Bức tranh đối lập đêm – ngày ở Phượng Hoàng cổ trấn
Phượng Hoàng nằm tại huyện Hồ Nam (Trung Quốc), được bảo tồn rất tốt về giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc ít người, trở thành điểm tham quan hấp dẫn du khách quốc tế.
Cổ trấn chào đón chúng tôi bằng những hình ảnh thật êm đềm và mờ ảo. Một buổi sáng bình yên, không gian trầm lắng với làn hơi nước bay là đà trên một khúc sông. Mùa hè nơi đây mát mẻ, không quá nóng.
Đi thuyền trên dòng Đà Giang xanh mướt. Ở đây có hai bến thuyền, một bến của nhà nước thì giá khá cao, nhưng ngoài đi thuyền trên dòng sông ra còn khám phá nhiều địa điểm. Còn một bến nữa là của tư nhân, đặt khá xa nhưng bù lại, du khách được khám phá một góc mới về cổ trấn.
Cổ trấn này tương đối rộng, 3 lớp đường đi song song so le nhau, có trong thành và ngoài thành, cũng như Hội An. Đặc trưng ở đây là đường nhỏ, ngõ sâu và bán đồ truyền thống rất nhiều, sản xuất và bán tại chỗ.
Đoạn bờ sông của trấn chưa đầy 1 km có 10 cây cầu, một vài cây cầu trong số đó cực kỳ đặc biệt. Hồng Kiều duyên dáng với kiến trúc cầu có mái che, một chiếc cầu – nhà, được thiết kế theo phong cách “Phượng Hoàng” đặc trưng của cổ trấn. Một cây cầu gỗ ghép cong dưới chân một đoạn thác lùn róc rách, một bên còn có chiếc cọn nước rêu phong quay nhịp nhàng suốt đêm ngày.
Đặc biệt nhất là cây cầu được đổ trụ bằng những cột đá theo nhịp bước chân, có hai luồng đi cho hai chiều ngược nhau. Cách đó không xa là một cây cầu gỗ khác gồm những đoạn cầu bắc qua mố trụ đứng chênh vênh, bề rộng chỉ chừng hơn nửa mét.
Tại cổ trấn, du khách có thể tìm thấy cảnh sinh hoạt rất đời thường của các dân tộc. Một vài người Miêu bên mẹt hàng nhỏ thêu thùa khâu vá, hay làm đồ thủ công mỹ nghệ bằng bạc rất khéo léo.
Những đồ lưu niệm bằng bạc kỳ công bán ở cổ trấn.
Từ cây cầu lớn nối hai bờ sông Đà Giang dành cho xe cơ giới, Phượng Hoàng cổ trấn trải dài ngút tầm mắt với những mái ngói cổ âm dương dày dặn xám như đá tai mèo. Những phù điêu trên đầu mái cong vút một cách kiêu hãnh, như một niềm tự hào sâu sắc về một cổ trấn có tuổi đời 1.300 năm.
Đây là cây cầu nổi tiếng với những mố đá được đặt cách nhau.
Lang thang đi xuống khu vực phía dưới, ban sẽ thấy vô số c ảnh đẹp hiện ra trước mắt. Đây là nơi ít người đến, tha hồ tạo dáng, và rất khác biệt.
Video đang HOT
Đừng quên chụp ảnh tại con đường ô đỏ này, rất lãng mạn và cũng rất thời thượng.
Không thể không kể đến những gánh hàng rong dọc cổ trấn. Những đặc sản được trưng bày đẹp mắt.
Hãy dành chút thời gian lê la các ngóc ngách để tận mắt chứng kiến những kiến trúc còn lưu giữ đến hiện giờ. Một ngôi nhà hoàn toàn làm bằng gỗ được nằm hút sâu trong một con hẻm dài.
Nghe đến cổ trấn, chắc ai cũng nghĩ nơi đây yên bình lắm. Những khi đêm xuống, cổ trấn hoàn toàn khác biệt với lung linh sắc màu, âm thanh sôi động. Ai yêu thích cuộc sống về đêm chắc chắc không thể bỏ qua các quán bar hai bên bờ sông.
Ánh đèn rực rỡ lung linh về đêm.
Nét yên bình tạm thay đổi, nhường chỗ cho không khí sôi động tràn ngập.
Và bạn cũng không thể bỏ qua ẩm thực nơi đây.
Đồ nướng và đậu hũ thối trứ danh của Trung Quốc cũng được bày bán.
Theo Zing News
Lịch trình chi tiết Phượng Hoàng cổ trấn phượt 4 ngày
Phượng Hoàng cổ trấn là một trấn nhỏ của huyện Phượng Hoàng, phía tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, một nơi mà ai trong đời cũng ao ước được tới tham quan dù chỉ một lần.
Tiên cảnh và nét cổ trang tạo nên một thị trấn đậm nét mà ta chỉ thấy trong những bộ phim kiếm hiệp! Nếu ai chưa một lần đến đây, xem qua ảnh cũng đã choáng ngợp, thực sự là một vẻ đẹp hớp hồn người.
Chi phí
Visa: 65 USD (khoảng 1,5 triệu đồng)
Vé tàu 2 chiều Hà Nội - Nam Ninh - Hà Nội: 1,3 triệu đồng (nếu đi nhóm 6 người được giảm 25%)
Tàu 2 chiều từ Nam Ninh - ga Cát Thủ - Nam Ninh: 1,2 triệu đồng
Xe từ ga Cát Thủ đến Phượng Hoàng cổ trấn - ga Cát Thủ: 200.000 đồng
2 ngày khách sạn dành cho 2 người 1 phòng: 400.000 đồng
Ăn tiêu lặt vặt: 2 triệu đồng
Cách thức và điều lệ xin visa
Nếu là 9x mà hộ chiếu trắng (chưa từng xuất cảnh), khi xin visa, bạn cần hợp đồng lao động hoặc giấy chứng nhận là sinh viên. Còn nếu bạn đã đi vài nước Đông Nam Á, hoặc từng đi Trung Quốc thì không cần các giấy tờ này.
8x, 7x, 6x...: chỉ cần hộ chiếu và 2 ảnh 4x6.
Nếu bạn có trẻ em đi kèm dưới 18 tuổi, bạn nhất định phải có giấy ủy quyền của phụ huynh, do chính quyền địa phương cấp, kể cả bạn là mẹ hoặc cha của em bé đó, trừ khi là cả 2 bố mẹ cùng đi.
Lịch trình chi tiết
Khởi hành: Hà Nội - Nam Ninh (mua luôn vé chiều về)
Vé có thể mua trước 1 ngày vào mùa này (không phải mùa du lịch), hoặc phải mua trước vài ngày vào mùa du lịch.
Tàu chạy vào lúc 21h20 từ ga Gia Lâm (Hà Nội) đến Nam Ninh. Tổng giờ trên tàu là 12 tiếng. 9h hôm sau bạn sẽ có mặt tại Nam Ninh.
Tàu chạy đến ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) vào khoảng lúc 24h. Khi đó, các bạn phải cầm tất cả hành lý xuống tàu để làm thủ tục xuất cảnh.
Sau khi làm xong thủ tục, tàu sẽ chạy tiếp hơn 1 tiếng nữa, và dừng ở cửa khẩu Trung Quốc. Bạn xuống tàu để làm thủ tục nhập cảnh.
Các bạn điền thông tin nhập cảnh đầy đủ, và nộp cho nhân viên hải quan khi lên quầy đóng dấu. Khi mọi thủ tục đã làm xong, các bạn quay trở lại tàu ngủ 1 mạch, và sẽ có mặt tại Nam Ninh lúc 9h.
Lưu ý: Chuyến tàu Hà Nội - Nam Ninh không có bán bất kỳ thứ gì, nên các bạn cần phải mang sẵn đồ ăn và nước uống đủ dùng trong chuyến đi 12 tiếng.
Ngày 1: Nam Ninh -> ga Cát Thủ
Vì Phượng Hoàng cổ trấn không có ga tàu, các bạn phải đáp chuyến tàu đến ga Cát Thủ cách Cổ Trấn 2 tiếng ôtô. Bạn mua vé tại Nam Ninh đi ga Cát Thủ, giá 170 tệ. Khi đến nơi, nếu đi đông, các bạn có thể gọi 1 chiếc taxi 4-7 chỗ và mất khoảng 30 tệ cho một người, đi 2 tiếng và sẽ tới thẳng Phượng Hoàng cổ trấn.
Tới nơi, đoàn mình chọn một phòng trọ tại đây, có 7 phòng, mỗi phòng 2 giường gồm nhà vệ sinh, nước nóng tiện nghi đầy đủ, mà giá chỉ có 60 tệ 1 đêm cho 2 người (thêm 1 người là 10 tệ). Hai vợ chồng chủ nhà rất nhiệt tình, hướng dẫn và bê đồ cho mọi người.
Ngày 2: Phượng Hoàng cổ trấn
Bạn có thể đi tour ra thác và chùa cổ cách trấn 2 tiếng xe chạy. Vé tour có thể mua ngay tại khách sạn, với giá 100 tệ 70 tệ tiền đi đò và ăn bữa trưa.
Tour đó đi cả ngày. Xe đón bạn vào 7h, đi thẳng tới chỗ tour và chuyển sang đi đò. Các bạn sẽ được đưa đi thăm một số địa danh nổi tiếng, chùa chiền cổ và ngọn thác. Tất cả đều đẹp tựa như trong phim vậy.
Đến khoảng 12h, khác sẽ được đưa vào một ngôi làng thổ phỉ, và dùng cơm kiểu thổ phỉ. Món chủ đạo là thịt lợn rừng gác bếp, ngoài ra còn khoảng chục món và món nào cũng mặn, nhưng ăn rất lạ và ngon, đặc biệt ăn hết được gọi thêm thỏa mái không mất thêm tiền.
Sau khi ăn xong, khách sẽ di chuyển đến một miếu nhỏ cách làng thổ phỉ 30 phút, xem biển diễn múa và võ thuật.
Trên đường về nhà, các bạn đến thăm khu sản xuất bạc, và có thể mua bạc xịn với giá cực hấp dẫn và nhiều mẫu mã.
Ngày 3 : Khám phá Phượng Hoàng cổ trấn
Nhìn ảnh vậy thôi, chứ cổ trấn này không hề nhỏ. Không chỉ có mặt tiền của hồ, mà còn có những ngóc ngách, ngõ hẹp, ngõ rộng mà các bạn nhất định phải đi khám phá. Vẻ đẹp cổ trang có ở mọi ngóc ngách, nơi nào bạn cũng có thể chụp ảnh. Quãng đường đi từ nửa trấn này sang nửa kia cũng phải 2-3km. Những quán xá, tiệm quần áo, nhạc cụ, quán ăn vỉa hè... tạo nên khung cảnh thân quen như Việt Nam chúng ta vào thập niên 1990 vậy.
Tối đến, các bạn có thể đi hết 2 ven hồ, chiêm ngưỡng những quán cà phê thơ mộng, với những bản tình ca tiếng Trung live acoustic quen thuộc, từ sâu lắng đến lãng mạn khiến bạn mê mẩn.
Nếu các bạn muốn ồn ào, không thiếu những quán bar sôi động. Chúng tôi đã đi đến tận 2h sáng mà vẫn không chán.
Ngày 4: Phượng Hoàng cổ trấn - ga Cát Thủ
Nếu dậy sớm, bạn vẫn có thể đi khám phá cổ trấn lúc rạng sáng, sương mù tuyệt đẹp.
Đặt xe đi Cát Thủ sẵn qua khách sạn từ hôm trước, và bảo họ đến đón vào tầm trưa 12h hoặc có thể trễ hơn. Đường ra ga mất khoảng 2 tiếng. Bạn mua sắm ít đồ lặt vặt rồi lên tàu. Tàu sẽ khởi hành vào 19h30 và đến Nam Ninh (Trung Quốc) vào tầm 7h hôm sau.
Tàu từ Nam Ninh đi Hà Nội khởi hành hàng ngày vào lúc 18h, chạy 12 tiếng về đến ga Gia Lâm.
Chuyến đi này thực sự ấn tượng, hơn hẳn những chuyến đi du lịch Á - Âu trước đó: ấn tượng từ đất nước đến con người, cũng như vẻ đẹp của riêng nó. Con người nơi đây rất nhiệt tình, và chân thật ngay từ lời nói, sẵn sàng giúp đỡ bạn mọi lúc mọi nơi, dù bạn không biết tiếng Trung.
Những điều cần lưu ý
Các bạn nên đổi dư tiền, tiêu không hết có thể đổi lại khi về. Ở trấn Phượng Hoàng có rất ít cây ATM, và cũng không nhận thẻ tín dụng khi mua đồ hay ăn uống. Mình cầm 500 USD đi đổi mà phải đi gần chục ngân hàng, đến chỗ đổi cũng mất thêm 2 tiếng đợi thủ tục.
Trung Quốc không dùng tiếng Anh, hầu như là dùng tiếng phổ thông, mà nếu không biết tiếng, bạn dùng cử chỉ để ra hiệu cũng được
Tải app Pleco (từ điển Trung có sẵn để tra từ, sau đó đưa cho người bản xứ nhìn thay cho việc diễn tả)
Tải betternet để dùng facebook và viber, vì ở Trung Quốc chặn mạng quốc tế.
Nhớ mua đồ ăn cho những chuyến tàu đi dài giờ để tiết kiếm mức tốt nhất.
Phải mặc cả. Bạn chắc chắn sẽ được giảm giá.
Đồ ăn ngon và rẻ, nhưng cay lắm. Nếu bạn không ăn được cay, lúc chọn món phải nhớ nói câu "pủ deo lá" (nghĩa là đừng cho cay).
Nên có sẵn pin dự phòng. Nhiều cảnh đẹp nên điện thoại của bạn sẽ tốn nhiều dung lượng pin cho việc chụp hình và quay video.
Theo Zing News
Phượng Hoàng cổ trấn đẹp mộng mị bên dòng Đà Giang Người dân trong thành vẫn cùng sinh hoạt trên dòng sông Đà (Hồ Nam, Trung Quốc). Họ thường ra bờ sông để tắm táp, giặt giũ, rửa rau, hoa quả trước khi mang ra các khu phố cổ. Chúng tôi đến Trương Gia Giới - Phượng Hoàng cổ trấn vào những ngày giữa tháng 3, tiết xuân lạnh, mù sương. Cảnh sắc tại...