‘Bức tranh Quỷ’ trong Bảo tàng Cố cung, hơn 800 năm ai xem cũng không hiểu, phóng to gấp 10 lần mới phát hiện chi tiết đáng kinh ngạc
Chi tiết ẩn sâu bên trong bức tranh đã khiến nhiều người cảm thấy vô cùng kỳ lạ.
Nền văn hóa dân tộc Trung Quốc từ khi bắt đầu đến nay đã trải qua hơn 5000 năm phát triển, trong quãng thời gian hơn 5000 năm ấy, các thế hệ người Trung Quốc đã sáng tạo ra vô vàn tác phẩm, văn vật phong phú, đầy độc đáo.
Trải qua các cuộc chiến tranh, theo dòng lịch sử, các văn vật lịch sử trở thành những di tích, của cải mang giá trị văn hóa trên con đường phát triển lịch sử xã hội của nhân loại. Đặc biệt trong đó chính là những tác phẩm hội họa, chúng không chỉ mang giá trị nghiên cứu quý giá về mặt lịch sử mà còn mang giá trị giáo dục và nghệ thuật khác biệt.
Tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất của Trung Quốc là tác phẩm “Thanh minh thượng hà đồ”, là tác phẩm được họa sĩ nổi tiếng thời Bắc Tống Trương Trạch Đoan sáng tác.
Với chiều dài 528,7 cm, rộng 24,8 cm, tác giả sử dụng phương pháp tán điểm thấu thị (tức là người họa sĩ lấy hướng nhìn từ trên xuống dưới, từ trước đến sau, từ gần đến xa, căn cứ theo tình huống để vận dụng linh hoạt, không có điểm nhìn cố định hay tiêu điểm cố định), đã khắc họa sinh động hình ảnh đô thành thời Bắc Tống thế kỷ 12 cùng cuộc sống sinh hoạt của các tầng lớp nhân dân trong xã hội bấy giờ.
Bức tranh là minh chứng cho cuộc sống phồn hoa của đô thành Biện Kinh thời Bắc Tống, đồng thời khắc họa lại khung cảnh sinh hoạt cùng kinh tế ở kinh đô Bắc Tống. Sau khi được phát hiện ra, bức họa “Thanh minh thượng hà đồ” đã trở thành 1 trong 10 danh họa được truyền từ đời này sang đời khác của Trung Quốc, được xem là bảo vật quốc gia, được trưng bày và lưu giữ tại Bảo tàng Cố cung.
Thực tế, trong Bảo tàng Cố cung còn lưu giữ rất nhiều bảo vật khác, trong đó quý giá nhất là các bức tranh chữ, những bức tranh chữ mang giá trị lịch sử khác nhau chiếm khoảng một nửa trong Bảo tàng Cố cung.
“Bức tranh Quỷ” trong bảo tàng Cố cung
Những tác phẩm vô cùng nổi tiếng trong Bảo tàng Cố cung không chỉ có riêng bức họa “Thanh minh thượng hà đồ” mà còn có một bức họa khác nổi tiếng vì sự khác biệt và phong cách kỳ lạ của nó, đó chính là bức họa “Khô Lâu huyễn hí đồ”.
Đây là tác phẩm do vị danh họa Lý Tung thời Nam Tống vẽ nên, nội dung bức tranh kể về cảnh vui chơi của phụ nữ và trẻ nhỏ thời Nam Tống.
Video đang HOT
Khung cảnh chủ đạo trong bức tranh “Khô Lâu huyễn hí đồ” là không khí vui vẻ, yên bình, nhưng hình ảnh bộ xương chơi múa rối trong bức tranh lại chẳng ăn nhập với không khí đó, khiến người xem cảm thấy kỳ lạ.
Phải biết rằng là, vào thời cổ đại, người ta thường kiêng kỵ chuyện quỷ thần, những câu chuyện liên quan đến ma quỷ cũng rất ít khi được nhắc đến, vậy tại sao hình ảnh bộ xương lại xuất hiện trong bức tranh này? Liệu đằng sau nó ẩn giấu câu chuyện như thế nào?
Bấy giờ, khi bức tranh này được ra đời, rất nhiều người đều không thể hiểu được ý nghĩa bên trong đó là gì. Đến khi có được bức tranh, các chuyên gia cũng vẫn không thể hiểu hết ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt là gì, trải qua hơn 800 năm, vẫn chẳng có ai có thể đưa ra câu trả lời chính xác.
Thực ra, bức tranh này có liên quan nhiều đến văn hóa thời kỳ Nam Tống, trong xã hội lúc bấy giờ, hình ảnh bộ xương thường được dùng để ẩn dụ một cách hài hước khi nói về người, nhưng theo thời gian trôi qua, cách so sánh này đã dần bị lãng quên, cũng chính vì lí do đó mà khi nhiều người khi thấy bức tranh này lại cảm thấy kỳ lạ.
Sau này, các chuyên gia đã phóng lớn bức họa gấp 10 lần, sau khi quan sát kỹ lưỡng tỉ mỉ mới phát hiện ra chi tiết đáng kinh ngạc.
Bộ xương trong bức tranh có tổng cộng 206 chiếc xương, điều này phải giải thích như thế nào?
Sự thực đúng là, cơ thể con người có tổng cộng 206 chiếc xương, nhưng vào thời đại bấy giờ, khi trình độ y học còn nhiều hạn chế và lạc hậu, con người liệu có thể hiểu rõ về cấu tạo cơ thể người đến vậy chăng?
Mặc dù bức họa này còn ẩn chứa nhiều điều kỳ lạ và bí ẩn, nhưng không thể phủ nhận tài năng hội họa trác tuyệt của Lý Tung. Trong xã hội phong kiến thời bấy giờ, ông có thể vẽ ra một bộ xương có thần thái đến vậy, lại có sự hiểu biết uyên thâm về cấu tạo cơ thể người đến vậy, quả là điều khiến mọi người phải kinh ngạc, tán dương.
Rõ ràng là để vẽ được nên bức họa này, Lý Tung đã phải nghiên cứu chi tiết về cơ thể người, không thể phủ nhận, sự kính nghiệp, chuyên nghiệp như vậy của người họa sĩ là vô cùng xứng đáng để chúng ta kính phục ông.
Bức họa này mang giá trị lịch sử to lớn, xứng đáng để các chuyên gia nghiên cứu và tìm hiểu về nó.
Gương mặt bí ẩn giữa 7000 chiến binh đất nung: Chỉ xuất hiện trong 5 phút và 'biến mất' ngay sau khi khai quật
Bức tượng này là độc nhất trong số 7000 tượng binh mã trong lăng Tần Thủy Hoàng.
Sau khi thống nhất 6 nước, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa - Tần Thủy Hoàng, đã bắt đầu tiến hành xây dựng lăng mộ của mình. Hơn 100.000 người trên khắp nơi trên đất nước đã được huy động để xây lăng mộ cho ông trong suốt 39 năm.
Theo truyền thuyết, Tần Thủy Hoàng từng có một giấc mơ rất đáng sợ. Nhiều đêm ông mơ thấy oan hồn của kẻ thù đến đòi mạng khiến ông phải dùng kiếm để tự sát.
Sau khi tỉnh lại Thủy Hoàng đế đã vô cùng sợ hãi, ông lo khi mình băng hà kẻ thù sẽ đến báo thù nên lập tức ra lệnh chôn một số lượng lớn tượng chiến binh mô phỏng theo các vị tướng lĩnh nhà Tần để theo bảo vệ khi hoàng đế đi sang thế giới bên kia.
Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. (Nguồn: Sohu).
Đội quân đất nung thần kỳ này được tìm thấy lần đầu tiên vào tháng 3 năm 1974, khi một vài nông dân ở tỉnh Thiểm Tây tình cờ đào được các bức tượng bằng đất có kích thước tương đương với người thật.
Khi vừa mới được khai quật, những chiến binh và ngựa bằng đất nung có thân hình sơn màu rực rỡ. Trang phục, làn da và vũ khí của các chiến binh đều được tô màu cho giống với thực tế nhất. Tuy nhiên trong 7.000 bức tượng được khai quật lại có một chiến binh khác biệt có làn da màu xanh, được gọi là chiến binh mặt xanh. Điều này khiến giới khảo cổ hết sức hoang mang!
Vào thời điểm đó, do chưa có công nghệ bảo quản nên giới chuyên môn còn chưa kịp nghiên cứu hóa giải bí ẩn trên thì tất cả các bức tượng đã bị oxy hóa thành màu nâu. Các chuyên gia đã may mắn lưu lại được một bức ảnh của chiến binh mặt xanh trước khi màu xanh vốn có của tượng hoàn toàn biến mất.
Chiến binh đất nung duy nhất có khuôn mặt với màu xanh lục. (Nguồn: NetEase).
Ứng dụng công nghệ tiên tiến của những năm gần đây, các chuyên gia đã phục chế lại được màu sơn và sơn lại cho chiến binh mặt xanh. Tuy nhiên để giữ được màu xanh này, bức tượng vẫn phải được bọc trong các lớp vải.
Tại sao lại có bức tượng này?
Sau khi khai quật được bức tượng này đã có rất nhiều ý kiến đưa ra nhằm lý giải tại sao phần da mặt của tượng lại có màu xanh, không giống như hàng ngàn bức tượng khác.
Một số chuyên gia phỏng đoán rằng vào thời Chiến Quốc đây là hình tượng "thầy phù thủy" trong đội quân nên có hình dáng khác lạ, nhằm hù dọa kẻ thù. Theo các ghi chép trong sách sử, người Trung Quốc cũng từng sơn mặt binh lính nhiều màu trên chiến trận để dọa kẻ thù nên giả thuyết này cũng tương đối hợp lý.
Có ý kiến khác cho rằng bức tượng có mặt xanh nhưng tay vẫn có màu hồng nên có khả năng người thợ chế tác ra chiến binh đất nung này bị mù màu và pha nhầm màu trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên quá trình chế tạo tượng cho vua Tần được quản lý rất nghiêm ngặt nên trường hợp này rất khó xảy ra!
Ngoài ra, cũng có chuyên gia giải thích rằng màu xanh lá cây cũng là một cách để thể hiện màu da và bản thân nó không có ý nghĩa đặc biệt.
Bức tượng trong một lần hiếm hoi được trưng bày rộng rãi. (Nguồn: NetEase).
Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa đưa ra lý do thuyết phục vì sao chiến binh đất nung này lại có mặt màu xanh. Hiện nay, Trung Quốc cũng đã ban hành các chính sách liên quan để cấm đưa chiến binh đất nung mặt xanh ra nước ngoài triển lãm.
Trung Quốc cũng giới hạn số lần trưng bày bức tượng quý này tại bảo tàng trong nước. Tính đến nay, tượng mới được trưng bày 3 lần và hiện đang nằm trong trong Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây với hệ thống bảo quản và bảo vệ nghiêm ngặt.
Trong xã hội phong kiến Trung Hoa, đàn ông thích lấy những cô gái mới 14, 15 tuổi làm vợ, tại sao? Hiện thực xã hội này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân mà ở đó, vai trò của nữ giới bị hạ thấp đến mức đáng thương. Đi cùng với sự phát triển và hoàn thiện không ngừng của xã hội Trung Quốc, mọi phương diện của đất nước này đang có bước chuyển mình mạnh mẽ. Sự kiểm soát về mặt pháp lý...