Bức tranh đáng lo ngại về trật tự thế giới
Những mâu thuẫn, bất đồng giữa các nước lớn và trung tâm chính trị lớn về các vấn đề an ninh hệ trọng và nóng bỏng trên toàn cầu đã phần nào cho thấy bức tranh trật tự thế giới đáng lo ngại hiện nay.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã chỉ trích từ Trung Quốc, Nga cho tới các đồng minh châu Âu khi phát biểu tại MSC năm nay
Có lẽ hiếm Hội nghị An ninh Munich (MSC) thường niên nào lại bị bao phủ bởi những tranh cãi và xung khắc quan điểm, lập trường gay gắt giữa các nước lớn như tại MSC lần thứ 55 diễn ra từ 15 đến 17-2 tại thành phố Munich của Đức. Bất đồng không chỉ diễn ra giữa các quốc gia đối thủ lâu nay như giữa Mỹ với Nga hay giữa Mỹ với Trung Quốc, mà còn xảy ra cả với các đồng minh truyền thống là Mỹ với các nước lớn tại châu Âu như Đức và Pháp.
Đại diện của Mỹ, Phó Tổng thống Mike Pence đến MSC đã có những ngày làm việc không hề dễ chịu tại Munich khi mà các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc của ông với các đối tác, từ lãnh đạo Trung Quốc, Nga cho tới các nước đồng minh ở châu Âu đều chìm trong không khí căng thẳng của những tranh cãi, bất đồng. Ông Pence đã dành một thời lượng đáng kể trong bài phát biểu kéo dài trước hội nghị để chĩa “mũi dùi” vào Trung Quốc, cường quốc kinh tế số 2 thế giới và đang trỗi dậy mạnh mẽ như là một cường quốc toàn cầu.
Video đang HOT
Vị phó của Tổng thống Donald Trump không tập trung nhiều vào cuộc chiến thương mại do tiến trình đàm phán giữa hai bên đang có những tiến triển được đánh giá tích cực, mà tập trung sự chỉ trích vào 2 mối đe dọa mà ông Pence cho rằng là đe dọa an ninh chính với Mỹ hiện nay: vụ Huawei với đe dọa môi trường an ninh mạng, và tham vọng độc chiếm Biển Đông, vùng biển chiến lược với Mỹ và cả thế giới. Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì “đăng đàn” phát biểu ngay sau đó đã lập tức bác bỏ mọi cáo buộc của ông Pence, nói Bắc Kinh không hề “bá quyền công nghệ”.
Tương tự với Trung Quốc, “điểm nóng” trong quan hệ Mỹ-Nga hiện nay là việc Washington tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Tên lửa Hạt nhân Tầm trung (INF) cũng được Phó Tổng thống Pence và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tập trung vào để chỉ trích, khẩu chiến với nhau trên diễn đàn MSC. Trong khi ông Pence cáo buộc Nga đã vi phạm INF trong nhiều năm và đó là lý do khiến Mỹ muốn rút ra khỏi hiệp ước này, ông Lavrov lại bác bỏ cáo buộc của ông Pence, đồng thời cho rằng việc rút khỏi INF là để phục vụ cho tham vọng của Washington phát triển các máy bay ném bom và tên lửa hành trình kiểu mới có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.
Nếu như mâu thuẫn hay tranh cãi giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc không làm ai ngạc nhiên thì sự bất đồng quan điểm sâu sắc về nhiều vấn đề an ninh quan trọng giữa Phó Tổng thống Pence và lãnh đạo châu Âu tại MSC lại khiến nhiều người phải ngỡ ngàng. Mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ với các quốc gia bên kia bờ Đại Tây Dương thêm rạn nứt lớn khi Thủ tướng Đức Angela Merkel, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian… đã không ngần ngại chỉ trích Mỹ về việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, rút quân Mỹ khỏi Syria cũng như các vấn đề đóng góp cho NATO…
Bất đồng giữa các nước lớn về nhiều vấn đề an ninh lớn trên thế giới đã khiến ông Wolfgang Ischinger, Chủ tịch MSC lần thứ 55, trong phát biểu bế mạc hội nghị đã phải nêu rõ rằng, nhiều đại biểu tham dự có chung quan điểm rằng trật tự quốc tế đang trong trạng thái “tồi tệ” và điều này thể hiện trong đánh giá của MSC đưa ra tại hội nghị là trật tự quốc tế đang bị phá vỡ. Rõ ràng, sự trỗi dậy như là một cường quốc toàn cầu của Trung Quốc, sự hồi phục của Nga và đặc biệt là chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa đơn phương “nước Mỹ trên hết” mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đẩy tới đỉnh điểm đang làm thay đổi trật tự quốc tế, gây ra những vấn đề an ninh toàn cầu đáng lo ngại sâu sắc.
Theo ANTD
Thủ tướng Đức Angela Merkel ủng hộ EU duy trì cấm vận Nga
Nước Đức ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, nhưng muốn phương Tây duy trì quan hệ với Moscow, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố hôm 16.2.
Thủ tướng Đức Angela Merkel - Ảnh: TASS
Tuyên bố tại Hội nghị An ninh Munich, Thủ tướng Angela Merkel nói rằng Đức ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, đồng thời nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt này cần phải được phối hợp với nhau.
"Chúng tôi ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Những biện pháp này nên được phối hợp (với Ukraine)", bà Merkel nói.
Tuy nhiên, bà Merkel cũng cho rằng các nước phương Tây nên duy trì cuộc đối thoại với Nga, theo khuôn khổ của Đạo luật Sáng lập Nga - NATO.
"Như trước đây, chúng tôi cam kết tuân theo Đạo luật Sáng lập Nga - NATO", bà Merkel nói và cho biết thêm rằng "từ quan điểm địa chiến lược, châu Âu không thể nghĩ đến việc phá vỡ mối quan hệ với Nga".
EU đã áp lệnh trừng phạt kinh tế chống Nga từ ngày 31.7.2014, sau khi chuyến bay MH17 của Malaysia bị bắn hạ trên bầu trời khu vực miền đông Ukraine. Kể từ đó, gói trừng phạt này được gia hạn mỗi 6 tháng một lần với các điều khoản không thay đổi.
Tháng 3.2015, tại hội nghị thượng đỉnh EU đã ra quyết định rằng các lệnh trừng phạt chỉ có thể được dỡ bỏ sau khi thỏa thuận Minsk được thực hiện.
Thiên Hà (theo TASS)
Theo Motthegioi.vn
Trung Quốc có từ bỏ chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước? Chạy đua vũ trang hải quân Trung - Mỹ đang gia tăng, gây áp lực lên Bắc Kinh về việc xem lại chính sách phòng thủ hạt nhân, nhưng Trung Quốc không đủ khả năng. South China Morning Post ngày 7/2 dẫn lời các nhà phân tích cảnh báo, Trung Quốc có thể đang chịu áp lực phải xem lại chính sách không...