Bức ảnh ngọt lịm tim cô chị 3 tuổi da tiếp da với em trai mới sinh
Bé Hunter dù mới chỉ 3 tuổi nhưng tỏ ra không chút sợ hãi khi chứng kiến mẹ sinh em tại nhà, thậm chí không ngần ngại cởi áo da tiếp da với em trai mới sinh.
Da tiếp da (còn gọi là da kề da) đơn giản giống như tên gọi của nó: ôm bé sơ sinh không mặc quần áo trên ngực hoặc trên bụng trần của người mẹ hoặc người bố. Thế nhưng câu chuyện của chị Rebecca Joseloff (New York, Mỹ) thì khác bởi người tiếp da cho con trai mới sinh của chị không phải là chị hay chồng hay bất cứ người lớn nào khác, mà sứ mệnh cao cả đó được trao cho cô chị lớn mới tròn 3 tuổi.
Trước khi chuyển dạ, chị Rebecca đã có ý định muốn cho cô con gái 3 tuổi Hunter tham gia vào chính ca sinh của mình ngay tại nhà. Với nhiều người lớn thì việc chứng kiến một ca sinh nở cũng đã rất khó khăn, đòi hỏi sự gan dạ và mạnh mẽ chứ chưa nói đến một đứa trẻ 3 tuổi. Vì vậy, việc chuẩn bị cho con gái lớn trực tiếp xem mẹ sinh em không phải nhiệm vụ dễ dàng, người mẹ đã bắt đầu giải thích cặn kẽ quá trình sinh và cho con xem những đoạn video sinh nở để chuẩn bị tâm lý cho con.
Bé Hunter trực tiếp theo dõi mẹ sinh em bé và luôn động viên mẹ trong suốt quá trình sinh nở.
Và cuối cùng khi Rebecca sinh em bé, cô bé Hunter không chỉ chứng kiến mà còn tham gia vào quá trình vượt cạn của mẹ. Khi mẹ vỡ ối, cô bé ngồi cạnh, dùng đôi bàn tay nhỏ bé nhẹ nhàng vuốt tóc mẹ an ủi. Khi mẹ hét lên vì đau đớn, cô bé vỗ vỗ lưng để cổ vũ mẹ. Và khi đầu em bé bắt đầu lộ ra, cô bé thậm chí còn chạm tay vào, cùng với bác sĩ đưa em ra ngoài.
Điều đáng nói là ngay sau khi em trai chào đời, Rebecca đã đề nghị con gái lớn cởi áo để bế em cùng da tiếp da. Bà mẹ mới sinh tâm sự: “Con bé đã hỏi mẹ: Tại sao con phải cởi áo ra, và tôi trả lời rằng em bé mới sinh sẽ yêu thích làn da mềm mại của con và con cũng sẽ rất thích cảm giác đó”. Quả đúng vậy, bé Hunter thực sự đã thích thú việc da tiếp da cho em bé đến mức không muốn đưa lại em cho mẹ.
Cô bé Hunter ôm em da tiếp da và nở nụ cười hạnh phúc.
Bức ảnh ngọt lịm tim được nhiếp ảnh gia Nicole Lahey ghi lại và đăng tải, bức ảnh đã thu hút sự quan tâm và yêu thích của nhiều độc giả khắp nơi. Hành động chị gái bế em tiếp da được xem như tiền đề khởi đầu cho mối quan hệ gắn bó ruột thịt mãi mãi về sau.
Bên cạnh rất nhiều những bình luận tích cực, chia vui cùng người mẹ thì cũng có nhiều người cho rằng việc để một đứa trẻ mới 3 tuổi chứng kiến quá trình sinh nở sẽ gây ra ám ảnh tâm lý cho bé. Bà mẹ 2 con Rebecca đã có lời phản hồi: “Sinh nở là một phần của cuộc sống tự nhiên và là khoảnh khắc tuyệt vời nhất. Việc được chứng kiến em ruột mình chào đời sẽ giúp tạo ra mối liên hệ thân thiết, gắn bó giữa các con trong suốt quãng đời còn lại. Trẻ sẽ quan tâm đến cách người lớn phản ứng với một sự việc. Vì vậy, nếu người lớn không thấy đáng sợ trước cảnh tượng sinh con thì trẻ cũng sẽ nghĩ nó không đáng sợ”.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngay sau khi lọt lòng, trẻ sơ sinh cần được tiếp xúc da kề da với ngực hay bụng mẹ trong vòng ít nhất một giờ.
Điều đầu tiên bé có thể cảm nhận khi mới ra đời là hơi ấm của người mẹ. Cho bé nằm trên người mẹ để bụng kề lên bụng hoặc kề lên ngực mẹ, bé sẽ cảm nhận mùi cơ thể mẹ, nhịp tim và hơi thở của mẹ; chắc chắn bé sẽ cảm thấy mình đang được an toàn và che chở.
Mẹ và bé tiếp da ngay sau khi sinh sẽ mang lại nhiều ích cho cả mẹ và em bé (Ảnh minh họa)
Lợi ích của việc cho bé kề da: Ổn định thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở và đường huyết, tăng tỷ lệ mẹ cho con bú và thời gian cho con bú giảm khóc và căng thẳng, bảo vệ bé khỏi tác hại của việc tách khỏi mẹ, tạo điều kiện cho sự phát triển tối ưu của não, kích thích tiêu hóa và giúp bé tăng cân, tăng cường hệ miễn dịch.
Lợi ích cho mẹ: Mẹ và con càng tiếp xúc da kề da và bé càng bú nhiều thì oxytocin càng tăng tiết nhiều. Hoóc môn này dẫn tới một loạt biến đổi tích cực cho mẹ: rút ngắn thời gian phục hồi; giảm huyết áp; tăng khả năng chịu đau; mẹ cảm thấy hạnh phúc hơn, ít rơi vào trầm cảm; sữa về nhiều; tử cung co thắt làm giảm nguy cơ xuất huyết sau sinh; mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn.
Nguồn: Parent, Instagram
Theo Helino
Chú chó nặng 86kg được nhân viên cứu hộ khiêng xuống núi vì xụi lơ không bước nổi
Trong video, có thể thấy rõ chú chó ngao Anh (English mastiff) yên vị trên cáng với khuôn mặt buồn rười rượi.
Leo núi là việc không hề dễ dàng, đặc biệt là khi bạn chưa chuẩn bị tâm lý gì hết.
Giới leo núi chuyên nghiệp có một luật "bất thành văn": Nếu đã xác định không có sức và thích lang thang thì tốt nhất là ở nhà, vì không ai muốn vác thêm một người nữa vào cuối hành trình.
Nhưng một chú chó đã chứng minh rằng, ai cũng có thể được giúp "một chút" nếu bạn gặp rắc rối.
Chú chó nặng 86kg được nhân viên cứu hộ khênh xuống núi vì quá mệt không bước nổi
Chú chó Floyd và ông chủ đã leo núi dọc đường mòn Grandeur Peak gần Salt Lake City (Mỹ) vào cuối tuần qua. Đáng buồn bay, khi chó và chủ vừa lên đỉnh thì Floyd (nặng 86kg) lại xụi lơ, không thể xuống núi được nữa.
Không biết làm thế nào, chủ nhân của Floyd liền gọi cho đội Tìm kiếm và Cứu nạn của Sở cảnh sát hạt Salt Lake.
Nhóm cứu hộ đăng lên Facebook: "Ai đó đã gọi cho chúng tôi và báo cáo rằng một con chó hơi to đã kiệt sức và không thể di chuyển xuống núi nữa".
Chú chó Floyd nặng 86kg bị kiệt sức sau khi theo chủ đi leo núi
"Các thành viên thuộc đội cứu hộ hạt Salt Lake đã lên đường để đảm bảo Floyd có thể rời khỏi ngọn núi với chủ nhân của mình trước khi trời quá lạnh".
"Floyd được khênh xuống núi, nó là chú chó ngoan và rất biết cách hợp tác".
Trong video, có thể thấy rõ chú chó ngao Anh (English mastiff) yên vị trên cáng với khuôn mặt buồn rười rượi. Và có lẽ, lâu lắm rồi chú mới được nhiều người khiêng đến vậy.
Theo L.B/afamily
Uống 100 trái dừa mới được rước dâu ở Bến Tre đã là gì, có nơi chú rể còn bị "hành" tơi tả thế này mà vẫn cười tươi chấp nhận Đúng là để có vợ các thanh niên nào có sung sướng gì đâu. Đôi khi phải mất hết mặt mũi mới rước được nàng về dinh. Những trò thử thách trong đám cưới dành cho chú rể không hiếm. Tuy nhiên chẳng phải trò nào cũng nhận được sự đồng tình từ đa số mọi người. Đôi khi có những thử thách...