao cắt với đường Trần Phú đến ngã ba giao cắt đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), nhưng cả năm nay trên phố Vũ Trọng Khánh chình ình 9 “ lô cốt” rào chắn cứng, án ngữ 2/3 tuyến đường, tạo thành nút cổ chai, gây ùn tắc giao thông, nhất là vào giờ cao điểm.
Các lô cốt này được dựng lên để phục vụ dự án Hệ thống cống nước thải Yên Xá, nhưng dự án dường như đang ngừng thi công, dở dang, khiến dư luận bức xúc.
Không chỉ trên đường Vũ Trọng Khánh, mà những lô cốt như thế này đang mọc lên ngày càng nhiều do các dự án xây dựng hạ tầng của thành phố chậm triển khai hoặc thi công “ì ạch”, là một trong những nguyên nhân chính gây ra ùn tắc nội đô hiện nay trong bối cảnh giao thông đã quá “ngột ngạt”.
Tham gia giao thông trên các tuyến phố Vũ Trọng Khánh (quận Hà Đông), Cát Linh, Kim Mã, Quốc Tử Giám, Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa), Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm), Hồng Tiến (quận Long Biên)… nhiều người bức xúc phản ánh, các lô cốt hàng rào tôn án ngữ giữa đường như đang bức tử giao thông, thu hẹp lòng đường. Song, các lô cốt là hệ lụy của các dự án hạ tầng dở dang “trơ gan cùng tuế nguyệt” không biết bao giờ được gỡ bỏ.
Tình trạng giao thông bị “thắt nút cổ chai” diễn ra hàng ngày trên phố Vũ Trọng Khánh (quận Hà Đông) bởi 9 “lô cốt” hàng rào tôn án ngữ trên đường.
Không chỉ án ngữ 2/3 lòng đường, bùn thải tại các vị trí lô cốt còn khiến nhiều lái xe bị trơn trượt, gây mất an toàn giao thông.
Các lô cốt hàng rào tôn đã chình ình trên phố cả năm nay, nhưng không thấy dấu hiệu thi công hay dỡ bỏ.
Bên trong các lô cốt là tình trạng các miệng cống thoát nước thành bể chứa nước mưa bỏ hoang, đây là công trình hạ ngầm thuộc dự án Hệ thống cống nước thải Yên Xá.
Vì nhiều lý do cả khách quan lẫn chủ quan khiến các dự án hạ tầng giao thông của thành phố khởi công hoành tráng lúc đầu, rồi thi công ì ạch, chậm tiến độ, bỏ dở về sau, đã và đang gây ra những hệ lụy tất yếu như ùn tắc giao thông, mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng tới sinh hoạt, môi trường sống của các hộ dân tại khu vực xung quanh các tuyến đường này.
Video đang HOT
Tương tự tuyến phố Vũ Trọng Khánh, tuyến phố Phạm Ngọc Thạch – Chùa Bộc đang thi công cầu vượt chữ C hay phố Hồng Tiến đang thi công cầu vượt nút giao Cổ Linh… do chậm tiến độ nhiều năm nay, người, khiến phương tiện qua nút thắt cổ chai chật vật, công trình thì “đắp chiếu”, người dân thì khổ sở.
Lô cốt hàng rào chắn án ngữ trên phố Kim Mã (quận Đống Đa), thuộc dự án đường sắt ngầm Metro Hà Nội khiến giao thông qua đoạn tuyến ùn tắc nghiêm trọng vào giờ cao điểm.
Hướng đi Kim Mã – Nguyễn Thái Học chỉ còn rộng khoảng 2 m cho phương tiện lưu thông.
Lô cốt hàng rào tôn trên phố Cát Linh (quận Đống Đa) khiến mặt đường bị thu hẹp chỉ còn khoảng 5 m cho các phương tiện lưu thông 2 chiều.
Hàng rào lô cốt trên phố Quốc Tử Giám (quận Đống Đa) mới được thu hẹp vào giữa đường thay vì cả tuyến phố trước đây, người dân phải khổ sở để di chuyển từ nhà ra đường.
Dự án hạ ngầm Metro Hà Nội dựng lô cốt trước cổng Ga Hà Nội trên phố Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm) chưa biết bao giờ xong vì tình trạng chậm tiến độ.
Công trường bên trong dự án không thấy dấu hiệu thi công.
Không ít chuyên gia giao thông nhận định, đã có những quy định yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công các dự án hạ tầng của Thủ đô phải chấp hành các quy định về tiến độ, thời gian, chất lượng công trình, không thể viện cớ khó khăn để chây ì thi công, làm ùn tắc, mất an toàn. Các lô cốt bủa vây đường phố làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất kinh doanh hàng ngày của người dân, ai sẽ bồi thường thiệt hại do những hệ lụy gây ra? Để xảy ra tình trạng này, chủ đầu tư dự án hạ tầng phải chịu trách nhiệm trước TP Hà Nội và người dân.
Qua tìm hiểu, dự án Hệ thống cống nước thải Yên Xá (huyện Thanh Trì, Hà Nội) được khởi công xây dựng từ đầu tháng 10/2016, dự kiến bàn giao trong năm 2022, với tổng mức đầu tư hơn 800 triệu USD (hơn 16.000 tỷ đồng), dự án đặt hệ thống đường cống ngầm qua các quận, huyện: Thanh Xuân, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Trì để dẫn nước thải. Riêng gói thầu đi qua quận Hà Đông trên phố Vũ Trọng Khánh được phép rào chắn, đào đường để thi công. Tuy nhiên, khi không thi công chủ đầu tư phải sử dụng các tấm tôn đậy trả lại mặt bằng, bố trí người hướng dẫn giao thông để giảm thiểu tình trạng ùn tắc, nhưng hiện nay không thấy bóng dáng cá nhân, tổ chức liên quan thực hiện nội dung này. Dự án này đã được Sở GTVT Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương thu hồi các vị trí có lô cốt rào chắn…
Hay dự án cầu vượt chữ C trên phố Phạm Ngọc Thạch – Chùa Bộc dù đã điều chỉnh lùi tiến độ, nhưng dự án này vẫn khó cán đích theo cam kết với TP Hà Nội vào cuối năm nay, vì công trường vẫn ngổn ngang các hạng mục. Việc thi công chậm gây ùn tắc, trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án Đầu tư các công trình hạ tầng giao thông TP Hà Nội. Thực tế, trừ tác động của dịch bệnh, chủ đầu tư, nhà thầu dự án không thể đưa ra lý do vướng cái này, cái kia để chậm tiến độ. TP Hà Nội cần làm rõ, giám sát chặt chẽ, không thể để dự án trọng điểm của Thủ đô ì ạch như hiện nay, còn các lô cốt vẫn bức tử giao thông. Cầu vượt chữ C nút giao Phạm Ngọc Thạch – Chùa Bộc khởi công tháng 11/2021, theo tiến độ sẽ hoàn thành trong tháng 6/2022 và đã lùi đến cuối năm nay…
Người dân sinh sống dọc lô cốt trên các phố Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu hàng ngày phải di chuyển chật vật ra đường qua “ngõ” nhỏ khoảng 1 m do lô cốt tạo ra.
Lô cốt chình ình 2/3 tuyến phố Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa) thuộc dự án thi công cầu vượt chữ C qua nút giao Phạm Ngọc Thạch – Chùa Bộc.
Lô cốt biến tuyến phố Chùa Bộc thành “điểm đen” ùn tắc giao thông hiện nay của Hà Nội vào giờ cao điểm.
Ngã tư Phạm Ngọc Thạch – Chùa Bộc – Trung Tự rộng rãi trước đây, nhưng luôn trong tình trạng ùn tắc hiện nay.
Lô cốt trên phố Hồng Tiến (quận Long Biên) do dự án Cầu vượt Cổ Linh qua đường Nguyễn Văn Cừ tạo ra vì chậm tiến độ nhiều năm nay.
Vị trí lô cốt trở thành bãi để xe ô tô tự phát và nơi tập kết xe thùng thu gom rác thải.
Theo lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội, những tháng cuối năm là dịp cao điểm hoàn thành các dự án hạ tầng, nên nhiều chủ đầu tư, đơn vị thi công tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án để kịp hoàn thành trước ngày 31/12, nên nhiều tuyến đường bị quây tôn, rào chắn. Sở GTVT Hà Nội đang rà soát lại các vị trí lô cốt chắn ngang đường, yêu cầu tháo dỡ trên những tuyến phố dừng dự án, chưa thi công hoặc thu hẹp hàng rào tôn để phương tiện lưu thông thuận lợi hơn.
Trước thực tế trên, nhiều chuyên gia giao thông cũng đã hiến kế phương án giảm ùn tắc giao thông do các lô cốt ở Hà Nội gây ra. Theo Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam Phạm Thanh Tùng, TP Hà Nội cần có sự giám sát chặt chẽ, đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ theo từng giai đoạn, sớm thu hẹp rào chắn, trả lại lòng đường. Thi công ở những đô thị đặc biệt như Hà Nội với mật độ giao thông lớn, nên hạn chế làm vào ban ngày, tập trung vào ban đêm và cần huy động tối đa máy móc, nhân lực làm cuốn chiếu để rút ngắn thời gian thi công.
TS. Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông cũng cho rằng, chính quyền Thủ đô cần yêu cầu các đơn vị thi công xây dựng đúng tiến độ, nếu chậm trễ phải xử lý quyết liệt. Các dự án đường sắt trên cao là bài học lớn dành cho Hà Nội, không thể cứ mãi chậm, đội vốn, hao hụt ngân sách Nhà nước, còn người dân phải gánh chịu những hệ lụy.
Hà Nội đề nghị sớm chọn nhà thầu thay Công ty Bắc Hà thực hiện 5 tuyến xe buýt
Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề nghị Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội sớm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mới thay thế Công ty Bắc Hà liên quan tới 5 tuyến buýt mà công ty này đang vận hành, nhằm tránh bị gián đoạn việc hoạt động.
Tuyến buýt 44 do Công ty Bắc Hà vận hành sẽ có nhà thầu mới từ 1-8?
Cụ thể, theo tờ trình của Sở Giao thông vận tải Hà Nội gửi Sở Kế hoạch và đầu tư, cần phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đối với 5 tuyến buýt số 41, 42, 43, 44, 45.
Theo tờ trình, nguồn vốn đối với các gói thầu 5 tuyến buýt trên sẽ lấy từ nguồn xã hội hóa và có trợ giá từ ngân sách thành phố.
Về giá gói thầu, tờ trình nêu rõ tổng chi phí vận hành các gói thầu trong thời gian còn lại của gói thầu cũ (đã bao gồm phí sử dụng đường bộ, giá dịch vụ xe ra vào bến xe ôtô), được Sở Giao thông vận tải có văn bản lấy ý kiến góp ý của Sở Tài chính (văn bản số 3817/SGTVT-KHTC ngày 20-7-2022).
Về hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu, Sở Giao thông vận tải cho rằng sẽ thực hiện theo chỉ định thầu, nhà thầu trong nước. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu sẽ bắt đầu từ tháng 7-2022.
Các tuyến buýt số 41, 42, 43, 44, 45 sẽ kết thúc hợp đồng thầu cũ với Công ty TNHH Bắc Hà từ ngày 1-8-2022. Để việc lựa chọn nhà thầu mới không bị gián đoạn, ảnh hưởng tới việc phục vụ người dân, Sở Giao thông vận tải đề nghị Sở Kế hoạch và đầu tư xem xét, sớm quyết định để làm cơ sở triển khai việc lựa chọn được nhà thầu mới.
Tối 8-11, hàng ngàn xe hơi và xe máy cùng 'lết lết' trên đại lộ Phạm Văn Đồng Tối 8-11, hàng ngàn xe hơi, xe máy chen chúc nhau trên đại lộ Phạm Văn Đồng (TP.HCM) hướng sân bay Tân Sơn Nhất đi TP Thủ Đức. Trong khi đó, một số tuyến đường về sân bay cũng bị ùn ứ kéo dài. Xe cộ "lết" trên đường Phạm Văn Đồng tối 8-11 - Ảnh: CHÂU TUẤN Đại lộ Phạm Văn Đồng...