Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nguyên tắc estoppel

Theo dõi VGT trên

Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do đó nó không có giá trị pháp lý đối với hai quần đảo này.

Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nguyên tắc estoppel - Hình 1

Trường Sa. Ảnh: Trường Phong

Ngày 23/5, tại cuộc họp báo quốc tế do Bộ Ngoại giao tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam một lần nữa tái khẳng định Trung Quốc đã viện dẫn sai lệch bức thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi phía Trung Quốc ngày 14/9/1958. Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do đó nó không có giá trị pháp lý đối với hai quần đảo này.

Hoàn cảnh và ý nghĩa thực tế của bức thư

Trong bối cảnh của thời kỳ chiến tranh lạnh và thế giới phân chia thành hai phe: Tư bản chủ nghĩa (TBCN) và xã hội chủ nghĩa (XHCN), xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan (Đài Loan lúc đó còn giữ hai đảo nằm giáp lục địa Trung Quốc là Kim Môn và Mã Tổ), hải quân Mỹ đến vùng eo biển Đài Loan, khiến Trung Quốc lo sợ rằng Mỹ có thể tấ.n côn.g xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra Tuyên bố về lãnh hải ngày 4/9/1958 với nội dung như sau:

(1) Chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. iều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, ài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo ông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

(2) (3) …

(4) ài Loan và Bành Hồ hiện còn bị Mỹ cưỡng chiếm. ây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. ài Loan và Bành Hồ đang chờ được chiếm lại. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoài không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc”.

Đáp lại tuyên bố này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi bức thư ngày 14/9/1958 cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau: “Thưa đồng chí Tổng lý. Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.

Tại sao lại có bức thư này và với nội dung như trên? Hoàn cảnh ra đời và giá trị pháp lý của nó là gì? Để đán.h giá một cách khách quan giá trị của bức thư này, chúng ta cần xem xét bối cảnh ra đời cũng như nội dung chính của văn bản này, và cần đặt nó dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế.

Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nguyên tắc estoppel - Hình 2

PGS.TS Nguyễn Bá Diến

Thứ nhất, về khía cạnh chính trị – ngoại giao, chúng ta cần xét đến bối cảnh thực tế của quan hệ quốc tế và quan hệ Việt – Trung tại thời điểm năm 1958 để hiểu cặn kẽ vì sao Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại có văn bản này – trong bối cảnh của thời kỳ Chiến tranh lạnh với sự va đậ.p và đối kháng giữa hai lực lượng, hai hệ tư tưởng: phe TBCN (trung tâm là Mỹ) và phe XHCN (Liên Xô, Trung Quốc). Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, những phần tử diều hâu trong giới quân sự Mỹ vẫn chống Trung Quốc và đưa hạm đội vào hoạt động trong eo biển Đài Loan, đ.e dọ.a Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc cũng đã trở thành đối tượng của chiến lược bành trướng của Mỹ ở châu Á nhất là từ khi quân Trung Quốc pháo kích liên tục Kim Môn và Mã Tổ. Theo một tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong “kế hoạch hành động đối với Việt Nam” đề ngày 24/5/1965, Mc Naughton đã lên danh sách mục tiêu của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam mà một trong bốn mục tiêu đó là “để bảo vệ Nam Việt Nam và vùng lân cận khỏi tay Trung Quốc”.

Đúng như luật gia Lưu Văn Lợi, cựu Chánh văn phòng – Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng ban Biên giới thuộc Hội đồng Bộ trưởng (1978-1989) – đã nhận định: “Nếu ai cho đó là sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa thì là đi quá nội dung và mục đích của bức thư, đồng thời phủ nhận tình cảm thiêng liêng trong lòng người Việt Nam, người Trung Quốc lúc bấy giờ”.

Vào thời điểm đó, Việt Nam đã trở thành lực lượng xung kích của phe XHCN trong tuyến đầu chống lại Mỹ và trở thành đồng minh chiến lược của Trung Quốc, “vừa là đồng chí vừa là anh em”, “anh em một nhà” (Trung – Việt nhất gia). Thật không sai khi có quan điểm cho rằng, quan hệ giữa hai nước Việt-Trung lúc bấy giờ mật thiết “như môi với răng”. Hơn nữa, lúc bấy giờ Hội nghị Giơ-ne-vơ của Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã ban hành bốn Công ước, trong đó có Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958. Trung Quốc muốn thể hiện vị thế nhất định của mình trên trường quốc tế nên đã ban hành Tuyên bố ngày 4/9/1958 về lãnh hải.

Do vậy, bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chắc chắn không định đề cập vấn đề pháp lý về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, càng không có ý định từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, mà chỉ nhằm một điều duy nhất, đó là: Thể hiện sự ủng hộ đối với việc quy định lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc nhằm cản tay Mỹ.

Video đang HOT

Phải đứng trên tinh thần đó và bối cảnh những năm 50-60 của thế kỷ trước (quan hệ Việt- Trung; quan hệ Trung-Mỹ cũng như tình hình khu vực và quan hệ quốc tế…) để hiểu bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không phải là sự tuyên bố của VNDCCH từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ phản ánh một sự thật trong giai đoạn tốt đẹp của tình hữu nghị Việt – Trung; phản ánh tình cảm hữu nghị, tình đoàn kết của nhân dân Việt Nam đối với Trung Quốc trước mối đ.e dọ.a của Mỹ vào thời điểm lịch sử đó mà thôi.

Việt Nam không vi phạm các điều kiện của nguyên tắc estoppel

Về mặt pháp lý, có học giả đã lấy thuyết estoppel để khẳng định bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là có sự ràng buộc đối với Việt Nam và Việt Nam bây giờ không có quyền nói ngược lại.

Vậy thuyết estoppel là gì? Có nhiều quan điểm khác nhau về estoppel. Tuy nhiên, hiểu một cách chung nhất, thì estoppel là một học thuyết/nguyên tắc/tập quán, mà theo đó, một quốc gia phải nhất quán trong ứng xử và không được bác bỏ một thực tế đã được chính quốc gia này thừa nhận trước đó. Mục tiêu chính của thuyết này là không cho phép một quốc gia được hưởng lợi hoặc gây thiệt hại cho một quốc gia khác thông qua cách ứng xử không nhất quán của mình.

Theo phán quyết của Tòa công lý quốc tế giải quyết tranh chấp giữa Mỹ và Nicaragua trong vụ “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, thì: “Estoppel có thể được suy diễn từ một thái độ, những lời tuyên bố của một quốc gia nhằm chấp nhận một tình trạng nào đó; thái độ hoặc lời tuyên bố không những phải được thực hiện một cách rõ ràng và liên tục, mà còn phải khiến cho một hoặc nhiều quốc gia khác dựa vào đó mà thay đổi hoạt động và phải chịu thiệt hại”. Các luật gia đều cho rằng, ngầm công nhận trong một tình huống nhất định sẽ dẫn đến estoppel. Nếu quốc gia đã biết rõ về một sự việc cụ thể song vẫn giữ im lặng thì việc im lặng đó phải được giải thích là sự đồng ý, chấp nhận và sẽ không đưa đòi hỏi ngược lại.

Các luật gia quốc tế cũng khá thống nhất trong quan điểm gắn việc ngầm công nhận với estoppel khi giải quyết tranh chấp lãnh thổ và cho rằng trong tranh chấp lãnh thổ, việc ngầm công nhận sẽ đồng nghĩa với estoppel nếu: (i) Các bên tranh chấp lãnh thổ đều đưa ra các yêu sách trái ngược nhau; (ii) Các bên đều biết rõ các yêu sách của nhau; (iii) Một bên giữ im lặng hoặc không có ý kiến hay hành động gì trước yêu sách của đối phương và như vậy bị mất đi quyền của mình.

Như vậy, theo thuyết estoppel thì phải hội đủ 4 điều kiện: (1) thái độ, lời tuyên bố của một quốc gia nhằm chấp nhận một tình trạng nào đó; (2) thái độ, lời tuyên bố đó phải được thể hiện rõ ràng; (3) thái độ, lời tuyên bố đó phải được thể hiện liên tục; (4) khiến cho một hoặc nhiều quốc gia khác dựa vào đó mà thay đổi hoạt động hoặc phải chịu thiệt hại.

Áp dụng những nội dung trên của nguyên tắc estoppel vào bức thư của Thủ tướng VNDCCH cho thấy nó thiếu tất cả các điều kiện nêu trên.

Theo điều kiện thứ nhất của estoppel, bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không phải là tuyên bố của Việt Nam về từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vì các lẽ:

Một là, căn cứ Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 (được các nước Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc bảo trợ) trong đó có các điều khoản về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Đông Dương, đồng thời công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của nước Việt Nam. Tuy nhiên, theo Hiệp định này, Việt Nam tạm thời chia làm hai miền (chứ không phải là chia thành hai quốc gia độc lập- như một số người gần đây nhầm lẫn), lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa quản lý miền Bắc, còn miền Nam Việt Nam do Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH-Nam Việt Nam) tiếp quản kể cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Như vậy, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không quản lý những đảo này và không có thẩm quyền để quyết định về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lúc bấy giờ. Lúc đó, những đảo này nằm dưới sự quản lý của Việt Nam Cộng hòa; mà các chính phủ Việt Nam Cộng hòa luôn luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo. Còn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng không tuyên bố điều gì có thể làm hại đến chủ quyền này cả…

(Còn nữa)

PGS.TS Nguyễn Bá Diến – Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế, Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Luật Biển và Hàng hải Quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Khoa học Biển và Hải đảo.

Theo PGS.TS Nguyễn Bá Diến

Tiề.n phong

Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ sau Thế chiến thứ 2 đến nay

Nhà nước Việt Nam chiếm hữu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất từ thế kỷ XVII, từ đó đã thực hiện thật sự liên tục và hòa bình chủ quyền đó.

Trong các phần trước của loạt bài: CHỦ QUYỀN HOÀNG SA, TRƯỜNG SA NHÌN TỪ CÔNG PHÁP QUỐC TẾ, chúng tôi đã đưa ra các bằng chứng rõ ràng rằng, ít nhất từ thế kỷ XVII cho đến hết thời kỳ thuộc địa, Việt Nam đã chiếm hữu, quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục, hòa bình và phù hợp với các quy định luật pháp quốc tế. Vấn đề còn lại là sự tiếp nối danh nghĩa này ở thời kỳ sau giai đoạn thuộc địa đến nay.

Ngoài ra, phía Trung Quốc lập luận rằng, với tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1958, Việt Nam đã từ bỏ quyền của mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Sự thật của vấn đề này như thế nào? Luật pháp quốc tế có thể rút ra từ đó kết luận gì về quan điểm liên tục của danh nghĩa pháp lý?

Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ sau Thế chiến thứ 2 đến nay - Hình 1

Sách "Trung Quốc Địa lý học giáo khoa thư", phát hành năm 1906 nêu ở trang 241 rằng: "điểm cực Nam của Trung Quốc là bờ biển Nhai Châu đảo Quỳnh Châu, ở vĩ tuyến 18 độ 13' Bắc".

Năm 1951, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đề cập về chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Ý định ấy kèm theo việc chiếm đóng thực tế một bộ phận vào năm 1956 và toàn bộ quần đảo này năm 1974. Nhưng sự chiếm đóng này không thể chuyển hóa thành một danh nghĩa pháp lý. Pháp luật quốc tế hiện đại nghiêm cấm sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Cụ thể, Điều 2, khoản 4 của Hiến chương Liên hợp quốc nêu rõ: "lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng đ.e dọ.a hay sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đ.e dọ.a hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp".

Cũng năm này, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đưa ra yêu sách đối với các đảo Trường Sa. Nhưng đó cũng là một yêu sách trừu tượng, không phải là một danh nghĩa lặp lại của thời kỳ trước, cũng không phải là quyền được rút ra từ việc quản lý thực sự. Việc chiếm đóng một bộ phận quần đảo này chỉ xảy ra rất gần đây (1988) và là kết quả của một hành động quân sự.

Bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu nhấn mạnh, việc chiếm đóng bằng vũ lực không thể là cơ sở của một quyền: "Trung Quốc không hề có giấy tờ chứng thực lịch sử, đã dùng vũ lực để chiếm đóng Hoàng Sa. Với quần đảo Trường Sa, chính quyền nước này cũng không có quyền gì mà chỉ chiếm bằng vũ lực. Điều này không thể được xem là một quyền theo luật pháp quốc tế.

Tôi đã nghiên cứu nhưng chưa tìm được những giấy tờ nào về sự có mặt hoặc quản lý thực sự của Trung Quốc. Thậm chí trong những cuộc thương lượng, họ vẫn không nắm rõ vấn đề, nhầm lẫn. Họ chủ yếu dựa vào vũ lực".

Trong khi đó, đại diện của nước Việt Nam sau khi người Pháp ra đi, Chính phủ Nam Việt Nam luôn khẳng định duy trì quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bằng nhiều Nghị định về quản lý các đảo, như Nghị định về quần đào Hoàng Sa được ký ngày 13/7/1961 thành lập đơn vị hành chính Định Hải; Nghị định ngày 21/10/1969 gộp xã đó với xã Hoa Long; hay việc sáp nhập các đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy ngày 22/10/1956...

Tháng Giêng năm 1974, lực lượng vũ trang Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa. Ngay khi đó, Chính phủ Nam Việt Nam đã đưa ra lời phản đối lên Liên hợp quốc, công bố sách trắng về các quần đảo và lên án mạnh mẽ chống lại các hành động bất hợp pháp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Chính quyền Sài Gòn đã sử dụng diễn đàn tại khóa hợp thứ hai của Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển tại Caracas năm 1974 để khẳng định lại các quyền của mình đối với hai quần đảo này.

Các yếu tố đó đủ để thấy rằng, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì tuyên bố chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa, Trường Sa.

Việc phân chia lãnh thổ ở vĩ tuyến 170 đã đặt hai quần đảo này vào lãnh thổ Nam Việt Nam. Như vậy, chính quyền Nam Việt Nam và chỉ chính quyền này được phát biểu về các đảo và họ đã làm việc đó. Nhưng vì người Trung Quốc lại sử dụng thái độ của các Chính phủ Việt Nam khác để làm căn cứ xác lập chủ quyền của mình nên cần phải phân tích khách quan thái độ đó.

Trong năm 1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhắc lại rằng, "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc". Như vậy, hai chính phủ khẳng định mình là đại diện cho Nam Việt Nam (được trao quyền quản lý lãnh thổ hai quần đảo) đã có chung một thái độ về vấn đề này, không làm đứt mạch chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo.

Tuy nhiên, Trung Quốc lập luận rằng đã có sự từ bỏ danh nghĩa chủ quyền từ phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đó là tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ công hòa, ông Phạm Văn Đồng, ngày 14 tháng 9 năm 1958.

Công hàm của ông Phạm Văn Đồng nói như sau: "Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lí rõ, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành lời tuyên bố ngày 4.9.1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tôn trọng quyết định đó và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt bể."

Việc phân chia lãnh thổ ở vĩ tuyến 17o đã đặt hai quần đảo vào lãnh thổ Nam Việt Nam. Vì thế, bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu cho rằng, Việt Nam Dân chủ cộng hòa không phải là chính phủ, về mặt lãnh thổ, có thẩm quyền đối với các quần đảo. Người ta không thể từ bỏ cái mà người ta không có quyền lực!

Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ sau Thế chiến thứ 2 đến nay - Hình 2

Ông Đinh Kim Phúc, giảng viên khoa Đông Nam Á học, Đại học Mở TP.HCM

Quan trọng hơn, ông Đinh Kim Phúc, giảng viên khoa Đông Nam Á học, Đại học Mở TP.HCM cho rằng: "Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cũng như Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay chưa bao giờ lên tiếng phủ nhận hoặc ra Nghị quyết từ bỏ chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa." .

Hơn nữa, trong chiến tranh, vì lợi ích quân sự chung, bên này hay bên kia có thể sử dụng lãnh thổ láng giềng hay dàn xếp lãnh thổ tạm thời. Và luật pháp quốc tế không thể rút ra từ những việc như vậy các kết luận về tính liên tục của danh nghĩa pháp lý.

Như vậy, với vị thế là Nhà nước kế thừa chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cùng các tuyên bố không mang tính ràng buộc và hiệu quả pháp lý của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam, rõ ràng, có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền hợp pháp của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Tuy nhiên, những năm sau 1975, Trung Quốc tiếp tục duy trì việc chiếm đóng bằng quân sự trên toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Đối với quần đảo Trường Sa, sau tháng 4.1975, quân đội nhân dân Việt Nam thay thế các đội quân của chính quyền Sài Gòn trên các đảo.

Nhưng tháng 3/1988, Trung Quốc lại đưa quân đội đến một số bãi ở Trường Sa: một cuộc đụng độ hải quân dẫn đến việc mất một số tàu Việt Nam và một số thủy thủ Việt Nam hy sinh. Và từ ngày đó, Hải quân Trung Quốc có mặt tại quần đảo này. Cùng với Trung Quốc, Philippin đã mở rộng yêu sách của mình đối với một bộ phận quần đảo. Đài Loan cũng giữ các yêu sách của mình. Malaysia, đến muộn hơn, lập luận rằng, họ cũng có một số quyền.

Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với toàn bộ hai quần đảo. Yêu sách này là sự liên tục các quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam từ xa xưa, sau đó là của Pháp thay mặt cho nước Việt Nam thuộc địa và đã có sự chiếm đóng thật sự hai quần đảo.

Và liên tục từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Theo công pháp quốc tế, việc sở hữu một lãnh thổ không chấm dứt chỉ vì mất đi sự chiếm giữ vật chất. Nói cách khác, sự gián đoạn các biểu hiện vật chất tự nó không làm gián đoạn chủ quyền nếu như không có ý định từ bỏ lãnh thổ đó một cách rõ ràng.

Như vậy, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử-pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Việt Nam là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu, quản lý hai quần đảo một cách liên tục, hòa bình và phù hợp với các quy định luật pháp quốc tế.

Tuy vậy, trong những năm gần đây, để hỗ trợ yêu sách chủ quyền phi lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của mình, Trung Quốc đã và đang tiến hành các hoạt động củng cố yêu sách chủ quyền cả bằng hoạt động lập pháp và trên thực tế như nâng cấp Hải Nam thành tỉnh thứ 30 của nước này, trong đó bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa. Đặc biệt, năm 2007, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam, trực tiếp quản lý 3 quần đảo Hoàng Sa (tên Trung Quốc gọi là Tây Sa), Trường Sa (Nam Sa) và Đông Sa, tuyên truyền thành phố này rộng bằng lãnh thổ lục địa Trung Quốc,vv...

Những hành động này đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không phù hợp với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn nhấn mạnh, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế nhằm giữ gìn hòa bình, ổn định trên biển Đông và khu vực: "Đối với những vấn đề đang tranh chấp này, chúng ta chủ trương giải quyết bằng biện pháp hòa bình dựa trên những căn cứ của luật pháp quốc tế. Trong thời gian đi tìm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề tranh chấp trên Biển Đông thì phải duy trì được hòa bình và ổn định. Chúng tôi cho rằng, một trong những biện pháp tốt nhất là thực hiện những cam kết trong DOC, không làm phức tạp tình hình, giữ nguyên hiện trạng. Chúng ta sẽ nghiêm túc thực hiện và vận động các nước nghiêm chỉnh thực hiện cam kết này.".

Theo Lê Phúc-Lê Bình-Thùy Vân-Thu Lan

VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024
Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang
10:47:24 02/10/2024
Mất tiề.n tỷ, người phụ nữ tiếp tục bị lừa vì tin "luật sư Huy"
15:07:37 02/10/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng thông báo ủng hộ thêm 10 tỷ đồng, dừng giao lưu
13:05:28 02/10/2024
"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao
10:01:40 01/10/2024
Chưa rõ nguồn gốc chai nước phát miễn phí khiến nhiều học sinh Hà Nội phải nhập viện
21:08:40 01/10/2024
Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo
13:12:45 02/10/2024

Tin đang nóng

Lại thêm drama: Negav nghi xúc phạm giáo viên, đây là lý do thôi học?
20:46:05 02/10/2024
Nữ diễn viên hạng A bị tình trẻ kém 13 tuổ.i "đá bay" sau khi lừa mất căn nhà chục tỷ
21:14:00 02/10/2024
Sự thật về bộ sưu tập đồng hồ 40 tỷ của Negav
21:26:45 02/10/2024
Siêu thảm đỏ LHP Busan: Song Joong Ki so kè Ji Chang Wook và thánh sống, ai dè bị Kim Soo Hyun hở bạo liệt giật spotlight
21:22:36 02/10/2024
Hằng Du Mục bị nghi đưa người mới dự sinh nhật con trai, tấm gương hé lộ sự thật
21:30:23 02/10/2024
Cầu thủ hiếm hoi nói không với drama tình ái, 2 năm bị từ chối 3 lần vẫn "trồng cây si" cưa đổ hoa khôi: Hiện tại thế nào?
21:04:49 02/10/2024
Sao Hoa ngữ 2/10: Châu Tinh Trì phẫu thuật thẩm mỹ, ảnh hậu Cbiz 20 năm bỏ cơm
23:16:54 02/10/2024
Chu Thanh Huyền thân thiết với mẹ chồng, Quang Hải vui mừng nhưng dân mạng lại mỉ.a ma.i "sao không khoe mẹ đẻ", nàng WAG đáp trả ra sao?
21:05:47 02/10/2024

Tin mới nhất

Hàng chục con hổ chế.t bất thường ở Đồng Nai: Nghi do thức ăn nhiễm bệnh

05:54:48 03/10/2024
Chiều (2/10), đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, các mẫu bệnh phẩm của số hổ chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài đã được gửi đi xét nghiệm cúm A/H5N1.

Việt Nam bất bình, phản đối cách hành xử thô bạo với ngư dân tại Hoàng Sa

05:43:20 03/10/2024
Việt Nam hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Biển Đông xuất hiện áp thấp nối với bão Krathon, miền Trung còn mưa lớn

20:03:54 02/10/2024
Biển Đông xuất hiện rãnh áp thấp nối với cơn bão Krathon (bão số 5), gây mưa giông trên vùng biển từ Quảng Trị đến Khánh Hòa.

B.é tra.i 6 tuổ.i ở TPHCM đầy thương tích, nghi bị bạ.o hàn.h

19:48:36 02/10/2024
Hôm nay (ngày 2/10), Công an quận 8, TPHCM đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan để điều tra vụ b.é tra.i 6 tuổ.i bị thương tích nghi do bị bạ.o hàn.h xảy ra trên địa bàn. Bé tên N.T.K., 6 tuổ.i.

Hàng chục con hổ chế.t bất thường ở Đồng Nai: Khu du lịch đã mổ xác và cấp đông

19:46:36 02/10/2024
Sau khi các con hổ chế.t bất thường, khu du lịch Vườn Xoài đã mổ xác rồi cấp đông. Cơ quan chức năng Đồng Nai phối hợp cùng các đơn vị đang điều tra nguyên nhân.

Hiện trạng cầu phao Phong Châu sau khi phải tháo rời do nước sông chảy xiết

19:43:09 02/10/2024
Mực nước trên sông Hồng tại tỉnh Phú Thọ dâng cao, chảy xiết, lực lượng chức năng buộc phải tháo rời cầu phao Phong Châu để đảm bảo an toàn cho người dân và trang thiết bị.

Diễn biến thời tiết mới nhất tại Làng Nủ và cuộc sống người dân ở khu tạm cư

19:40:30 02/10/2024
Lãnh đạo UBND xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) vừa cập nhật tình hình thời tiết mới nhất tại thôn Làng Nủ và tình hình thi công khu tái định cư trên địa bàn.

Hàng loạt hổ chế.t tại Đồng Nai, Long An: Viện Pasteur TPHCM xác minh khẩn

19:38:03 02/10/2024
Viện Pasteur TPHCM đang tiến hành xác minh khẩn khi chỉ trong khoảng 1 tháng, hàng chục con hổ, sư tử, báo tại Đồng Nai và Long An chế.t chưa rõ nguyên nhân, nhiều cá thể dương tính với virus cúm A/H5N1.

Khoảng 30 người tiếp xúc với hổ chế.t nghi nhiễm cúm A/H5N1 tại Đồng Nai

18:47:41 02/10/2024
Hôm nay (2/10), ông Lê Quang Trung - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai - cho biết qua điều tra dịch tễ, bước đầu ghi nhận có 30 người tiếp xúc với các con hổ tại khu du lịch Vườn Xoài (phường Phước Tân, TP Biên Hòa).

30 cá thể hổ và sư tử chế.t ở Long An được xử lý thế nào?

18:45:38 02/10/2024
Ngành chức năng tỉnh Long An cho biết đã tiêu huỷ toàn bộ 27 con hổ và 3 con sư tử bị chế.t do nghi nhiễm virus H5N1.

Trong 5 phút, lũ quét mang 1,6 triệu m nước và đất đá gây thảm họa Làng Nủ

15:28:05 02/10/2024
Sáng 2/10, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức hội thảo khoa học Thảm họa Làng Nủ - Nguyên nhân và giải pháp phòng tránh .

Sạt lở ở Hà Giang, khách đi không được ở không xong: Chính quyền cảnh báo

14:26:09 02/10/2024
Những ngày qua, Hà Giang là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ kéo dài. Đặc biệt trận mưa lũ tại huyện Bắc Quang tính tới ngày 1/10 khiến ít nhất 4 người thiệ.t mạn.g, vẫn còn người mất tích.

Có thể bạn quan tâm

Loại quả siêu giàu vitamin giá chỉ 35 nghìn đồng/kg bán đầy chợ, đem chiên giòn được món cực ngon

Ẩm thực

05:59:01 03/10/2024
Món đậu cô ve tẩm bột chiên giòn vừa ngon lại lạ miệng, đảm bảo ai ăn lần đầu cũng sẽ thích. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Trách em dâu keo kiệt, không mua sắm đồ cho chồng, tôi ngượng ngùng xấu hổ khi em mở tủ, để lộ những thứ đắt tiề.n bên trong

Góc tâm tình

05:56:00 03/10/2024
Đến nhà em dâu chơi, thấy em phơi toàn đồ của mình mà lại là đồ đắt tiề.n nên tôi không hài lòng và buông lời trách móc em. Em dâu tôi rất giỏi.

Phim mới chiếu đã chiếm top 1 rating cả nước, netizen nức nở "nhà đài được cứu rồi"

Phim châu á

05:54:59 03/10/2024
Với những thay đổi về định dạng phim hay ekip, Iron Family hiện được đán.h giá khá tốt sau 2 tập đầu. Nhiều bình luận khen ngợi kịch bản phim và diễn xuất của cặp đôi chính.

Vai nàng Dae Jang Geum vốn là của mỹ nhân này: Visual kém xa Lee Young Ae, sự nghiệp tụt dốc vì 1 tin đồn

Hậu trường phim

05:53:55 03/10/2024
Lee Young Ae không phải là lựa chọn đầu tiên cho nữ chính của Nàng Dae Jang Geum. Ban đầu, kịch bản này về tay Myung Se Bin - một nữ diễn viên đang nổi ở đầu thập niên 2000.

Khám phá 3 ngọn núi cao nhất Nam Bộ

Du lịch

05:22:12 03/10/2024
3 ngọn núi cao nhất Nam Bộ chắc chắn sẽ làm thỏa mãn những người yêu thích xê dịch và luôn mong muốn tìm kiếm những cung đường trekking đẹp nhất.

Game bom tấn trên Steam bất ngờ khuyến mại 90%, mua bát phở còn rẻ hơn

Mọt game

05:21:38 03/10/2024
Càng về giai đoạn gần hè, Steam ngày càng có nhiều khuyến mại đặc biệt dành cho các game thủ của mình. Bên cạnh những phần quà miễn phí, còn đó là hàng loạt các deal siêu hời, với mức giảm giá đôi khi lên tới 90% hoặc lớn hơn.

Bắt thiếu niên phá két sắt trộm hơn 148 triệu đồng của đại lý

Pháp luật

23:52:41 02/10/2024
Chiều 2/10, Công an huyện Cư M gar cho biết, đơn vị vừa bắt giữ Nguyễn Phước Hồng Phúc (16 tuổ.i, trú tại thị trấn Quảng Phú) vì có hành vi phá két sắt lấy hơn 148 triệu đồng của một đại lý phân bón.

Bom tấn đứng top 1 toàn cầu: Thống trị 93 quốc gia, nam chính là tài tử đẹp trai nhất thế giới

Phim âu mỹ

23:28:30 02/10/2024
Không chỉ một mà có đến hai sao nam từng được bầu chọn là người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh góp mặt trong tựa phim hành động hài hước này.

Negav hủy hết lịch trình, sẽ bị loại khỏi concert Anh Trai Say Hi sau liên hoàn phốt?

Sao việt

23:23:11 02/10/2024
Sự nghiệp vừa chớm nở của rapper này cũng đứng trước nguy cơ lụi tàn vì vấp phải làn sóng phản đối, tẩy chay của khán giả.

Diệp Lâm Anh: 'Tôi tận hưởng cuộc sống sau ly hôn!'

Nhạc việt

23:05:35 02/10/2024
Diệp Lâm Anh vừa ra mắt ca khúc Thế gian muôn màu. Sản phẩm đán.h dấu sự trở lại với âm nhạc của ca sĩ sau nhiều năm gián đoạn.

Sốc: HLV Kim Sang-sik gọi lại Văn Quyết, ngó lơ Công Phượng

Sao thể thao

22:42:23 02/10/2024
Ngày 2-10, HLV Kim Sang-sik đã sớm công bố danh sách tập trung đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho hai trận giao hữu quốc tế gặp đội tuyển Ấn Độ và đội tuyển Lebanon nhân dịp FIFA Days tháng 10-2024.