Bức tranh hai mặt sau cam kết khí hậu COP29
Các quốc gia đã đạt thỏa thuận tài chính khí hậu tại hội nghị COP29, song số tiề.n vẫn vấp phải ý kiến trái chiều.
Sau gần 2 tuần làm việc căng thẳng, thậm chí vượt quá hạn chót hơn 30 tiếng, đại diện các nước tham gia Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Azerbaijan vào hôm qua đã thông qua mục tiêu tài chính 300 tỉ USD nhằm hỗ trợ nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu.
Tăng nhưng chưa đủ ?
Thỏa thuận tại TP.Baku (Azerbaijan) quy định tổng số tiề.n mà các nước phát triển phải cung cấp lên ít nhất 300 tỉ USD mỗi năm cho đến năm 2035, cao hơn 100 tỉ USD so với thỏa thuận trước đó, theo AFP đưa tin.
Video đang HOT
Chủ tịch COP29 Mukhtar Babayev vỗ tay sau khi kết thúc phiên họp hội nghị COP29 ngày 24.11. ẢNH: REUTERS
Tổ chức quan sát dữ liệu khí hậu Copernicus Climate của châu Âu đầu tháng 11 nhận định năm 2024 “gần như chắc chắn” là năm nóng nhất từng được ghi nhận trong gần 85 năm qua. Tháng 10 năm nay có nhiệt độ cao hơn 1,65 độ C so với thời kỳ tiề.n công nghiệp, đán.h dấu tháng thứ 15 trong chu kỳ 16 tháng có nhiệt độ trung bình cao hơn ngưỡng 1,5 độ C theo Thỏa thuận Paris về khí hậu.
Văn kiện cũng nêu 23 quốc gia phát triển và Liên minh châu Âu (EU) có nghĩa vụ đóng góp vào tài chính khí hậu. “Đó là một hành trình khó khăn, nhưng chúng tôi đã đạt được thỏa thuận. Mục tiêu tài chính mới này là một chính sách bảo hiểm cho nhân loại, trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng đang ảnh hưởng đến mọi quốc gia”, theo lời ông Simon Stiell, Thư ký điều hành hiệp ước với tên gọi Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu. Số tiề.n 300 tỉ USD nêu trên đến từ nhiều nguồn như ngân sách chính phủ, đầu tư tư nhân và các cơ chế tài chính khác.
Tuy nhiên, một số nước đang phát triển cho rằng con số sau cùng vẫn thấp hơn so với kỳ vọng là 500 tỉ USD/năm – số tiề.n mà các nước giàu cho là không thực tế, dựa trên tình hình kinh tế hiện nay. Trong khi đó, các nhà kinh tế đán.h giá thế giới cần 1.300 tỉ USD mỗi năm để đối phó với khủng hoảng khí hậu. Tổng thống Mỹ Joe Biden ca ngợi thỏa thuận vào ngày 24.11 là bước tiến quan trọng và cũng là kế hoạch tham vọng, trong khi Bộ trưởng Năng lượng Anh Ed Miliband cho rằng dù tuyên bố của COP29 không làm hài lòng tất cả, gói tài chính 300 tỉ USD có thể bảo vệ gần 1 tỉ người khỏi ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nếu được sử dụng đúng cách.
Ở chiều ngược lại, phái đoàn từ châu Phi, Ấn Độ hay Quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương lại ch.ỉ tríc.h số tiề.n được cam kết quá nhỏ và không đủ giải quyết những vấn đề cấp bách. Ngoài ra, một số nước đang phát triển còn kỳ vọng gói tài chính sẽ được cung cấp dưới dạng tài trợ thay vì khoản vay, điều sẽ tạo thêm áp lực nợ nần.
Sức nóng tại phòng họp
Hội nghị COP29 diễn ra vào thời điểm sắp kết thúc một năm với loạt thiên tai, thời tiết khắc nghiệt xuất hiện trên toàn cầu. Tính cấp bách về tìm giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu là điều được thể hiện rõ, và hội nghị COP29 đã đi thẳng vào trọng tâm với vấn đề tài chính. Song, lúc này những quan điểm trái chiều về số tiề.n cần thiết và mỗi quốc gia cần đóng góp bao nhiêu lại trở thành nút thắt. Phương Tây cũng được cho là đặt những ưu tiên trực tiếp hiện nay như căng thẳng địa chính trị và lạm phát cao hơn vấn đề khí hậu. Mỹ và EU muốn các nền kinh tế mới nổi giàu có như Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, cùng tham gia. Tuy nhiên, dự thảo cuối cùng của thỏa thuận chỉ “khuyến khích” các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ả Rập Xê Út đóng góp tự nguyện.
Từng có thời điểm tưởng chừng hội nghị kết thúc mà không đạt được thỏa thuận, khi đại diện một số quốc gia bất bình đã rời khỏi phòng đàm phán trong ngày 23.11. Hạn chót là ngày 22.11 nhưng các đại biểu đã phải kéo dài thời gian, để sau cùng nước chủ nhà Azerbaijan có thể bế mạc với văn kiện được gần 200 quốc gia đồng thuận. Thỏa thuận ngày 24.11 cũng đặt khuôn khổ cho hội nghị thượng đỉnh về khí hậu năm sau tại Brazil để các nước vạch ra hành động cụ thể.
Theo Reuters, dù đã có thỏa thuận, việc nguồn tiề.n trên thực tế sẽ được phân bổ như thế nào vẫn còn là dấu hỏi. Đặc biệt, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào năm sau còn đặt ra những hoài nghi cho tiến trình thực hiện cam kết, khi ông Trump có lập trường phản đối các thỏa thuận khí hậu và viện trợ nước ngoài.
Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu 18 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền
Theo phóng viên TTXVN tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) ngày 9/10 đã bầu 18 thành viên mới tham gia Hội đồng Nhân quyền, gồm 47 quốc gia thành viên, trong đó các ghế được phân bổ cho các nhóm khu vực để đảm bảo đại diện theo địa lý.
Các quốc gia này sẽ có nhiệm kỳ kéo dài 3 năm, kể từ ngày 1/1/2025.
Toàn cảnh phiên họp Đại hội đồng LHQ ở New York, Mỹ ngày 22/9/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Thông qua hình thức bỏ phiếu kín, Đại hội đồng LHQ đã bầu Benin, Bolivia, Colombia, CH Cyprus, CH Séc, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Gambia, Iceland, Kenya, Quần đảo Marshall, Mexico, Bắc Macedonia, Qatar, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Thái Lan làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2025-2027.
Các thành viên vừa trúng cử sẽ thay thế 18 thành viên sắp hết nhiệm kỳ vào ngày 31/12/2024 gồm Argentina, Benin, Cameroon, Eritrea, Phần Lan, Gambia, Honduras, Ấn Độ, Kazakhstan, Litva, Luxembourg, Malaysia, Montenegro, Paraguay, Qatar, Somalia, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Mỹ.
Trong cuộc bầu cử năm nay, châu Á-Thái Bình Dương là khu vực duy nhất có sự cạnh tranh với 6 ứng cử viên tham gia tranh cử 5 ghế.
Kết quả, Thái Lan nhận được 177 phiếu bầu, CH Cyprus và Qatar cùng nhận được 167 phiếu, Hàn Quốc 161 phiếu, Quần đảo Marshall 124 phiếu bầu và cuối cùng là Saudi Arabia 117 phiếu bầu.
Mỹ ký thỏa thuận an ninh với 3 đảo quốc Thái Bình Dương Các nhà lãnh đạo của 3 đảo quốc Thái Bình Dương đã lên tiếng khi một thỏa thuận kinh tế và an ninh mới với Mỹ được ký sau 5 tháng trì hoãn. AFP hôm nay 11.3 đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi cuối tuần qua đã ký các Hiệp ước Hiệp hội Tự do với lãnh đạo của 3 đảo...