Bức xạ trên Mặt Trăng cao gấp 200 lần Trái Đất
Các nhà thám hiểm Mặt Trăng trong tương lai sẽ tiếp xúc với lượng bức xạ mạnh gấp 2 – 3 lần so với phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Robot tự hành Trung Quốc hoạt động ở vùng tối của Mặt Trăng. Ảnh: CNN.
Nguy cơ từ bức xạ đòi hỏi phi hành gia hạ cánh trên Mặt Trăng phải trang bị tấm chắn dày để bảo vệ sức khỏe, theo nghiên cứu công bố hôm 25/9 trên tạp chí Science Advances. Trạm đổ bộ của Trung Quốc ở vùng tối của Mặt Trăng cung cấp những phép đo đầy đủ bức xạ tại đây. Nhóm nghiên cứu đến từ Trung Quốc và Đức báo cáo về dữ liệu bức xạ do tàu Hằng Nga 4 thu thập. Bộ dữ liệu giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn nguy cơ tiềm ẩn đối với những người bay tới Mặt Trăng, theo Thomas Berger, nhà vật lý ở Viện y thuộc Cơ quan Vũ trụ Đức.
Những phi hành gia trên Mặt Trăng sẽ phải chịu lượng bức xạ cao hơn từ 200 đến 1.000 lần so với trên Trái Đất, hoặc gấp 5 – 10 lần mức hành khách bay xuyên qua Đại Tây Dương tiếp xúc, theo nhà nghiên cứu Robert Wimmer-Schweingruber tại Đại học Christian-Albrechts ở Kiel, Đức. Ông nhấn mạnh cấu tạo cơ thể người không phù hợp với lượng bức xạ lớn đến vậy và cần có đồ bảo hộ.
Lượng bức xạ trên khắp bề mặt Mặt Trăng khá đồng đều, trừ khu vực gần thành của các miệng hố sâu. Wimmer-Schweingruber cho biết con số rất gần với mô hình dự đoán. Trên thực tế, bức xạ do tàu Hằng Nga 4 đo trùng khớp với số liệu từ thiết bị dò trên tàu NASA quay quanh quỹ đạo Mặt Trăng cách đây hơn một thập kỷ, theo Kerry Lee, chuyên gia về bức xạ ở Trung tâm Vũ trụ Johnson tại Houston.
Theo NASA, hai phi hành gia đầu tiên hạ cánh trên Mặt Trăng trong chương trình Artemis sẽ trải qua một tuần ở đây, lâu hơn gấp đôi so với phi hành đoàn Apollo cách đây nửa thế kỷ. Những chuyến thám hiểm sẽ kéo dài 1 – 2 tháng sau khi thiết lập căn cứ.
Dấu vết kinh ngạc về hành tinh cỡ Sao Hỏa đâm vào Trái Đất
Huyền thoại về hành tinh Theia đâm vào Trái Đất, sinh ra đứa con chung là mặt trăng đã được hiện thực hóa sau nghiên cứu gây kinh ngạc của NASA.
Từ khá lâu, Theia được biết đến như là "hành tinh giả thuyết", một hình thức lập luận dựa trên vài bằng chứng gián tiếp về cách mà mặt trăng của Trái Đất ra đời. Theo đó, Theia, kích thước bằng Sao Hỏa, đã lao trực diện vào trái đất 4,4 tỉ năm trước, nhiều đá bụi văng ra đã đi vào quỹ đạo Trái Đất và hình thành mặt trăng.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi NASA đã kiểm tra đá mặt trăng do các phi hành gia trên tàu Apollo mang về hơn 50 năm trước. Các kỹ thuật hiện đại đã giúp vén những bức màn bí ẩn mà nửa thế kỷ trước khoa học bó tay.
Ảnh đồ họa mô tả vụ va chạm huyền thoại giữa Trái Đất (hành tinh lớn hơn) và Theia to bằng Sao Hỏa - ảnh: JPL Caltech/NASA
Giả thuyết về Theia được đưa ra sau khi người ta phát hiện vật liệu tạo nên Trái Đất và mặt trăng tương đồng đến bất ngờ. Nghiên cứu mới này lại chỉ ra thứ khác biệt, nhưng vẫn củng cố cho giả thuyết: mặt trăng có nồng độ clo "nặng" cao hơn Trái Đất, nơi chủ yếu sở hữu clo "nhẹ". "Nặng" và "nhẹ" là để chỉ các đồng vị clo với số lượng neutron khác nhau trong hạt nhân.
Theo NASA, ngay sau va chạm, Trái Đất may mắn giữ được quỹ đạo và độ ổn định, trong khi Theia vỡ hoàn toàn và hợp thành Trái Đất ngày nay. Một số mảnh của cả 2 hành tinh tạo thành mặt trăng. Cả 2 vật thể - Trái Đất và mặt trăng, khi đó còn là 2 khối đá tan nát sau va chạm - đều sở hữu cả clo nhẹ và nặng. Thế nhưng khi lực hấp dẫn mạnh hơn của Trái Đất tác động lên mặt trăng, kéo clo nhẹ về phía mình, để lại cho mặt trăng toàn clo nặng.
Quá trình ấy đã minh chứng tuổi đời thực sự của mặt trăng, cách nó chia sẻ nguyên liệu hành tinh với Trái Đất và cách Trái Đất "bắt nạt" nó thuở chưa hoàn toàn định hình.
Theo nhà khoa học hành tinh Justin Simon, thành viên nhóm nghiên cứu, các phát hiện mới đã lấp đầy khoảng trống trong giả thuyết Theia: Vì sao mặt trăng rất giống nhưng vẫn có chút ít khác biệt về thành phần so với Trái Đất? Có thể nói, Theia đã trở nên rất hiện thực. Ở các "hệ mặt trời" khác, các nhà khoa học cũng từng ghi nhận vụ va chạm giữa các hành tinh có kích cỡ không chênh lệch mấy giống như cặp đôi Trái Đất - Theia.
Trong thần thoại Hy Lạp, Theia chính là tên một vị thần Titan (những vị thần khổng lồ của thế giới sơ khai) đã sinh ra nữ thần mặt trăng Selene.
Đây là cách ngành khai khoáng thiên thạch sẽ giúp ta cứu lấy Trái Đất, đồng thời tạo ra một thế hệ 'nghìn tỷ phú' Cũng như thời kỳ bùng nổ của Internet đã tạo ra những người giàu nhất hành tinh, ngành công nghiệp khai khoáng thiên thể cũng mang tiềm năng tạo ra những khối tài sản kếch xù. Gửi thế kỷ 22, Bỗng nhiên, một khía cạnh kinh tế mới bùng nổ, xuất phát từ giấc mơ của những gã geek và những tiềm năng...