Bực mình vì cứ đến bữa là chồng lại dạy dỗ con
Tôi nói, nhà mình lâu nay cứ bữa cơm là ầm ĩ, bố cứ nhè bữa cơm mà dạy con thì con ăn cơm khác gì cực hình. Bố cậy mình là người lớn, nên bắt con phải răm rắp vâng lời, cấm con cãi…
Đây là phản ứng dây chuyền rất xấu, bố là người phải sửa sai đầu tiên, không quát mắng con vào giờ cơm nữa. Ảnh minh họa: Internet
Chồng tôi có thói quen khó bỏ, ấy là dạy con ngay trong bữa cơm. Có nhiều hôm, cả nhà đã mệt nhoài vì người lớn mải miết đi làm, trẻ con phờ phạc sau giờ học ở trường, chỉ mong mau chóng ngồi vào mâm cơm thơm phức mùi thức ăn.
Nhưng đúng lúc ấy, hai đứa con vẫn chí chóe cãi vã chuyện gì đó hoặc mải làm việc riêng. Con trai dán mắt vào cuốn truyện tranh, mẹ gọi như hò đò vào giúp mẹ dọn cơm mà con vẫn phớt lờ. Con gái thì bày đồ chơi bề bộn khắp giường, rồi mặc kệ để đó, ngồi vẽ tranh, tô màu. Tôi cáu kỉnh quát con trai đứng lên, lập tức cu cậu quay sang hét lên với em.
Ngồi ăn cơm với con trai cũng chẳng vui vẻ gì. Thường là con đói quá, còn hay lượn vào bếp ăn vụng vài miếng thịt. Mẹ bê mâm ra, vẫn còn chạy vào bếp lấy thêm vài thứ còn thiếu trong mâm thì con đã ngồi khoanh chân, mời cơm lấy lệ rồi ăn vội ăn vàng.
Bố lập tức phê bình: “ Sao con không đợi mẹ vài phút để cả nhà ngồi ăn cùng cho vui?”. Con trai ăn cơm canh, chan húp xoàn xoạt, bố lại dài giọng chê con “ăn tục”. Con rơm rớm nước mắt nhìn mẹ, sắp khóc vì ấm ức.
Mẹ vẫn yên lặng quan sát xem con sẽ phản ứng tiếp ra sao. Bố vừa phồng mồm nhai cơm vừa dạy con phải thế này, phải thế kia. Con đạp em gái, quát: “Ăn nhiều tương ớt thế, đau dạ dày”. Lúc ấy bố mặt đỏ phừng phừng quát con hỗn láo, dám bắt nạt em bé.
Tôi nói, nhà mình lâu nay cứ bữa cơm là ầm ĩ, bố cứ nhè bữa cơm mà dạy con thì con ăn cơm khác gì cực hình. Bố cậy mình là người lớn, nên bắt con phải răm rắp vâng lời, cấm con cãi. Giờ con trai cậy mình là anh nên quát em, em có lý sự một chút là đánh em. Đây là phản ứng dây chuyền rất xấu, bố là người phải sửa sai đầu tiên, không quát mắng con vào giờ cơm nữa.
Video đang HOT
Con là anh, bảo em việc gì cũng phải nhẹ nhàng thì em mới nghe và làm theo nhé. Mẹ cũng sẽ bớt nóng tính, để cả nhà mình có bữa cơm vui vẻ.
Nghe mẹ phân tích hợp lý, con trai gật đầu đồng ý. Con còn nói với em, mấy năm nữa em lớn, anh em mình chia nhau rửa bát cho mẹ đỡ vất vả. Em gái hồn nhiên bảo, lúc ấy anh đi chợ về, anh em mình cùng nấu cơm nhé. Hai đứa trẻ hăm hở ngồi chia việc nhà giúp đỡ bố mẹ khiến mẹ vui vô cùng.
Theo PNVN
Mẹ phải rèn, đừng đổ thừa cho bố hay ông bà nội!
Thế là con gái của cháu sang tuổi 13 rồi cô. Chỉ có một đứa con mà sao mệt nhoài cô ơi. Hay là vì con một nên mệt dạy? Như những đứa trẻ đầy đủ trong lớp...
ảnh minh họa
Cô kính mến!
Thấm thoát mà sắp 10 năm từ khi cô chuyển vào Nam và hòm thư email đầu tiên xuất hiện trên chuyên trang Tư vấn gia đình. Cô không thể nào nhớ cháu nhưng cháu vẫn luôn nhớ cô, đọc Tư vấn gia đình và dõi theo cô.
Cô ơi, cuối cùng chúng cháu cũng phá lệ là chỉ sinh một đứa dù khả năng sinh nữa rất cao và có thể là con trai. Cũng vì chồng cháu là trai út của gia đình đến ba con trai (mẹ chồng bảo hồi ấy cố đẻ cho có nếp tẻ nhưng cuối cùng, lại là trai nữa, chán phèo).
Cháu nhẹ cả người, quá nhiều tố chất dương rồi, mỗi khi sum họp nào bốn bố con, rồi anh cả 2 con trai, anh kề lại 2 trai nữa, eo ơi.
Thế là con gái của cháu sang tuổi 13 rồi cô. Chỉ có một đứa con mà sao mệt nhoài cô ơi. Hay là vì con một nên mệt dạy? Như những đứa trẻ đầy đủ trong lớp, nó dậy thì năm 11 tuổi, cuối lớp 5.
Có vài đứa đặc biệt, sớm hơn, 9 tuổi, 10 tuổi. Trong vòng mấy năm mà con nó thay đổi cả vóc dáng và tâm tính cô ạ. Điều ấy cháu hiểu, mẹ cháu bảo ngày xưa cháu như quả bầu trên giàn, mỗi ngày mỗi sởn sang, láng da dài tóc.
Vấn đề là trẻ gái bây giờ không phải động tay bất cứ việc gì nên chúng ăn còn chưa xong, nói chi đến lao động việc nhà đỡ đần bố mẹ. Toàn như thế cả. Có quan niệm rằng trẻ con ngày nay khác, chúng phải được bao bọc chứ ai như thời chiến tranh của ông bà và thời đói kém của bố mẹ.
Đúng, thanh bình đi với phong lưu, nhưng cháu quan niệm, con cái có làm lụng thì chúng mới biết giọt mồ hôi của bố mẹ, biết , biết không ích kỷ.
Nhóm bạn của cháu ngồi lại là kêu ca chồng và con. Chồng mê làm ăn hay mê chức tước, đi miết, phó thác hết chuyện con cho vợ. Con thì sẵn tiền, đứa nào cũng chỉ biết có điện tử, du lịch và bạn trên phây, trên quép (web), hết. Kêu vẫn kêu, chiều vẫn chiều, con hư vẫn hư, con chưa hư thì bố mẹ phập phồng vẫn cứ phập phồng!
Một bài toán khó cho từng gia đình đó cô. Cô có cao kiến gì không cô?
Cháu thân mến!
Quả tình cô không nhớ ra cháu. Hàng chục năm qua, đã có hàng ngàn kỳ thư nữa đã lên báo. Thông cảm cho cô.
Con cái các gia đình phố chợ bây giờ nói chung, nhà nào cũng ở tình trạng như con gái của cháu. Nghĩa là, đúng như cháu nói, chúng ăn còn chưa xong nói chi biết làm. Vì sao? Cháu nói cũng đúng luôn, vì con ít, nhung lụa bọc thân, điện tử ở tay trò vui ở trong đầu, đâu ai có thời giờ mà quan tâm đến việc khác!
Cô quan niệm con người phải có nghĩa vụ với các thành viên của cộng đồng mình. Tùy vào lứa tuổi mà đòi hỏi nghĩa vụ đó. Ví như còn ở mẫu giáo thì thôi, khi đã vào phổ thông là phải biết sắp xếp cái giường mình vừa bước xuống, biết chải mái tóc của mình, biết bê chén đũa ra bàn ăn và dọn vào.
Lên cấp II, những việc ấy phải thạo từ lớp 6, cứ thế, quét nhà lau nhà, phụ bếp, học nấu nướng. Lên cấp là phải thạo dọn dẹp, phơi phóng, xếp đồ, nấu ăn, đi chợ giúp mẹ và còn phải có vài ba món "bỏ túi" như kho thịt, chiên trứng, nấu canh chua (riêu), vài món xào...
Vì sao con người ngày nay ích kỷ? Là vì tiền bạc bố mẹ rủng rỉnh, thậm chí nhà có giúp việc, không có việc gì cho con trẻ tham gia. Lại nữa, việc học quá nặng nhọc, học ngày học đêm, có đứa vin vào cớ học, có đứa thì bận học thật. Nhân loại đang ở trong tình trạng ấy chứ không riêng quốc gia nào, hay gia đình nào.
Các gia đình trung lưu ở các quốc gia văn minh có chịu nạn con cái ích kỷ không? Có chứ, phổ biến, chúng còn tự do một cách ngang ngược như bố mẹ muốn vào phòng con phải gõ cửa, muốn thảo luận gì phải lựa lời, muốn con giúp đỡ phải đề nghị...
Từng gia đình tùy theo nếp sống mà hướng con theo hướng nào. Nhà cháu chắc chắn con gái được đội lên đầu vì cả nhà nội chỉ có nó là cháu gái. Cũng tùy vào bản tính nữa cháu. Nếu đứa bé ấy ngoan và thơm thảo, cháu sẽ không lo nó quá ích kỷ dù bây giờ nó không để tâm đến việc nhà.
Khi yêu, nó sẽ chú ý người yêu thích gì, nhà chồng tương lai ra sao và sẽ sớm ý thức làm dâu như thế nào. Nói chung, tình yêu sẽ làm nó giỏi và thơm tho, vén khéo. Rồi con cái sẽ khiến người mẹ nhanh nhẹn, chịu khó và dĩ nhiên, sẽ là một bà mẹ như mọi bà mẹ trên đời.
Con gái tuổi 13, nhắc cháu, đầu óc đứa bé bắt đầu vu vơ lắm lắm. Mẹ phải rèn, đừng đổ thừa cho bố hay ông bà nội. Rèn ý thức với gia đình, với bản thân mình, với từng ngày lớn lên của mình. Khó bảo cũng phải bảo, không thì nó vẫn chỉ là con búp bê to kềnh, tệ hơn, sẽ là con rô bốt, khi ấy bố mẹ ông bà cùng kêu là chán, muộn rồi nha.
Theo Nongnghiep.vn
"5 phút thôi, cho anh nhét vào thì anh mới tin em không phải là les" Nhìn Nguyệt cởi váy, Long hí hửng lắm. Nào ngờ Nguyệt váy vừa rơi xuống thì thứ ấy ộc thẳng ra ngoài, lênh láng, Long thay vì sung sướng lại hốt hoảng, tái mặt (ảnh minh họa) Long bực mình lắm, bạn bè Long thay người yêu như thay áo, không những thế, mới yêu được 1, 2 tháng, các cô ấy đã...