Bức ảnh đầu tiên của lịch sử nhân loại
So với những phát minh quan trọng khác của loài người, nhiếp ảnh hình thành khá sớm, từ đầu thế kỷ 19.
Bức hình được chụp theo phong cách “daguerrotype” năm 1838 (phép chụp hình đa-ge, một phép chụp hình cổ, mất rất nhiều thời gian phơi sáng mới có thể thu lại hình ảnh lên bề mặt của tấm giấy bạc) được coi là bức ảnh đầu tiên có sự xuất hiện của con người.
Boulevard du Temple (Đại lộ Boulevard du Temple), một bức ảnh được thực hiện bởi nhà sáng chế người Pháp Louis Daguerre (tên của ông đã được sử dụng để đặt cho phép chụp hình “daguerrotype”) được coi là bức hình đầu tiên trong lịch sử nhiếp ảnh có sự xuất hiện của con người.
Trong bức hình, người ta nhìn thấy một đại lộ lớn ở thủ đô Paris của Pháp. Tuy vậy, vì phép chụp hình này khi đó còn rất thô sơ: người cha đẻ của nghệ thuật nhiếp ảnh – ông Louis Daguerre đã phải mất tới hơn 10 phút phơi sáng mới thực hiện xong bức ảnh này nên các xe cộ đều vụt đi mà không hề để lại dấu vết trong bức hình.
Chỉ có hai người đàn ông xuất hiện ở góc dưới bên trái là đứng yên trong khoảng thời gian đó nên đã được ghi hình lại. Hai người đàn ông này không hề biết rằng họ đã “làm nên lịch sử” một cách tình cờ – trở thành những con người đầu tiên xuất hiện trên ảnh.
Đại lộ Boulevard du Temple trông có vẻ hoang vắng nhưng thực tế là bởi nhà sáng chế Louis Daguerre đã phải mất hơn 10 phút mới có thể phơi sáng xong nên tất cả các vật chuyển động đều không thể ghi hình lại được. Chỉ có hai người đàn ông đứng yên trong khoảng thời gian đó là được chụp lại.
Video đang HOT
Khi phóng to bức hình lên, hình ảnh hai người đàn ông trông cũng khá nhòe. Một trong hai người là thợ đánh giày, người còn lại là khách hàng, đang đưa chân về phía người thợ.
Thực tế nhiếp ảnh đã bắt đầu hình thành và phát triển từ trước khi nhà sáng chế Louis Daguerre thực hiện bức ảnh này một thập kỷ, nhưng những bức ảnh trước đó đều chụp tĩnh vật, không có sự xuất hiện của con người.
Bức ảnh đầu tiên được thực hiện trong lịch sử nhiếp ảnh là bởi nhà sáng chế người Pháp – Joseph Nicéphore Niépcea vào năm 1826. Lúc này Niépcea sử dụng hỗn hợp bột bạc và bột phấn, hỗn hợp này sẽ biến màu thành những khoảng sáng tối khi được đem phơi sáng.
Bức ảnh Góc nhìn từ một cửa sổ ở xã Le Gras (1826) là bức ảnh đầu tiên trong lịch sử nhiếp ảnh, lúc này, con người bắt đầu có những phát hiện đầu tiên trong việc lưu lại hình ảnh.
Xét về hiệu quả thì phương pháp của Louis Daguerre đã tiến bộ hơn hẳn phương pháp của Joseph Nicéphore Niépcea, Bức Đại lộ Boulevard du Temple với nhiều chi tiết phức tạp nhưng vẫn hiện lên rõ nét, vì vậy, ngay khi phép chụp hình đa-ge ra đời, nó đã trở nên rất phổ biến.
Theo Dailymail
Chung tay cứu trái đất
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon một lần nữa kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng chung sức đồng lòng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, một hiểm hoạ lớn với môi trường sống của cả Trái đất.
Thế giới cần chung tay chống biến đổi khí hậu trước khi quá muộn
Lời kêu gọi trên được Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đưa ra tại Diên đan quôc tê lân thư ba vê phat triên xanh (3GF) đươc tô chưc tai Thủ đô Copenhagen của Đan Mach ngày 22-10. Người đứng đầu tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh cho rằng cac quôc gia cần tăng cường đoàn kết và đây mạnh nô lưc chông biên đôi khi hậu, một hiện tượng đang gây những hâu quả hêt sức nghiêm trọng cho nhân loại.
Diễn đàn 3GF và lời kêu gọi của Tổng thư ký LHQ diễn ra giữa lúc ngày càng có nhiều cảnh báo mới về tác hại vô cùng nghiêm trọng của biến đối khí hậu với hành tinh chung của nhân loại. Mới đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature ngày 9-10 cho rằng Trái đất có thể sẽ phải trải qua một giai đoạn khí hậu cực kỳ khắc nghiệt làm thay đổi hoàn toàn Trái đất trong vòng 34 năm tới, tức là vào năm 2047.
Đánh giá trên đây khiến nhiều người bất ngờ bởi phần lớn các nghiên cứu trước đó đều dự đoán sự biến đổi khí hậu khắc nghiệt có thể xảy ra vào năm 2100. Chuyên gia môi trường Ken Caldeira thuộc bộ phận nghiên cứu về hệ sinh thái toàn cầu của Viện Carnegie khẳng định, nghiên cứu này cho thấy con người đang đẩy các hệ sinh thái trên Trái đất từ môi trường quen thuộc sang một môi trường hoàn toàn khác biệt mà các sinh vật khó có khả năng thích nghi dẫn tới tuyệt chủng.
Một nhóm nhà khoa học của LHQ ngày 2-9 cũng đã cảnh báo rằng loài người đã đẩy hệ thống khí hậu Trái đất tới bờ vực nguy hiểm và hiện còn rất ít thời gian để hành động. Các chuyên gia của LHQ cho rằng các hoạt động của con người là tác nhân chính gây ra biến đối khí hậu và theo dự báo, mực nước biển trên Trái đất sẽ tăng 90cm vào cuối thế kỷ này; đồng thời có thể khiến nhiều loài sinh vật tuyệt chủng, ảnh hưởng tới an ninh lương thực và nước sinh hoạt cho hàng tỷ người trên thế giới.
Con người là thủ phạm chính thì không ai khác cũng chính con người phải hành động để cứu lấy môi trường sống trên Trái đất. Tuy nhiên, các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước giàu đã trải qua thời kỳ công nghiệp hoá kéo dài và các nước đang trỗi dậy như Trung Quốc, Ấn Độ..., lại đang bất đồng về việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm Trái đất nóng lên.
Chính vì vậy, dù Tổng thư ký Ban Ki-moon đã lên tiếng nhiều lần, song một lần nữa tại 3GF lại kêu gọi tăng cường đoàn kết và đây manh nô lưc chông biên đôi khi hâu. Sự đồng lòng nhất trí chống hiểm hoạ chung về biến đổi khí hậu, theo ông Ban Ki-moon, cần thể hiện tại Hôi nghi thương đinh toan câu vê biên đôi khi hâu diễn ra vào tháng 9-2014 bằng các cam kết cụ thể nhằm giảm thiểu những tác động và đe dọa khí hậu Trái đất.
Bên cạnh đó, Tổng thư ký Ban Ki-moon cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết phải đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng sạch ngay từ lúc này. Theo đó, từ nay đên năm 2030, thê giơi phai thưc hiện đươc 3 nhiệm vu quan trọng, gồm: mọi người dân, dù ở bât cứ đâu, cũng phải được tiêp cận vơi năng lượng hiện đại, tiên tiên; tăng gâp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng; và tạo sự cân bằng cân thiêt vê nguôn năng lượng.
HOÀNG TUẤN
Theo ANTD
Truyền thông Trung Quốc chỉ trích bạo loạn Tân Cương Tân Hoa Xã ngày 30/6 có bài luận nói "các phần tử khủng bố ở Tân Cương là kẻ thù của nhân loại và cần dẹp bỏ với các biện pháp cứng rắn". Tân Hoa Xã cho biết, các vụ bạo loạn xảy ra từ thứ tư, ngày 26/6 vừa qua tại khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc đã làm 24 thường...