Bức tranh rối loạn về sức khỏe của Trump
Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Trump là “người được xét nghiệm Covid-19 nhiều nhất”, nhưng họ lại không nói thời điểm kết quả của ông “có vấn đề nhất”.
Thế giới biết tin Tổng thống Mỹ Donald Trump dương tính với nCoV hôm 2/10, nhưng cho tới giờ Nhà Trắng chưa công bố chính xác Trump đã nhiễm nCoV từ khi nào.
Quan chức Nhà Trắng và Sean Conley, bác sĩ cá nhân của Trump, liên tục né tránh các câu hỏi về lần xét nghiệm âm tính cuối cùng của Tổng thống Mỹ. “Tôi không muốn nhắc lại những gì đã qua”, Conley trả lời câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo ngày 5/10, trước khi thông báo kế hoạch Trump rời Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed để trở về Nhà Trắng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho câu hỏi này không chỉ đơn giản là nhắc lại mà còn được xem là vấn đề quan trọng. “Đầu tiên bởi nó sẽ giúp dự đoán diễn tiến bệnh. Lý do thứ hai khiến nó rất quan trọng là ảnh hưởng tới việc truy vết tiếp xúc”, tiến sĩ Megan Ranney, giáo sư về y học cấp cứu tại Đại học Brown, nói.
Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng tối 5/10. Ảnh: Washington Post.
Tổng thống Mỹ đăng Twitter rằng ông và Đệ nhất phu nhân Melania có kết quả dương tính với nCoV vào sáng sớm ngày 2/10, không lâu sau khi cố vấn thân cận Hope Hicks được thông báo nhiễm virus.
Theo Wall Street Journal, Nhà Trắng đã không tiết lộ kết quả xét nghiệm dương tính Trump nhận được hôm 1/10, để chờ thêm kết quả xét nghiệm thứ hai.
Nhưng trong cuộc họp báo ngày 3/10, bác sĩ Conley lại nói Trump đã qua 72 giờ chẩn đoán, cho thấy ông đã có kết quả xét nghiệm Covid-19 từ ngày 30/9, sớm hơn thông tin của Wall Street Journal. Tuy nhiên, ông sau đó cho biết đã nói nhầm và khẳng định Tổng thống xét nghiệm dương tính ngày 1/10.
“Khi tóm tắt tình hình sức khỏe của Tổng thống sáng nay, tôi đã sử dụng nhầm cụm từ ‘72 tiếng’ thay vì ‘ngày thứ 3′ và ‘48 tiếng’ thay vì ‘ngày thứ 2′ khi nói về chẩn đoán Covid-19 và việc sử dụng liệu pháp kháng thể đa dòng”, Conley nói chiều 3/10.
Video đang HOT
Bác sĩ của Trump hôm 4/10 cũng thừa nhận đã giấu sự thật Tổng thống phải thở oxy khi nồng độ oxy trong máu tụt xuống vì sốt cao, trước khi được chuyển tới Walter Reed chiều 2/10.
Tiến sĩ Leana Wen, giáo sư về quản lý và chính sách y tế tại Trường Y tế Cộng đồng Milken thuộc Đại học George Washington và cựu ủy viên y tế cộng đồng Baltimore, cho rằng nếu điều Conley nói là đúng, diễn tiến bệnh của Tổng thống Trump khá bất thường.
Tiến sĩ Wen cho rằng thông thường sẽ mất khoảng một tuần để các triệu chứng nhiễm nCoV phát triển tới mức bệnh nhân cần thở oxy. Nếu ông Trump được xét nghiệm hàng ngày như tuyên bố của Nhà Trắng, việc ông có kết quả âm tính vào ngày 30/9 nhưng phải nhập viện ngày 2/10 là “kỳ lạ”.
“Làm sao có thể có chuyện lượng tải virus của ông ấy hôm thứ 4 không đủ để cho kết quả dương tính mà tới thứ 6 lượng oxy lại giảm tới mức cần nhập viện? Nếu mọi thứ đúng như vậy, sức khỏe của Tổng thống Trump thực sự có điều gì đó đáng lo ngại”, Wen nói.
Tiến sĩ Ranney đồng quan điểm với tiến sĩ Wen rằng tiến trình bệnh của Tổng thống khác thường, nhưng nói rằng “không có gì là không thể”.
Philip Bump, biên tập viên của Washington Post, cũng đưa ra nhiều vấn đề hoài nghi về thời điểm Trump nhiễm nCoV. Bump cho rằng tại sự kiện ở Nhà Trắng hôm 28/9, Tổng thống tỏ ra khác thường khi giữ khoảng cách với những người khác, làm dấy lên nhiều câu hỏi liệu có phải ông đã biết mình nhiễm nCoV.
Việc Trump xuất hiện quá muộn ở buổi tranh luận đầu tiên hôm 29/9 khiến đội ngũ y tế ở Cleveland không kịp xét nghiệm nCoV trước khi bắt đầu cũng khiến nhiều người đặt ra nghi vấn. Ngoài ra, trong chuyến đi vận động tranh cử ở Minnesota hôm 30/9, ông Trump được đưa tin rằng ông cảm thấy buồn ngủ khi ngồi trên Không lực Một, trước khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng rõ ràng hơn vào ngày tiếp theo.
Những thông tin mâu thuẫn, không rõ ràng từ phía đội ngũ y tế và quan chức của Tổng thống Trump, cũng như truyền thông khiến bức tranh sức khỏe của người đứng đầu nước Mỹ trở nên rối loạn, đồng thời khiến nhiều chuyên gia y tế cảm thấy lo ngại.
Họ cho rằng việc nắm chính xác về tình trạng sức khỏe của Tổng thống Trump rất quan trọng vì nhiều lý do. Đầu tiên, nhiều bệnh nhân Covid-19 thường chuyển biến xấu trong vòng 7-10 ngày. Nếu ông chủ Nhà Trắng chưa qua giai đoạn này, ông ấy hoàn toàn chưa thoát khỏi nguy hiểm. Thực tế Tổng thống Mỹ đang dùng hai loại thuốc là thuốc kháng virus Remdesivir và thuốc chống viêm Dexamethasone, thường chỉ dùng cho bệnh nhân nặng, khiến tiến sĩ Wen càng thêm lo ngại.
Thứ hai, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến nghị bệnh nhân nên cách ly ít nhất 10 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng nhiễm nCoV để tránh lây virus cho người khác. Nếu Tổng thống Mỹ chỉ bắt đầu có triệu chứng hôm 1/10, ông ấy vẫn còn nguy cơ lây nhiễm và nên duy trì cách ly sau khi trở lại Nhà Trắng.
Cuối cùng, việc biết chính xác thời điểm lần xét nghiệm âm tính cuối cùng của Tổng thống Trump sẽ cung cấp manh mối cho công tác truy vết người từng tiếp xúc khi ông đã có nguy cơ lây nhiễm. Nhiều nghiên cứu chỉ ra mọi người có thể lây nhiễm nCoV cho người xung quanh trước khi xuất hiện triệu chứng vài ngày. Do Tổng thống đã tham dự nhiều sự kiện trước khi thông báo nhiễm virus, trong đó có cuộc tranh luận đầu tiên với ứng viên Dân chủ Joe Biden, thông tin này càng trở nên cần thiết để tìm cách ngăn chặn dịch lan rộng.
Tổng thống Trump (phải) tại sự kiện ở Nhà Trắng hôm 28/9. Ảnh: Washintgton Post.
Song giới chuyên gia nhận định cho tới giờ Nhà Trắng vẫn chưa bắt đầu nỗ lực truy vết tiếp xúc để ngăn dịch, kể từ khi cụm dịch mới xuất hiện xung quanh Tổng thống Trump.
Joseph Eisenberg, trưởng khoa dịch tễ học tại Trường Y tế Cộng đồng thuộc Đại học Michigan, cho biết thêm một ngày thiếu thông tin là tăng thêm nhiều khó khăn cho công tác truy vết tiếp xúc, đồng nghĩa có thêm nhiều người nhiễm virus.
“Điều này thật đáng lo ngại không chỉ xét về góc độ y tế cộng đồng, mà còn là vấn đề minh bạch thông tin và niềm tin, cũng như lợi ích của công chúng”, Eisenberg nói.
Tiến sĩ Ranney thêm rằng với việc không tiết lộ chính xác thông tin sức khỏe của Tổng thống Trump, Nhà Trắng đang phá hỏng hướng dẫn phòng ngừa dịch bệnh của CDC. Cơ quan này khuyến nghị người từng tiếp xúc với ca nhiễm phải cách ly tại nhà hai tuần, nhưng quy tắc này không thể thực hiện khi công tác truy vết thất bại và nhiều người không biết bản thân có nguy cơ lây nhiễm.
“Nếu chúng ta có bất kỳ hy vọng nào về kiểm soát Covid-19, mở cửa nền kinh tế và đưa trẻ em quay lại trường học, tuân thủ các biện pháp y tế cộng đồng là điều rất cần thiết. Khi chính Tổng thống của chúng ta không thực hiện, mọi thứ sẽ càng trở nên khó khăn hơn”, tiến sĩ Ranney cho biết.
Michelle Obama lại công kích Donald Trump
Bà Obama cho rằng Tổng thống Trump hành động sai trái về đạo đức, phân biệt đối xử với người da màu, kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho Biden.
Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump "gây ra nỗi sợ hãi về người Mỹ da màu, nói dối về cách các nhóm thiểu số sẽ hủy hoại vùng ngoại ô, cổ vũ bạo lực và các hành vi hăm dọa", trong video dài 24 phút được công bố hôm 6/10.
Bà Obama nhắc nhở người xem rằng các cuộc biểu tình diễn ra khắp nước Mỹ nhiều tháng nay sau cái chết của những người da màu như George Floyd, Breonna Taylor và Ahmaud Arbery là "lời kêu gọi hòa bình" cho đoàn kết sắc tộc ở Mỹ.
Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama chỉ trích Tổng thống Trump và kêu gọi người dân bỏ phiếu cho Joe Biden trong video hôm 6/10. Ảnh chụp màn hình video YouTube/Joe Biden.
Dù không trực tiếp nêu tên Trump, cựu đệ nhất phu nhân cho rằng đương kim Tổng thống Mỹ và đồng minh đã tìm cách chuyển hướng nỗi tức giận của dư luận "khỏi những thất bại không thể tưởng tượng được của mình bằng cách đổ lỗi cho người khác".
"Những điều mà Tổng thống đang làm, một lần nữa, là sai rành rành", bà nói. "Nó sai lầm về mặt đạo đức và mang tính phân biệt chủng tộc. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không hiệu quả".
Cựu đệ nhất phu nhân tiếp tục bày tỏ ủng hộ với Biden, tuyên bố ông sẽ "làm việc để khôi phục lòng tin giữa cảnh sát và cộng đồng da màu, giải quyết nạn phân biệt chủng tộc đã quấy rầy chúng ta quá lâu".
Ngoài chỉ trích phản ứng của Trump với phong trào Black Lives Matter (Mạng người da màu quan trọng), bà Obama còn lên án Tổng thống về cách ứng phó với Covid-19 khi so sánh thực tế đại dịch ở Mỹ với những quốc gia khác.
Video được ghi hình trước khi Tổng thống Mỹ thông báo dương tính với Covid-19, nhưng trong đó, bà Obama đã nói ông Trump "cố ý để người ủng hộ phơi nhiễm với một loại virus nguy hiểm".
Bà cho rằng số người Mỹ chết vì loại virus này "nhiều gấp đôi" số lính Mỹ tử trận trong nhiều cuộc chiến trước đây gộp lại. "Đó là quy mô của thảm kịch này. Vậy mà tổng tư lệnh của chúng ta, thật đáng buồn, lại mất tăm mất tích".
Bà cáo buộc Trump "không hề lên kế hoạch ứng phó virus". "7 tháng sau, ông ấy vẫn không đeo khẩu trang và khuyến khích mọi người làm tương tự, dù những hành động đơn giản ấy có thể cứu vô số mạng người. Thay vào đó, ông ta tiếp tục làm người Mỹ phẫn nộ khi hành động như thể đại dịch không phải mối đe dọa thực sự".
Cựu đệ nhất phu nhân lưu ý hai con gái của bà cũng đang phải học từ xa giống nhiều người Mỹ khác. "Nhiều bạn bè của các con tôi quay lại trường đã xét nghiệm dương tính hoặc đang sống cùng một người nhiễm", bà Obama nói.
Bà tiếp tục đeo vòng cổ có chữ "Vote" (Bỏ phiếu) trong video lần này, khi chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là tới ngày bầu cử. Chiếc vòng từng xuất hiện trong video bà Obama chỉ trích Trump là "tổng thống sai lầm" và kêu gọi cử tri Mỹ bỏ phiếu cho Biden tại hội nghị toàn quốc của đảng Dân chủ hồi tháng 8.
Tổng thống Mỹ đăng 18 tweet trong gần một giờ Trump đăng hàng loạt dòng tweet khi ở trong bệnh viện, chủ yếu là khẩu hiệu tranh cử và những thành tựu trong nhiệm kỳ của ông. "'Tôi đang bỏ phiếu cho Donald Trump. Cha tôi là một công nhân và quỹ hưu trí tư nhân của ông đã tăng gấp ba lần dưới thời Tổng thống Trump', một cử tri Mỹ nói....