Bức ảnh y tá chặn đầu xe người biểu tình lột tả câu chuyện nước Mỹ
Một số nhân viên y tế ở bang Colorado đã xuống đường để phản đối lại những người biểu tình, sau khi dân một số bang ở Mỹ biểu tình đòi dỡ bỏ lệnh phong tỏa trong suốt tuần qua.
Các nhân viên y tế ở bang Colorado, Mỹ đã đụng độ với những người biểu tình yêu cầu dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa vào hôm 19/4, theo NBC.
Những đoạn video về cuộc biểu tình ở Denver đã được lan truyền rộng rãi sau khi một y tá đứng chắn trước xe tải của một người biểu tình.
Trong đoạn video, y tá này âm thầm chặn trước xe tải trong khi một người phụ nữ ngồi trong xe mặc áo in cờ Mỹ và cầm một tấm biển viết “vùng đất của tự do”.
Y tá trên là một trong số ít những người cố gắng chống lại cuộc biểu tình có hàng trăm người tham dự ở Colorado. Bang này đã ghi nhận hơn 400 người chết vì virus corona.
Cô Alexis (không cung cấp họ), một y tá ở Denver, nói với NBC rằng cuộc biểu tình hôm 19/4 như một cú tát vào mặt các nhân viên y tế.
Một y tá chắn trước xe tải của người biểu tình ở Colorado. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
“Tôi cũng không muốn bị mắc kẹt trong nhà. Tôi không nghĩ rằng nhiều người thích điều đó. Nhưng đây không phải vấn đề chính”, cô nói.
Cuộc biểu tình ở Denver kéo dài khoảng bốn giờ. Những người biểu tình gọi Thống đốc bang Colorado Jared Polis là một bạo chúa và yêu cầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa, tờ Denver Post đưa tin.
Một người tham gia biểu tình, bà Mary Conley, nói với tờ Denver Post rằng “cái chết là một phần của cuộc sống và đã đến lúc chúng ta bắt đầu sự sống trở lại”.
Cuộc biểu tình trên là một phần nhỏ của làn sóng biểu tình chống lại các biện pháp hạn chế trên toàn nước Mỹ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng hàng loạt Tweet kêu gọi người dân “giải phóng” các bang.
Như Trần
Tổng thống Brazil giải thích tham gia biểu tình chống phong tỏa
Jair Bolsonaro khẳng định Tổng thống cũng có quyền tự do ngôn luận và tham gia biểu tình, song không khuyến khích quân đội Brazil can thiệp chính trị.
"Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Tôi không nói bất cứ điều gì chống lại quyền lực của chính phủ mà hoàn toàn ngược lại. Chúng tôi muốn quay lại làm việc. Đó là những gì dân chúng muốn", Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hôm 20/4 nói trong cuộc họp báo tại dinh tổng thống ở thủ đô Brasilia, giải thích việc ông tham gia biểu tình trước đó.
Bolsonaro hôm 19/4 tham gia cùng khoảng 600 người biểu tình trước trụ sở Bộ tư lệnh Lục quân Brazil ở Brasilia để phản đối thống đốc các bang áp lệnh phong tỏa kéo dài ngăn Covid-19. Người biểu tình giơ nhiều biểu ngữ lớn, kêu gọi quân đội "can thiệp quân sự khi Bolsonaro nắm quyền".
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro vẫy người ủng hộ trong cuộc biểu tình trước trụ sở Bộ Tư lệnh Lục quân Brazil ở thủ đô Brasilia, ngày 20/4. Ảnh: AFP.
Khi tham gia cuộc biểu tình, Bolsonaro không đeo khẩu trang, vẫy tay với người ủng hộ. "Tôi ở đây vì tin vào các bạn. Các bạn ở đây vì tin vào Brazil", Bolsonaro nói khi đứng trên thùng chiếc xe bán tải màu trắng, thỉnh thoảng đưa tay lên che miệng khi ho.
Nhiều người Brazil đã bị sốc khi chứng kiến Tổng thống tham gia biểu tình trước tổng hành dinh quân đội và phản đối lệnh phong tỏa của các thống đốc bang. Tuy nhiên, Bolsonaro cho rằng sự ủng hộ của ông với cuộc biểu tình "bị giải thích sai" và ông "không bao giờ khuyến khích quân đội can thiệp"
"Tôi tôn trọng Tòa án Tối cao và quốc hội, song có quyền đưa ra ý kiến và một vài người không nên lý giải rằng đó là hành động gây hấn. Người ta thường âm mưu chống lại ai đó để đoạt lấy quyền lực. Nhưng tôi đang là người nắm quyền lực, tôi đã là Tổng thống", ông nói.
Bolsonaro che miệng ho khi phát biểu tại cuộc biểu tình hôm 19/4. Ảnh: AFP.
Bolsonaro giải thích rằng những biểu ngữ "chống dân chủ" xuất hiện trong cuộc biểu tình chỉ là cá biệt và có thể do những "phần tử xâm nhập" mang theo.
Tuy nhiên, nhiều người đang kêu gọi điều tra những người tham gia biểu tình "kêu gọi khôi phục chế độ độc tài quân sự" từng cai trị Brazil giai đoạn 1964-1985.
Chánh án Tòa án Tối cao Brazil Dias Toffoli nói bất cứ lời kêu gọi công kích nào nhằm vào nền dân chủ và các thể chế của nước này là "kinh tởm". Chủ tịch Hạ viện Rodrigo Maia viết trên Twitter rằng Brazil đang phải chiến đấu chống lại "cả nCoV lẫn chủ nghĩa độc đoán" và lên án hành động "bảo vệ chế độ độc tài hoặc chống lại hiến pháp".
Brazil ghi nhận hơn 40.000 ca nhiễm, trong đó hơn 2.500 người chết và hơn 22.000 người đã hồi phục. Tổng thống Bolsonaro dự đoán 70% dân Brazil có thể nhiễm nCoV và các biện pháp kiểm soát dịch do một số thống đốc bang ban hành sẽ không có tác dụng. "Tôi hy vọng đây là tuần cuối cách ly. Dân chúng không thể ở nhà vì tủ lạnh của họ trống rỗng", Bolsonaro nói.
Bolsonaro là một trong số ít các nhà lãnh đạo thế giới công khai chống lại những biện pháp phong tỏa để ngăn Covid-19. Ông đã khẳng định rằng những rủi ro khi đóng cửa nền kinh tế Brazil còn vượt xa những nguy cơ mà Covid-19 có thể gây ra.
Bất chấp sự phản đối của Bolsonaro, nhiều thống đốc Brazil đã tự áp biện pháp phong tỏa khiến ông nổi giận. Tổng thống Brazil cũng mâu thuẫn với các quan chức y tế của chính mình và đã sa thải bộ trưởng y tế tuần trước do bất đồng về các biện pháp cách biệt cộng đồng.
Covid-19 bùng phát ở Brazil dường như chậm hơn một vài tuần so với những nước châu Âu và Mỹ. Điều này có thể khiến các thống đốc Brazil không chấm dứt các biện pháp cách ly tại nhà trong tuần này theo yêu cầu của Bolsonaro.
Covid-19 khởi phát tại Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,4 triệu ca nhiễm, hơn 170.000 người chết và hơn 646.000 người đã hồi phục.
Nguyễn Tiến - Ngọc Ánh
Vì sao dân Mỹ biểu tình chống phong tỏa? Nhiều người Mỹ dường như đã chán nản khi phải ở trong nhà, cho rằng lệnh phong tỏa là vi phạm quyền tự do cá nhân, khiến họ mất việc. Hàng dài ôtô kéo dài hơn 1,5 km bên ngoài tòa nhà nghị viện bang Maryland ở thủ phủ Annapolis hôm 19/4, cùng với đó là những tràng còi xe kéo dài cùng...