Bức điện tín hé lộ nỗi lo của Đức về ông Trump
Đại sứ Đức tại Mỹ đã đánh điện tín về nước để cảnh báo về những thay đổi lớn trong nhiệm kỳ sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
“Quyền lực tập trung tối đa vào tay tổng thống”
Tổng thống đắc cử Donald Trump tại buổi mít tinh tối 19.1 tại Washington D.C. ẢNH: REUTERS
Đại sứ Đức tại Mỹ Andreas Michaelis đã gửi bức điện tín ngoại giao về nước để cảnh báo rằng chương trình nghị sự sắp tới của ông Trump sẽ gây ảnh hưởng lớn cho hệ thống kiểm tra và cân bằng quyền lực trong nền chính trị Mỹ, theo AP.
Vị đại sứ dự báo những chính sách của ông Trump sẽ “tập trung quyền lực tối đa vào tay tổng thống và suy giảm quyền của quốc hội và các tiểu bang”. Tính độc lập của nhánh lập pháp, các cơ quan thực thi pháp luật và truyền thông sẽ bị lấy đi và được sử dụng như cánh tay chính trị. “ Big Tech (các công ty khổng lồ về công nghệ) sẽ được trao quyền đồng quản trị”, báo cáo nêu.
“Chính sách gây gián đoạn tối đa, phá vỡ trật tự chính trị và cơ cấu quan liêu đã được thiết lập cũng như các kế hoạch báo thù của ông đồng nghĩa với việc định nghĩa lại trật tự hiến pháp mới”, đại sứ Michaelis viết.
Trong báo cáo, ông Michaelis nhìn nhận ông Trump là người bị thúc đẩy bởi “mong muốn báo thù”.
Theo AP, bức điện tín được gửi về Bộ Ngoại giao Đức và Văn phòng Thủ tướng Olaf Scholz vào tuần trước. Báo cáo được giới truyền thông đăng tải ngay trước khi ông Trump nhậm chức. Ông Michaelis sẽ đại diện chính phủ Đức dự lễ nhậm chức ngày 20.1.
Tỉ phú Elon Musk và Tổng thống đắc cử Donald Trump tại Washington D.C hôm 19.1. ẢNH: REUTERS
Đức xác nhận bức điện tín
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock xác nhận sự tồn tại của bức điện tín trên, theo AFP. “Đương nhiên là các đại sứ quán có viết báo cáo, đó là nhiệm vụ của họ, đặc biệt là trong thời gian thay đổi chính quyền, để chúng tôi biết điều gì sẽ xảy ra. Tổng thống Mỹ đã công bố điều ông ấy định làm và đương nhiên chúng tôi phải chuẩn bị cho điều đó”, bà Baerbock nói và nhấn mạnh sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với Mỹ nhưng cũng sẽ bảo vệ lợi ích riêng.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Đức từ chối bình luận về các tài liệu, phân tích nội bộ và báo cáo của đại sứ quán.
Người dân Ukraine mệt mỏi vì xung đột, nói ông Trump có thể trở thành cứu tinh
Lãnh đạo đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc Đức Friedrich Merz, chính trị gia bảo thủ được dự báo có khả năng đắc cử thủ tướng trong cuộc bầu cử vào tháng 2, tỏ ra gay gắt về bức điện tín bị rò rỉ. Nói trong một cuộc họp bầu cử, ông Merz cho rằng bản báo cáo toàn những lời chỉ trích vô nghĩa về Tổng thống đắc cử Mỹ. “Tổng thống Mỹ và chính quyền của ông ấy không cần Đức chỉ trỏ về phía họ”, ông Merz nói.
Việc rò rỉ bức điện tín được cho là điềm xấu cho chính quyền Thủ tướng Scholz, người được cho là ở thế bất lợi trước cuộc bầu cử tới. Đồng minh của ông Trump là tỉ phú Elon Musk trước đó đã có những bình luận gây bão về việc ủng hộ đảng cực hữu AfD của Đức. Hơn nữa, những lời hăm dọa đánh thuế nhập khẩu của ông Trump cũng làm dấy lên nỗi sợ từ Berlin về nguy cơ bị trở thành người đứng mũi chịu sào trong cuộc xung đột thương mại tiềm tàng giữa Mỹ và EU.
Nước Đức từng có mối quan hệ trắc trở với Mỹ trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump khi đối diện thuế nhập khẩu cao và những chỉ trích về việc không chi tiêu quốc phòng đủ theo tiêu chuẩn của NATO.
Ông Lars Klingbeil, đồng lãnh đạo đảng SPD của ông Scholz, hôm 18.1 nói với báo Bild rằng Đức cần làm việc với các chính quyền Mỹ nhưng cũng sẵn sàng bảo vệ lợi ích đất nước. “Chúng tôi sẽ chìa tay ra với ông Donald Trump nhưng chúng tôi phải rõ ràng rằng nếu ông ấy từ chối, chúng tôi sẽ phải mạnh mẽ và bảo vệ lợi ích của mình”, ông Klingbeil nói.
Đức cáo buộc tỷ phú Elon Musk can thiệp tổng tuyển cử
Ngày 30/12, Chính phủ Đức đã cáo buộc tỷ phú Elon Musk cố gắng tác động đến cuộc bầu cử của nước này dự kiến được diễn ra vào tháng 2/2025.
Tỷ phú Elon Musk trả lời phỏng vấn tại Vancouver, Canada. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, phía Đức cho biết tỷ phú Musk đã sử dụng các phát ngôn, bài viết ủng hộ đảng cực hữu AfD, mặc dù chính phủ nước này đánh giá những bài viết này là vô nghĩa.
Gần đây, tỷ phú Musk đã có nhiều phát ngôn ủng hộ AfD. Nội dung phát biểu trên đã được đăng tải trên Die Welt - một trong những tờ báo hàng đầu của Đức. Chính bà Eva Marie Kogel, biên tập viên phụ trách chuyên mục bình luận của Die Welt đã nộp đơn từ chức sau khi tờ báo quyết định đăng bài viết của tỷ phú Elon Musk.
Trong bài viết trên, tỷ phủ Elon Musk gọi đảng AfD là "tia hy vọng cuối cùng" của nước Đức và chỉ trích các đảng truyền thống của Đức đã dẫn đến "suy thoái kinh tế, bất ổn xã hội và mất mát bản sắc quốc gia". Ông cũng cho rằng: "Mặc dù bị gắn mác cực hữu, AfD lại đại diện cho chủ nghĩa thực tế chính trị, điều mà nhiều người Đức cảm thấy bị phớt lờ bởi giới chính trị truyền thống" và việc mô tả AfD là cực hữu là "hoàn toàn sai lầm".
Người phát ngôn của Chính phủ Đức cho biết: "Thực tế là ông Elon Musk đang cố gắng tác động đến cuộc bầu cử liên bang" thông qua các bài viết đăng tải trên mạng xã hội X và các phát biểu bình luận khác. Quan chức này cho rằng tỷ phú Musk có quyền được tự do bày tỏ quan điểm của mình, nhưng cũng nói thêm rằng: "Suy cho cùng, quyền tự do ngôn luận cũng bao gồm cả những điều vô nghĩa nhất".
Nhiều người nhận định tỷ phú đã có những động thái trên do đang có "những khoản đầu tư đáng kể" và muốn ca ngợi cách tiếp cận của AfD đối với quy định, thuế và bãi bỏ quy định thị trường.
Những phát ngôn của ông Musk diễn ra trong thời điểm khá nhay cảm khi người dân Đức chuẩn bị tiến hành tổng tuyển cử bầu cử quốc hội vào ngày 23/2/2024 sau sự sụp đổ của chính phủ liên minh do Thủ tướng Olaf Scholz lãnh đạo. Ông Musk đã cũng kêu gọi Scholz từ chức sau vụ đâm xe vào đám đông tại chợ Giáng sinh vào ngày 20/12, khiến 5 người thiệt mạng.
AfD hiện đang là chính đảng đứng thứ hai trong các cuộc thăm dò ý kiến, đứng sau phe bảo thủ đối lập chính và có khả năng ngăn chặn được đa số trung hữu hoặc trung tả trong cuộc bầu cử. Các đảng chính thống của Đức đã cam kết không hợp tác với AfD ở cấp quốc gia.
Người phát ngôn của chính phủ cho biết sự ủng hộ của tỷ phú Musk đối với AfD đồng nghĩa với việc khuyến nghị bỏ phiếu cho một đảng đang bị cơ quan tình báo trong nước theo dõi vì nghi ngờ là cực hữu và đã được công nhận là có phần cực hữu.
Các chính trị gia Đức đã lên tiếng gay gắt chỉ trích tỷ phú Musk vì sự ủng hộ đối với AfD. Ngày 30/12, ông Lars Klingbeil - đồng lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Scholz - cho rằng ông Musk muốn tác động đến cuộc bầu cử và muốn nước Đức suy yếu và rơi vào hỗn loạn.
Thành lập năm 2013, đảng cực hữu AfD đã thu hút sự chú ý khi tập trung vào việc siết chặt luật tị nạn và chống lại tội phạm có tổ chức cũng như chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Sự ủng hộ dành cho đảng này gia tăng đáng kể, đặc biệt sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử khu vực tại Thuringia vào tháng 9.
Cuộc bầu cử năm 2025 được tổ chức sau khi liên minh ba đảng cầm quyền tại Đức tan rã vì mâu thuẫn về ngân sách, tạo cơ hội cho AfD gia tăng ảnh hưởng.
Tỉ phú Musk bị phản ứng vì ủng hộ đảng cực hữu ở Đức Chính phủ Đức và một số chính trị gia ở Đức đã có phản ứng sau khi tỉ phú Mỹ Elon Musk viết trên mạng xã hội X rằng chỉ có đảng cực hữu AfD mới có thể 'cứu nước Đức'. "Chỉ có AfD mới có thể cứu nước Đức", tỉ phú Musk viết trên mạng xã hội X. Dòng tweet này đã...