Bức thư giấu kín và nỗi đau khôn nguôi của mẹ tôi
Hai bố con dìu mẹ vào giường, thay chiếc áo lành lặn rồi kiên nhẫn đợi cho đến khi mẹ ngủ thiếp đi. Lúc bước ra đã thấy chú Hoàng đứng ngoài hiên tự bao giờ.
Hình như, đã có lúc mẹ tôi khóc lóc khẩn cầu những người chung quanh giải thoát cho bà (Ảnh minh họa)
Tháng 12 năm 2015
Tôi cố căng mắt để nhìn về phía trước. Những dãy núi dài nằm yên trong sự bao phủ bởi sương mù dày đặc và cơn mưa phùn đặc trưng ở vùng cao. Trải dọc triền dốc là thứ đá trắng toát như tuyết, cỏ dại xơ xác và một loại cà độc mà tôi không nhớ nổi tên.
Họ đang đứng trên lưng đèo, chênh vênh giữa núi cao và vực thẳm. Từ chỗ đó, chỉ cần vượt qua hàng chắn lỏng lẻo và bước thêm hai bước nhỏ nữa, thì vĩnh viễn sẽ chẳng còn ai có thể cứu được bố tôi nữa, kể cả đó có là…
Ba năm trước
Bố còn đang loay hoay gạt chân chống, tôi đã nhảy tót xuống đất rồi toan chạy thẳng vào bếp. Ông túm lấy vạt áo, dõng dạc tuyên bố:
- Nếu cuối học kỳ này Minh lại được học sinh giỏi thì bố sẽ mua cho Minh một chiếc xe đạp!
- Thật hả bố, bố hứa rồi đấy nhé!
Tôi vui sướng hình dung ra hai chiếc xe đạp bóng loáng của cái Hiên, thằng Đoàn. Nay mai chúng sẽ phải “mắt chữ A mồm chữ O” dõi theo khi tôi thong dong đạp xe đến trường rồi sau đó khóa “bảo bối” thật cẩn mật bằng khóa chữ U.
Ý nguyện ấy vừa hiện lên đã vội vụt tắt bởi tiếng kêu thất thanh vọng ra từ khu vườn phía sau nhà. Hai bố con tôi vội vã chạy đến, lại trông thấy mẹ tôi say khướt, vừa la lối om sòm vừa hoảng loạn chặt phá cây trong vườn.
Tôi sợ hãi núp sau lưng bố, len lén liếc tới những vệt máu rơi vãi trên nền đất và đôi chân trần chằng chịt sẹo ngang sẹo dọc. Ánh nắng đỏ rực vừa miên man quấn quýt thân chai rượu thủy tinh màu xanh sẫm, vừa đỏng đảnh hắt lên khóe mắt lõm sâu, nhăn nhúm của mẹ.
Bỗng nhiên mẹ tôi im bặt. Bà lấy hết sức bình sinh ném cả con dao lẫn chai rượu ra xa rồi ngồi thụp xuống. Từng giọt nước mắt thi nhau lăn dài trên hai gò má hốc hác.
Bố tôi lao vào ôm chặt mẹ từ phía sau, nhẹ nhàng thủ thỉ:
- Bình tĩnh nào, Thiên Ý! Chuyện qua rồi. Tất cả chỉ là ảo ảnh; chỉ là em đang mơ đấy thôi. Em từng nói rằng em ghét rượu kia mà…
Video đang HOT
Hai bố con dìu mẹ vào giường, thay chiếc áo lành lặn rồi kiên nhẫn đợi cho đến khi mẹ ngủ thiếp đi. Lúc bước ra đã thấy chú Hoàng đứng ngoài hiên tự bao giờ. Chú vừa đóng lại bàn học cho anh em tôi vừa chuyện trò linh tinh với con bé Mai.
Chú Hoàng là bạn nhập ngũ cùng đợt, cùng đơn vị với bố tôi cách đây gần hai chục năm. Tính chú hơi “nghệ sĩ”, sau xuất ngũ không trở về quê hương mà rong ruổi nay đây mai đó. Tháng 4 năm ngoái, chú tới tìm bố tôi, sau đó thuê lại căn nhà sát vách rồi nhận đóng mới và sửa chữa đồ gỗ tại nhà đến tận bây giờ.
Trong thôn bản, ai cũng rất yêu quý chú Hoàng. Ngay cả mẹ tôi những khi tỉnh táo đều đi chợ mua giùm chú mớ rau, con cá hay muối cho chú vại dưa cà.
Tôi nhớ rằng trước kia, mẹ chưa từng đối xử tận tình với “người hàng xóm” nào như thế.
Tháng 4 năm 2013
Hôm nay, tôi trở về nhà sớm hơn thường lệ 45 phút vì được nghỉ tiết sinh hoạt cuối tuần. Từ đằng xa, tôi đã trông thấy chiếc áo màu gạch cua độc nhất vô nhị của chú Hoàng và dáng người gầy gò của mẹ tôi. Chưa kịp cất tiếng chào, tôi sững người khi mẹ ấn chặt chú Hoàng vào sát tường. Bà giương đôi mắt vàng vọt hằn rõ từng tia máu, run run khẩn cầu:
- Tôi cắn rơm cắn cỏ lạy cậu! Hãy nghe tôi! Đã hai năm rồi…
Chú Hoàng dứt khoát quay mặt đi, miệng lí nhí:
- Xin lỗi chị, em không thể làm thế!
Tôi nặng nề quay đầu xe, mắt nhòe ướt.
Ước gì, cô giáo tôi hôm nay không cho về sớm…
***
Ngoái lại thêm một lần để chắc chắn rằng mẹ đã ngủ say, tôi rón rén bước ra cửa.
Dưới bếp, bố tôi đang xếp bát đĩa lên chạn. Dường như nghe thấy tiếng động, ông khẽ hỏi:
- Con xuống đây làm gì thế?
Tôi hít thật sâu:
- Bố mẹ sắp bỏ nhau phải không ạ?
Ông khựng lại, quay ra chăm chú:
- Con nói sao?
Tôi lảng tránh ánh mắt nặng nề đó, ấp úng đáp:
- Hôm nọ, con nhìn thấy… Hình như mẹ, mẹ… thích chú Hoàng hơn bố.
“Choang!”
Chiếc bát sứ rơi từ chạn xuống, vỡ tan.
Bố tôi mím chặt môi, gương mặt chữ điền hỗn độn xúc cảm. Lát sau, ông chầm chậm cúi đầu, cố nhìn vào mắt và bóp mạnh hai bả vai tôi :
- Minh, coi như bố chưa nghe thấy gì. Con vẫn là con trai ngoan của bố. Bố biết mẹ không dành nhiều thời gian cho con. Nhưng sau này, con sẽ cảm thông với nỗi buồn của mẹ. Từ nay bố cấm con, không được nhắc đến chuyện này với bất kì ai nữa, nghe chưa?
Đau đớn và tủi thân, tôi vùng bỏ chạy.
Tháng 12 năm 2015
Chú Hoàng sắp chuyển đi – ai hay tin cũng buồn. Dường như mẹ tôi uống rượu nhiều hơn trước, mỗi lần say lại chửi bới, đập phá đồ đạc.
Thời gian qua, tôi luôn tìm cách lảng tránh dáng vẻ u uất của mẹ tôi. Cho đến một hôm khó nhọc dìu bà vào phòng, tôi tìm được dưới gối một mảnh thư, có lẽ đã bị xé mất phân nửa.
Nét chữ ấy với tôi, không thể thân quen hơn được nữa:
“Hoàng,
Anh e rằng chúng ta không thể tiếp tục được nữa rồi. Thiên Ý đã quá bất hạnh. Hi sinh cho anh cả thanh xuân, cô ấy cần được bình yên tháng ngày còn lại. Chúng mình càng không thể ích kỷ như thế mãi được.
Anh chợt nhận ra rằng Thiên Ý, Minh và Mai quan trọng với anh hơn em. Họ là tim, em là mắt nhìn. Anh có thể mù loà, nhưng không thể sống mà thiếu mất trái tim.
Anh muốn nói hết với em một lần. Không thành vợ thành chồng kiếp này, mình hẹn nhau kiếp sau. Không về chung một nhà, nhưng mình mãi có nhau.
Đợi em chỗ cũ,
Anh.”
Vò nát mảnh giấy trong tay, tôi vội vội vàng vàng lao ra sân. Hình như, đã có lúc mẹ tôi khóc lóc khẩn cầu những người xung quanh giải thoát cho bà. Hình như, ai đó từng kể tôi nghe về những câu chuyện tình cảm động được viết lên ở “chỗ cũ”.
***
Chú Hoàng nhảy lên chiếc xe cà tàng, luống cuống tìm bàn đạp. Chiếc áo màu gạch cua nhanh chóng biến mất sau lớp sương mù dày đặc. Bố tôi đăm đăm trông theo hướng người ông yêu, đôi vai rộng lớn rung lên từng đợt.
Lần đầu trong đời chứng kiến bố khóc, tôi cảm thấy sỏi đá dưới chân mình bỗng chốc trở nên nhão nhoét.
Mảnh thư nhàu nhĩ nhân cơ hội đó tuột khỏi tay tôi, bay vút theo cơn gió lớn ngang qua.
Theo Nguoiduatin
Tâm sự buồn về mẹ tôi
Mẹ tôi, người phụ nữ sau khi lấy chồng chẳng còn thuộc về gia đình mình, cũng không được gia đình chồng đón nhận.
ảnh minh họa
Chuyện nhà nội: Ba tôi mất được 6 năm rồi. Cuối năm nào mẹ và tôi cũng lên mộ ba và ông bà để quét dọn với các cô bác bên nội. Nhà nội vốn không ưa mẹ từ thời ba còn sống, đến lúc ba mất đi thì quan hệ càng ngày càng xấu. Suốt buổi dọn dẹp, mẹ tôi chỉ chào hỏi mấy cô cho có lệ rồi ai làm việc nấy, thỉnh thoảng ai hỏi gì thì trả lời đó, còn các cô các bác vừa cười vừa nói, trêu đùa. Tôi cảm giác như mẹ vô cùng lạc lõng giữa gia đình nhà nội.
Chuyện nhà ngoại: Sau khi bà ngoại mất, ông ngoại làm thừa kế và lập di chúc chia tài sản cho các cậu và cháu nội. Các dì tôi tất nhiên không có phần trong đó, nhưng cũng nói ra nói vào, người này ít người kia nhiều, người này có rồi vẫn còn đòi nữa... Mẹ tôi trong lúc tham gia vào cũng bày tỏ quan điểm này nọ, tôi chỉ khuyên mẹ: "Mẹ vốn không có phần gì trong đó thì cũng không nên nói ra nói vào, ai làm gì làm, mình vốn không được gì thì không nên tranh giành hay giúp người khác tranh giành làm gì, rồi có chuyện lại rất phiền phức".
Vậy đó, mẹ tôi, người phụ nữ sau khi lấy chồng chẳng còn thuộc về gia đình mình, cũng không được gia đình chồng đón nhận. Mong các bạn đọc chia sẻ cùng tôi.
Theo VNE
Sinh con xong, vợ tôi bỗng trở thành một 'tổ kiến lửa' Thái độ và tính tình của cô ấy thay đổi 180 độ sau khi sinh con xong khiến tôi và mẹ tôi chóng mặt đuổi theo. Kể từ sau khi sinh con, chỉ cần tôi đi chơi về muộn hoặc nói một câu gì đó trái với ý là vợ tôi có thể sẵn sàng khóc lóc, bù lu bù loa lên. (Ảnh...