Bức tượng về “vòng 1″ của phụ nữ bị Bắc Kinh tẩy chay
Bức tượng “Yanr” khắc hoạ bầu sữa mẹ đặt trước cửa một khách sạn nổi tiếng ở Bắc Kinh (Trung Quốc) sau 4 năm gây tranh cãi dư luận, cuối cùng đã bị chuyển đi.
Sau khi đứng “gác” bên ngoài cổng khách sạn Schengen ở thành phố Bắc Kinh trong 4 năm, cuối cùng, bức tượng khắc hoạ những bầu ngực ngồn ngộn màu xanh lá đã được cho “nghỉ hưu”.
Bức tượng cao 6 m, được đặt tên là Yanr, do một nghệ sĩ tạo hình người Bắc Kinh có tên Wang Kaifang sáng tạo nên. Năm 2008, khi Bắc Kinh đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic, bức tượng này là một trong số những tác phẩm được lựa chọn để trang hoàng cho thành phố. Khách sạn Schengen – nơi lưu lại của các đoàn phóng viên quốc tế khi tới đây đưa tin về Thế vận hội đã được trao tặng bức tượng này.
Trong 4 năm “đứng gác”, bức tượng đã được sơn lại với những màu sắc khác nhau nhưng dường như đặt một bức tượng phô bày cơ thể như thế giữa thủ đô cổ kính có phần trái khoáy nên rốt cuộc biện pháp cứu chữa nào cũng lộ ra những bất cập, chi bằng cho bức tượng “nghỉ hưu”.
Đây là số phận điển hình của những tác phẩm trưng bày nơi công cộng. Với thiết kế nhạy cảm và gây ra nhiều tranh cãi, chúng thường rất “đoản mệnh”. Bức tượng ngay từ khi mới ra mắt đã bị chỉ trích dữ dội và bị yêu cầu di dời nhưng nghệ sĩ sáng tác ra nó đã lên tiếng bảo vệ “đứa con tinh thần” rằng bức tượng không hề gợi dục, nó chỉ đem lạ lợi ích chung cho cộng đồng.
Nghệ sĩ tạo hình Wang Kaifang giải thích rằng anh muốn mọi người biết trân trọng vẻ đẹp hình thể hơn nữa. “Bầu ngực vốn tượng trưng cho dòng sữa mẹ, hình ảnh đó ấm áp, thân thương nhưng ngày nay nó lại trở thành biểu tượng sexy, là tiêu điểm của những vụ &’lộ hàng’ và trở thành yếu tố nhạy cảm”.
Video đang HOT
Wang cảm thấy mình nên làm điều gì đó để thay đổi nhận thức của xã hội trong vấn đề này. “Nghệ thuật nên đi trước dẫn đường cho ý thức thẩm mỹ của người dân. Nếu nghệ thuật không gây tranh cãi, chứng tỏ nó chưa thể đẩy lùi những giới hạn thông thường và vẫn nằm trong vùng an toàn của sự sáng tạo.”
Bức tượng khoả thân đặt trong sân của trường Đại học Bắc Kinh do một giáo sư trong trường tạc nên cũng đã bị di dời vì yếu tố nhạy cảm
Chen Siming, một sinh viên đang học tại Bắc Kinh chia sẻ: “Nếu bức tượng được đặt tại một bảo tàng nghệ thuật, nó sẽ nhận được sự đón nhận xứng đáng hơn. Dù nó là một tác phẩm ấn tượng, nhưng khi được đặt ở nơi công cộng, nó phải tuân thủ theo những quy chuẩn của cộng đồng. Người dân ở mọi lứa tuổi khi đi qua đây đều có thể quan sát nó, trẻ em có thể sẽ bị ảnh hưởng xấu.”
Wang Kaifang – người đã quen thuộc với những rắc rối trong quá trình kiểm duyệt tác phẩm nghệ thuật chia sẻ: “Trước đây, một số tác phẩm của tôi đã từng bị đưa ra khỏi triển lãm hoặc từng bị &’che chắn’ bằng tấm bìa hoặc mảnh vải. Đưa những yếu tố chân thực của con người vào tác phẩm nghệ thuật là bước cơ bản của quá trình sáng tạo &’vị nhân sinh’.
Nghệ sĩ chẳng nên quá quan tâm tới thị hiếu công chúng, nếu bị chi phối, nghệ thuật mà anh ta sáng tạo ra không còn là nghệ thuật chân chính nữa. Bức tượng của tôi không gây hại cho sự phát triển của trẻ nhỏ nếu cha mẹ của chúng biết nhận ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Khi trẻ đang ở trong thời kỳ định hình tính cách và tư duy, bạn nên xác lập cho trẻ những giá trị đích thực. Chúng ta sinh ra đều giống như nhau, uống sữa mẹ để lớn lên, bức tượng này có gì đáng ghét?”
Giáo sư Peng Xiaohui ở trường Đại học Sư phạm Hoa Trung thuộc thành phố Vũ Hán cho rằng bức tượng không có gì đáng ngại, chỉ có điều những ý tưởng nghệ thuật như thế này nên đồng điệu với tốc độ phát triển của ý thức xã hội. “Trong một xã hội còn mang nhiều tư tưởng truyền thống, mọi người chưa thể cởi mở với ý tưởng phô bày cơ thể nơi công cộng. Khi cảm nhận được cái đẹp trong hình thái nghệ thuật này, ý thức xã hội đã phải đạt tới một tầm cao nhất định.”
Theo Dantri
Đại gia Trung Quốc bị tẩy chay vì có hộ chiếu nước ngoài
Một nữ doanh nhân và chính trị gia có tiếng của Trung Quốc đang trở thành tâm điểm chỉ trích của dư luận, sau khi bị phát hiện có hộ chiếu nước ngoài.
Zhang Lan. Ảnh: comprehensive news
China Daily đưa tin dư luận Trung Quốc đang kêu gọi tẩy chay South Beauty, một trong những chuỗi nhà hàng nổi tiếng ở nước này, với lý do người sáng lập Zhang Lan mang quốc tịch thứ hai. Tuy nhiên, báo này không tiết lộ hộ chiếu mới của bà Zhang do nước nào cấp.
Hộ chiếu nước ngoài của bà Zhang bị phát giác bởi một tòa án Bắc Kinh đang xử lý vụ kiện mà bà có liên quan. Trung Quốc không cho phép công dân mang hai quốc tịch và những người có quốc tịch thứ hai bị mất quyền được cấp hộ chiếu nước này.
Bà Zhang cũng là một thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, cơ quan cố vấn chính trị của đảng Cộng sản Trung Quốc. Cơ quan này từng cáo buộc những người di cư đang lấy đi của cải của quốc gia.
Vụ việc của bà Zhang là điển hình cho xu hướng di cư ra nước ngoài ngày càng tăng trong giới đại gia Trung Quốc. Điều tra của Ngân hàng Trung Quốc và tạp chí Hurun Report cho hay, 46% người Trung Quốc có tài sản trị giá hơn 10 triệu nhân dân tệ (tức 1,6 triệu USD) đang cân nhắc rời khỏi quê hương, trong khi 14% đã bắt đầu làm thủ tục.
Các điểm đến được ưa chuộng nhất của giới nhà giàu Trung Quốc là Mỹ và Canada. Những người tham gia cuộc điều tra dẫn ra một hệ thống giáo dục cứng nhắc, ô nhiễm môi trường, giá cả sinh hoạt tăng và tham nhũng tràn lan là những nguyên nhân chính khiến họ muốn di cư.
Nhiều nhà giàu Trung Quốc còn có thể hưởng lợi từ chính sách "đầu tư nhập cư" của các nước khác, trong đó quyền công dân được đổi bằng các thương vụ bất động sản hoặc tiền gửi ngân hàng.
"Tôi sẽ trung thành với đất nước vì tôi là một người Trung Quốc", bà Zhang khẳng định trong một cuộc phỏng vấn truyền hình.
Tuy nhiên, những người sử dụng mạng xã hội Sina Weibo đã lên tiếng giễu cợt quyết định của bà Zhang. "Các chính trị gia của chúng ta đều gửi con em ra nước ngoài du học và ngày càng nhiều các quan chức tham nhũng ra đi. Chẳng có gì lạ trong chuyện này cả", một người viết.
Theo VNE
Dân cư mạng Ả Rập Xê Út hô hào tẩy chay thịt gà Một nhóm các nhà hoạt động Ả Rập Xê Út đã tiến hành nhiều cuộc vận động trên các mạng xã hội trong mấy ngày qua nhằm kêu gọi người dân "nói không với thịt gà". Các chiến dịch mang tên "Hãy để cho thịt gà thối rữa" và "Tẩy chay thịt gà" xuất hiện trên mạng xã hội Twitter, sau một chiến...