Bức bí giao thương, hợp tác xã xin mở đường riêng, huyện lắc đầu
Do bức bí trong giao thương bởi đường hư, cầu yếu, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, HTX Dịch vụ nông nghiệp Bến Kè (ấp 1, xã Thạnh An, huyện Thạnh Hóa, Long An) xin mở đường riêng nhưng UBND huyện Thạnh Hóa lắc đầu.
HTX Dịch vụ nông nghiệp Bến Kè đã đi vào hoạt động nhiều năm nay. Các sản phẩm khoai mỡ, khoai tím Bến Kè đã đi vào các siêu thị ở TP.HCM, miền Đông và ra các tỉnh phía Bắc.
Hiện, trăn trở nhất của HTX và bà con nông dân là chi phí vận chuyển sản phẩm quá cao do xe tải lớn và container không thể vào kho lấy hàng. Mặc dù HTX nằm sát ĐT 836B và kênh Bến Kè nhưng các cầu trên tuyến ĐT 836B chỉ có tải trọng 8 tấn, trong khi việc vận chuyển khoai bằng đường thủy qua kênh Bến Kè ra sông Vàm Cỏ Tây rất mất thời gian. Vào mùa khô khi mặn xâm nhập, ĐT 836B là tuyến đường giao thông độc đạo, vì kênh Bến Kè phải đắp lại để ngăn mặn. Vì vậy, việc xây mới cầu có tải trọng phù hợp với đường là rất cấp thiết.
Bà Phan Thị Nhàn, kế toán HTX cho biết, do kho hàng nằm sát lộ nên mỗi lần xe tải chạy qua, bụi bay vào phủ kín khoai nên thương lái chê cho là khoai cũ. Xã viên HTX phải thay phiên nhau quét bụi nhưng cũng không xuể.
Video đang HOT
Theo bà Nhàn, mới đây, do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, HTX Dịch vụ nông nghiệp Bến Kè có ý kiến xin mở tuyến đường riêng thông với ĐT 867 để thuận tiện cho việc giao thương. Tuy nhiên, UBND huyện Thạnh Hóa không đồng ý. “Việc này vượt quá thẩm quyền của UBND huyện Thạnh Hóa”, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Tạo giải thích. Ông Tạo cho biết thêm, huyện nhiều lần kiến nghị tỉnh sớm cho thay thế các cầu trên ĐT 836B, nhưng đến nay tỉnh vẫn chưa đả động đến.
Theo UBND huyện Thạnh Hóa, tỉnh đã quy hoạch vùng nguyên liệu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Thạnh An cặp ĐT 836B với diện tích 1.000 ha. Tuy nhiên, do kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập, nhất là cầu trên tuyến ĐT chỉ có tải trọng 8 tấn, nên khó thu hút được doanh nghiệp về với vùng quy hoạch. Hiện, trên tuyến này chỉ có HTX Dịch vụ nông nghiệp Bến Kè và một vài trang trại sản xuất nông nghiệp khác.
Ảnh. Khu vực huyện Thạnh Hóa quy hoạch vùng nguyên liệu nông nghiệp công nghệ cao tại xã Thạnh An.
HTX Dịch vụ nông nghiệp Bến Kè hiện có 24 xã viên, tiên thụ khoảng 5.000 tấn khoai mỡ mỗi năm. Ngoài việc là đầu mối tiêu thụ nông sản HTX còn là nơi chuyển giao KH-KT, cung cấp giống, vật tư nông nghiệp trao đổi kinh nghiệm cho xã viên và bà con nông dân trong vùng.
Theo Danviet
Vinasun kiện Grab: Grab tiếp tục đề nghị hoãn phiên tòa
Chiều 19/10, phía Grab tiếp tục đề nghị hoãn phiên tòa "Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" với Vinasun.
Tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án dân sự "Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" giữa Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Grab, chiều nay (19/10), diễn ra phần tranh luận giữa hai bên.
Phiên tòa giữa Grab và Vinasun chiều 19/10.
Theo đại diện của Vinasun, từ năm 2016 - 2017 Grab đã tung ra hàng loạt chương trình ưu đãi nhưng lại không gửi thông báo về Sở Thương mại và phía Vinasun đã có nhiều vi bằng. Tuy Grab nói không phải là taxi nhưng phía Vinasun cho rằng đó chỉ là ngụy biện bởi Grab định giá cước vận chuyển, thay đổi giá cước nhiều lần trong ngày, hợp tác xã chỉ là bình phong... Những hoạt động này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Vinasun.
Theo nguyên đơn, Grab còn vi phạm về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng khi không đáp ứng được yêu cầu là: Không có bản chính, bản sao hợp đồng vận chuyển hành khách, loại hình Grabshare vi phạm khi có đến 2 hợp đồng điện tử trên một cuốc xe.
Ngoài ra, phía Grab còn nhiều vi phạm, trong đó có việc triển khai Quyết định 24 trên diện rộng, trực tiếp thưởng phạt tài xế trong khi đây là quyền hạn của doanh nghiệp kinh doanh vận tải, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thuế.
Trong khi đó, phía Grab tiếp tục đề nghị hoãn phiên tòa. Theo Grab, Tòa án không có thẩm quyền giải quyết vụ kiện này và đề nghị Hội đồng xét xử dừng phiên xử để triệu tập Công ty Cửu Long nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến kết quả giám định thiệt hại của Vinasun
Phía Grab khẳng định đã tuân thủ Quyết định 24 và cho rằng Vinasun chưa cung cấp bất kỳ chứng cứ nào chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình. Theo đại diện Grab, Quyết định 24 hoàn toàn cho phép họ xử phạt tài xế vi phạm, còn việc quản lý lái xe, khách hàng, giá cước, hóa đơn là do phía Grab hợp tác với doanh nghiệp kinh doanh vận tải, hợp tác xã để quản lý.
Chủ tòa phiên tòa đánh giá đây là vụ án phức tạp, có nhiều tình tiết cần phải xem xét và đề nghị các bên chuẩn bị các tài liệu chứng cứ cần bổ sung trong các phiên xử tiếp theo.
Phiên tòa xét xử vụ án dân sự "Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" giữa Vinasun và Grab sẽ tiếp tục diễn ra vào sáng thứ Hai, ngày 22/10./.
Hà Khánh
Theo VOV-TPHCM
Người dân bị cắt điện vì phản ánh tiền điện tăng vọt trên facebook Cho rằng một số hộ dân chỉ trích hóa đơn tiền điện tăng vọt trên facebook là chưa khách quan, một đơn vị cung cấp điện ở Hà Tĩnh ra thông báo ngừng cấp điện, tháo đồng hồ giao cho từng chủ hộ đưa đi thẩm định. Đồng hồ đo điện của gia đình chị Nguyễn Thị Hoa bị đơn vị cấp điện...