Bực tức đến mấy cha mẹ cũng không nên mắng con vào thời điểm này: Vừa không có tác dụng lại làm hại đến sự phát triển của trẻ
Dù cho cha mẹ có bực dọc đến mấy thì cũng không nên chọn cách mắng mỏ trẻ vào thời điểm bữa ăn.
Mắng trẻ trước bữa ăn có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn và làm chậm sự phát triển chiều cao của trẻ
Bữa ăn là lúc gia đình quây quần bên nhau để tận hưởng. Trong không khí hòa hợp, thoải mái này có thể khiến các bé tăng sự thèm ăn và ăn nhiều hơn. Nhưng nếu cha mẹ chọn thời điểm này để mắng mỏ, giáo dục trẻ với giọng điệu bực bội, trách móc sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Từ đó trẻ chán ăn, không ăn ngon miệng. Về lâu dài điều này không có lợi cho việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em, làm chậm sự phát triển chiều cao của trẻ và ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.
Video đang HOT
Mắng trẻ trước bữa ăn sẽ phá hủy mối quan hệ cha mẹ và con cái, ảnh hưởng đến sự hòa hợp trong gia đình
Thông thường, bố mẹ bận rộn với công việc, và gia đình khó có thể ngồi cùng ăn với nhau liên tục. Các bữa ăn có đủ thành viên trong gia đình là cơ hội tốt để mọi người gần gũi, thấu hiểu, chia sẻ với nhau được nhiều hơn. Bầu không khí này không chỉ giúp gia đình hòa thuận và hạnh phúc, mà còn đóng vai trò tích cực trong việc giáo dục trẻ em. Nhưng nếu trong bức ăn cha mẹ bắt đầu khiển trách đứa trẻ thì bé sẽ cảm thấy rằng không khí thoải mái của gia đình bị phá hủy. Bị mắng mỏ, dạy dỗ trong bữa ăn chỉ khiến trẻ muốn ăn thật nhanh và rời khỏi đó, miễn cưỡng giao tiếp và giao tiếp với cha mẹ. Từ đó điều này sẽ dẫn đến sự sứt mẻ tình cảm của trẻ em và cha mẹ chúng, làm tổn hại nghiêm trọng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
2 giai đoạn "vàng" để bé trai phát triển chiều cao, đa phần cha mẹ đều bỏ qua giai đoạn thứ nhất
Giai đoạn nào là lúc bé phát triển chiều cao vượt trội nhất? Cha mẹ nên nắm bắt để không bỏ lỡ thời điểm bổ sung dinh dưỡng giúp con phát triển toàn diện.
Trước 3 tuổi
Trước 3 tuổi, nhiều bậc cha mẹ không quá quan tâm đến chiều cao của con cái bằng cân nặng. Bởi vì nhiều người nghĩ rằng đây không phải là thời kỳ quan trọng để trẻ phát triển chiều cao. Ngay cả khi trẻ thấp, cha mẹ cũng sẽ nghĩ rằng chưa đến tuổi để con cao lớn. Đặc biệt đối với bé trai, trước 3 tuổi là giai đoạn đặt nên móng cho việc chiều cao. Nếu bé thấp vào thời điểm này, sẽ khó phát triển chiều cao trong tương lai.
Nguyên nhân chính cho việc chậm phát triển chiều cao trong giai đoạn này là chủ yếu liên quan đến thói quen ăn uống của trẻ, ví dụ như kén ăn, ăn ít. Ngoài ra, có thể có những căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể của bé, ảnh hưởng đến sự phát triển. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống và dinh dưỡng của bé trai trước 3 tuổi. Ngoài ra, hãy đưa con đi vận động nhiều hơn.
Tuổi dậy thì
Đến tuổi dậy thì, đã đến lúc cha mẹ phải quan tâm hơn, bởi vì chiều cao của hầu hết các bé trai được định hình ở giai đoạn này. Thông thường, bé trai bước vào tuổi dậy thì và có thể tăng 10-13cm mỗi năm, vì vậy trong hai hoặc ba năm, chiều cao của trẻ sẽ nhanh chóng tăng lên 20-30cm. Do đó, chiều cao của trẻ trước tuổi dậy thì, cộng với 20-30 cm này, về cơ bản là chiều cao trưởng thành của trẻ trong tương lai. Nếu cha mẹ nghi ngờ rằng chiều cao của cậu bé không lý tưởng trong giai đoạn trước thì nên nắm bắt giai đoạn quan trọng thứ hai về chiều cao của bé.
Trước hết, dinh dưỡng chắc chắn là ưu tiên hàng đầu. Thứ hai, cha mẹ nên chú ý đến chất lượng giấc ngủ và cố gắng phát triển thói quen ngủ sớm ở trẻ. Đừng thức khuya để tránh ảnh hưởng đến sự tiết hormone tăng trưởng vào ban đêm. Điểm thứ ba là chú ý đến việc cho bé trai tập thể dục nhiều hơn.
Moon
Theo Sohu/emdep
Uống nhiều cà phê có giúp giảm cân nhanh chóng? Cà phê có thể hạn chế sự thèm ăn và tăng cường trao đổi chất, nhưng đó nó có sẽ thực sự giúp bạn giảm cân? Lợi ích sức khỏe của cà phê đã được nhắc đến trong rất nhiều nghiên cứu. Nhiều người lựa chọn cà phê là thành phần trung tâm của kế hoạch giảm cân. Chế độ giảm cân với...