Bức ảnh lay động triệu trái tim trong bạo loạn ở Mỹ
Trong ảnh, một cảnh sát ở Portland đã ôm chầm lấy cậu bé da màu. Bức ảnh được coi là một hình ảnh của hy vọng trong bối cảnh nhiều nơi ở nước Mỹ đang đấu tranh chống lại tệ phân biệt chủng tộc.
Một cậu bé người Mỹ gốc Phi đứng giơ tấm bảng “Free Hugs” (tạm dịch – Ôm miễn phí) và khóc trước một hàng rào cảnh sát trong một cuộc tuần hành tại Ferguson, Portland.
Cậu bé Devonte choàng tay quanh người viên cảnh sát Barnum (ảnh: AP)
Một cảnh sát da trắng xúc động và tiến lại gần cậu bé. Cảnh sát này đã đề nghị ôm cậu – và họ đã ôm chầm lấy nhau, khuôn mặt cậu bé đẫm nước mắt.
Một nhiếp ảnh gia đã chụp được khoảnh khắc trên, và tấm ảnh lan truyền rộng rãi trong cộng đồng mạng xã hội.
Đây là một hình ảnh hiếm có khi mà nhiều người trên nước Mỹ đang phản đối một quyết định của tòa án không kết tội một cảnh sát da trắng đã bắn chết một cậu bé da màu tại Ferguson, bang Missouri.
Còn tại Portland, cậu bé 12 tuổi Devonte Hart và viên cảnh sát Bret Barnum lại có những hành động khác thường khi họ gặp nhau vào tuần qua.
Mẹ của Devonte Hart là Jennifer Hart – một phụ nữ da trắng – đã viết trên trang mạng xã hội rằng cậu con nuôi của bà đã rất khó khăn khi phải đối mặt với các vấn đề như sự tàn bạo và cả phân biệt chủng tộc của cảnh sát.
Trong ảnh, Devonte choàng tay quanh người viên cảnh sát Barnum.
Video đang HOT
“Biết rằng cậu bé đã đấu tranh với cảnh sát, sự can đảm và dũng cảm của cậu đã khiến tôi chú ý và ấn tượng. Tôi thật may mắn khi đã không bỏ qua cơ hội để chạm tới cậu bé này” – Barnum nói.
Còn Hart nói rằng khoảnh khắc đó chính là sự &’lắng nghe nhau, đối diện với nỗi sợ hãi với một trái tim rộng mở’.
Theo Lê Thu
Vietnamnet
Mỹ điều hơn 2.000 binh sĩ tới Ferguson dẹp bạo động
Thống đốc bang Missouri của Mỹ ngày 25/11 đã điều 2.200 binh sĩ tới thị trấn Ferguson để đối phó với làn sóng bạo động sau khi một cảnh sát được miễn truy tố liên quan tới vụ sát hại của một thanh niên da màu ở thị trấn này.
Các binh sĩ được triển khai tới "điểm nóng" Ferguson.
Ông Jay Nixon, Thống đốc bang Missouri, cho hay 2.200 lính vệ binh quốc gia sẽ được triển khai tại thị trấn Ferguson và quanh khu vực ngoại ô thành phố St Louis.
Vào đêm trước đó, 700 binh sĩ cũng đã được triển khai để ổn định tình hình nhưng đã không ngăn được điều mà một cảnh sát trưởng miêu tả là làn sóng bạo động nghiêm trọng nhất mà thị trấn Ferguson từng chứng kiến.
Bạo động đã bùng phát tại thị trấn Ferguson sau khi tòa án quyết định không truy tố một cảnh sát da trắng Darren Wilson vì vụ bắn chết thanh niên da màu Michael Brown hồi đầu tháng 8.
Người da màu tại Ferguson bất bình với việc viên cảnh sát Wilson không bị truy tố hình sự.
Michael Brown, 18 tuổi, đã bị viên cảnh sát Wilson bắn chết giữa ban ngày trên một tuyến phố tại Ferguson. Mặc dù cảnh sát khẳng định Brown là nghi phạm của một vụ cướp, thanh niên này hoàn toàn không có vũ khí tại thời điểm bị bắn.
Cái chết của Brown đã làm bùng phát các cuộc biểu tình trên đường phố kéo dài nhiều tuần. Một số cuộc biểu tình đã biến thành bạo lực và cảnh sát bị chỉ trích vì đáp trả người biểu tình bằng các thiết bị chống bạo động hạng nặng.
Quyết định của tòa án đồng nghĩa với việc Wilson sẽ không đối mặt với các cáo buộc hình sự trong vụ nổ súng.
Các phương tiện bị đốt phá.
Các luật sư của gia đình Brown đã lên án phán quyết của tòa án là "không công bằng".
Trong khi đó, lên tiếng lần đầu tiên kể từ khi tòa án đưa ra phát quyết miễn truy tố hình sự, cảnh sát Wilson cho hay anh đã giữ "lương tâm trong sạch" về các hành động của mình.
Nhiều cửa hàng bị đột nhập, phá hoại, hôi của.
Trò chuyện với kênh truyền hình ABC News, cảnh sát Wilson nói anh không thể hành động khác trong vụ việc. "Lý do tôi có lương tâm trong sạch là bởi vì tôi biết tôi đã làm đúng công việc của mình".
Wilson nói thêm rằng anh lo sợ cho mạng sống của mình.
Cảnh sát Wilson (phải) trong cuộc phỏng vấn với kênh ABC News.
Vào tối ngày 24/11, các cuộc biểu tình đã nổ ra ngay sau phán quyết của tòa án, khi nhiều tòa nhà và phương tiện bị phóng hỏa và hàng chục người bị bắt.
Hơn 80 người đã bị bắt trong các vụ bạo động tại vài khu vực của thành phố St Louis vào tối thứ Hai, trong đó có 61 người bị bắt tại Ferguson, với các cáo buộc như trộm cắp và đột nhập.
Phát biểu từ Chicago ngày 25/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho hay không có biện minh nào cho hành vi phá hoại và các hành động gây rối, nói thêm rằng những kẻ chịu trách nhiệm sẽ bị truy tố.
An Bình
Theo Dantri/AFP, BBC
Bạo loạn gia tăng sau vụ thanh niên da màu bị bắn chết tại Mỹ Ngày 17/8, một người đã bị bắn và 7 người khác bị bắt giữ tại thành phố Ferguson, bang Missouri khi sự giận dữ sau vụ một thanh niên da màu bị cảnh sát bắn chết biến thành bạo loạn. Lực lượng an ninh tiếp tục phải dùng hơi cay để giải tán đám đông. Nhiều kẻ quá khích tại Ferguson đã bất...