Bức ảnh bà bầu bụng to thức dậy dỗ con lớn khóc lúc nửa đêm và thông điệp phía sau khiến người mẹ nào cũng gật gù tâm đắc
Khi con thức giấc quấy khóc lúc nửa đêm không rõ lí do trong khi bản thân mình đang bầu bí mệt mỏi, khó ngủ, bạn sẽ phản ứng ra sao? Dỗ dành con hay tức giận mà quát lên “Nín đi”, “Ngủ đi”…?
Chắc hẳn không ít bà bầu từng rơi vào tình huống như trong bức ảnh dưới đây: bụng bầu to đến 6 tháng nhưng nửa đêm vẫn phải dậy dỗ con lớn khóc lóc, mè nheo mà không biết vì sao. Vừa mệt mỏi, vừa bị mất giấc ngủ, hẳn sẽ không ít người rơi vào tình trạng cáu gắt, quát mắng con, thậm chí là dùng đòn roi với con.
Cũng từng nhiều lần rơi vào hoàn cảnh tương tự, chị Thùy Chi – mẹ bé Tee (5 tuổi) thừa nhận dù cố gắng dỗ dành con và kiềm chế bản thân đến mấy đi chăng nữa nhưng cũng phải đến 20% số lần cả hai vợ chồng chị không làm được điều đó.
Mẹ Tee là tác giả của một số cuốn sách làm cha mẹ được đông đảo bạn đọc đón nhận như “Quẳng cái cân đi mà khôn lớn”, “xắn tay áo lên… làm bố mẹ”, dịch giả cuốn sách “Nói với con thế nào cho đúng – Bài học về An toàn cho trẻ”. 5 năm làm mẹ và đang chuẩn bị đón em bé thứ hai chào đời, mẹ Tee vô cùng thấu hiểu những áp lực cùng nỗi vất vả mà những ông bố bà mẹ nuôi con nhỏ phải đối mặt, chịu đựng. Thế nên, dù bố mẹ nào cũng vô cùng yêu thương con mình nhưng khi họ rơi vào tình huống stress, căng thẳng và nhất là áp lực từ công việc, từ cuộc sống… khiến cho việc kiểm soát những cơn giận dữ với con trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Mẹ Tee dỗ dành con lúc nửa đêm.
Và trong suốt bao năm làm mẹ, mẹ Tee đã nhận ra một liều thuốc diệu kì có thể xoa dịu mọi cơn khóc lóc, mè nheo, ăn vạ, giận hờn, tức tối của con trai, ấy chính là những cái ôm. Những dòng tâm sự đầy cảm xúc của mẹ Tee đã nhận được sự đồng cảm của đông đảo các mẹ nuôi con nhỏ vì đã lan tỏa một thông điệp chạm tới trái tim của các mẹ, rằng những hành động yêu thương, vỗ về của mẹ chính là chiếc chìa khóa vạn năng giải tỏa được mọi cảm xúc tiêu cực nơi con.
Được sự đồng ý của tác giả, chúng tôi xin được chia sẻ lại bức ảnh cùng những dòng tâm sự đầy cảm xúc của mẹ Tee:
Bức ảnh này được chụp vào hơn 12 giờ đêm, một mẹ bầu bụng bự 6 tháng và một chàng trai vừa tròn 5 tuổi.
Các mẹ có biết một trong những lý do khiến chúng ta dễ dàng nổi giận, cáu gắt với con là gì không? Chính là vì bản thân chúng ta cũng đang không thoải mái.
Không thoải mái có thể về thể chất (thiếu ngủ, đói, mệt mỏi sau một ngày bận rộn….) nhưng cũng hoàn toàn có thể về cả mặt tinh thần (áp lực, buồn bã, đang bận suy nghĩ nhiều thứ…). Và một trong những khoảnh khắc mà cả mình lẫn bố Tee đều dễ dàng nổi cáu với Tee nhất, cũng chính là những lần thức giấc giữa đêm của con.
80% những lần bị đánh thức giữa đêm, chúng mình làm tròn nhiệm vụ trấn an và giúp con bình tĩnh quay trở lại giấc ngủ. Nhưng phải thú thực là 20% còn lại, chúng mình không làm được điều đó.
Mình vẫn nhớ những đêm Tee thường xuyên tỉnh giấc, bản thân mình thì bị đau lưng và vô cùng khó ngủ lại sau mỗi lần bị tỉnh, có hôm thức chong chong tới sáng hoặc tới lần dậy tiếp theo của con. Bản thân mệt mỏi, uể oải, thiếu ngủ, thêm vài cái dùng dằng, hờn dỗi trong cơn ngái ngủ của Tee làm cho mình vô tình trở thành cố tình quát con rồi phạt con. Những cái kết bằng nước mắt của con, và có khi cả nước mắt của mẹ vì quá mệt mà không thể ngủ nổi.
Video đang HOT
Thế rồi, những lúc bình tĩnh lại, mình cũng dần nhận ra: Có một thứ, vốn nhẹ nhàng, dịu dàng, lại chẳng hề tốn công mà lại có sức mạnh phi thường. Đó chính là những cái ÔM.
Thay vì những câu hỏi buột miệng mà mình cũng chẳng mong Tee trả lời: “Con khóc gì? Sao nửa đêm lại dậy khóc?” thì mình dang tay cho chàng sà vào lòng mẹ: “Con ngủ mơ à? Chỉ là giấc mơ thôi. Có mẹ ở đây rồi”.
Thay vì những lời quát tháo, mắng mỏ mà chắc chẳng người mẹ nào mong muốn (chỉ vì chúng mình chẳng kiềm chế được bản thân) mỗi khi con giận dữ, khủng hoảng, ăn vạ, gào thét, mình ngồi xuống cạnh, mở sẵn vòng tay: “Ôm mẹ một cái rồi bình tĩnh lại, chúng mình nói chuyện được không?”.
Thay vì những cái xuýt xoa, chừa bàn, chừa ghế, chừa đường khi con ngã, mình lẳng lặng lại gần ôm con vào lòng, thổi thổi: “Ôm mẹ chặt vào cho đỡ đau nha con, rồi lần sau mình cẩn thận hơn nhé!”.
Những cái ôm có tác dụng diệu kỳ lắm. Chúng không chỉ khiến bé con bớt đau, bớt khóc, bớt “hung hăng”, mà còn khiến chính người lớn chúng mình bình tĩnh hơn, đầu óc thoáng đạt hơn, dễ dàng tìm cách giải hóa mọi vấn đề hơn.
Vậy nên, lần tới, nếu bạn chưa biết phải làm gì với đứa trẻ đang ỉ ôi và với chính bạn đầu đang ngùn ngụt bốc hỏa, thì cứ lại gần con, ngồi xuống và đề nghị bé một cái ôm nhé. Ôm càng chặt, mọi tiêu cực càng nhanh chóng tiêu tan.
Như cách Tee chạy lại ôm mẹ nghẹt thở khi mình chẳng may mở cửa tủ và nghiến vào ngón chân đau điếng, hét ầm lên: “Con ôm mẹ chặt thế này, mẹ đã đỡ đau chưa? “.
Mẹ Tee nhắn nhủ: “Ôm càng chặt, mọi tiêu cực càng nhanh chóng tiêu tan”.
Đọc xong những dòng tâm sự trên, rất nhiều mẹ đã phải thừa nhận rằng “Cái ôm kỳ diệu thực sự”. ” Em may mắn nhận ra điều đó từ sớm và rất thích ôm nên cũng kiềm được cái nóng tính của chính bản thân. Thực sự rất kì diệu “, mẹ Nguyễn Uyên bày tỏ.
” Nhiều lúc vì mệt mỏi không có giữ bình tĩnh quát con, thậm chí vả mông con, vừa xong là hối hận ngất trời. Em bé đã đủ lớn để hiểu đâu. Đứt ruột. Ráng dặn lòng là không nóng với con nữa mà đôi lúc cũng không có làm được “, nickname Khoa Bùi tâm sự.
” Bản thân mình cũng thấy cái ôm có một tác dụng kỳ diệu thế nào. Nhà mình có 2 bạn nhỏ, khi cô em giận dỗi, mè nheo hay khóc vì 1 lý do nào đó thì ông anh thường nói với mình mẹ có thể ôm em 1 cái rồi em sẽ nói cho mẹ nghe tâm trạng của em hay em cần gì và em sẽ nín ngay đấy. Đúng là ÔM bạn ấy vào lòng xong là giải quyết được hết mọi thứ, có thể ngay sau đó bạn ấy lại tươi cười và nói như vẹt được luôn. Anh lớn cũng vậy, mỗi lần tâm trạng bất ổn bạn ấy chỉ cần mình ôm bạn ấy là đủ. Nên mình đang cố gắng mỗi buổi sáng chào các con bằng những cái ôm thật chặt và nụ cười thật tươi, tâm trạng các con sẽ vui hơn, hợp tác hơn vào những hoạt động sau đó. Cái ÔM thật kỳ diệu, và chính bản thân mình cũng muốn được ôm mỗi ngày. Những khi buồn chỉ cần ai đó ôm mình và không cần nói gì là đủ “, mẹ Huyền Ngô tâm sự.
Một phút giả vờ bỏ đi khi con trai ăn vạ, mẹ cả đời hối hận khôn nguôi
Không thể chấp nhận thái độ mè nheo của con trai, người mẹ nhanh chóng rời đi để con lại một mình, nhưng rồi sự việc xảy ra khiến cô hối hận khôn nguôi.
Mới đây, trang ETToday cho hay, sự việc xảy ra ở Trung Quốc vào khoảng 9h ngày 12/3 vừa qua.
Thời điểm này, một người mẹ đang dắt con trai nhỏ đi trên đường thì cậu bé bỗng quấy khóc, không chịu đi tiếp, một mực dừng lại đòi mẹ bế.
Thay vì vội vàng ngồi xuống dỗ dành rồi thuận theo ý muốn của con, người mẹ lại giả vờ như không thấy, quay lưng đi tiếp về phía trước.
Sau khi mẹ rời đi, cậu bé ngồi xuống chờ nhưng một lúc sau thấy mẹ đi xa, cậu bé vùng lên đứng dậy định đuổi theo. Chẳng ngờ vừa chạy được mấy bước bé bị xe con màu trắng tông trúng.
Lúc này, người mẹ nghe thấy tiếng động vội quay lại thì con đã ngã xuống đường. Nữ tài xế xe ô tô cũng phanh gấp và xuống xe xem xét tình hình cậu bé.
Em bé bị ô tô tông trúng thương tâm.
Thấy sự việc, những người xung quanh cũng vội vàng chạy lại đưa bé đến bệnh viện. Có lẽ, ý định dạy con một bài học đã khiến người mẹ nhận "cái kết đắng" và cô đã rất hối hận trong tình huống này.
Trước cách dạy con trên, nhiều cư dân mạng cũng liên tưởng tới một số cách dạy con phản cảm khác. Theo đó, nickname N.T cũng chia sẻ câu chuyện dạy con của một cặp ông bố bà mẹ ở Hà Nội.
"Tôi từng thấy một cặp vợ chồng chia sẻ họ đã nhốt con trai 2 tuổi trong phòng kín một mình chỉ vì bé ăn vạ. Tuy nhiên, bà nội của bé không đồng ý cách làm này và phản đối kịch liệt. Họ chia sẻ câu chuyện và nhờ cư dân mạng phân xử.
Kết quả, đa số cư dân mạng đều đồng ý với bà nội của bé, không nên nhốt con vào phòng kín chỉ vì con ăn vạ. Tôi đồng ý với quan điểm này, thiếu gì cách dạy con lúc bé mè nheo, ăn vạ nhỉ" , anh N.T cho hay.
Làm sao khi con ăn vạ?
Từ đây, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng một vài vật dụng nhỏ trong gia đình như chiếc chăn, quả bóng hay thậm chí là chai nước... có thể làm dịu cơn giận dữ của trẻ một cách dễ dàng.
Ngoài ra, khi trẻ con khóc hờn tức giận đến nỗi không thể nghe những gì bạn đang nói, hãy thu hút sự chú ý của con bằng cách làm điều gì bất ngờ.
Amanda Rueter, một cựu cố vấn sức khỏe tâm lý viết blog cho biết, hãy lên giọng, tắt đèn, nhảy lên nhảy xuống hay thì thầm... để đánh lạc cơn giận của con.
Đơn giản hơn, bạn hãy đố con một câu đố nào đó buộc con phải tập trung nghĩ cách tìm câu trả lời mà quên mất cơn giận.
Bên cạnh đó, bạn có thể ôm con và vỗ về. Hãy nhớ, những cái ôm từ bố mẹ là điều tuyệt vời nhất. Bạn có thể nghĩ cách mới mẻ hơn để ôm con tạo sự bất ngờ thu hút trẻ.
Khi trẻ ăn vạ, cha mẹ hãy bình tĩnh tìm cách xử trí (Ảnh minh hoạ)
Sonja Kromroy,nhà trị liệu tâm lý tại tại tại trung tâm Wild Tree Health, ở St. Paul (Mỹ) chia sẻ, hãy đề nghị con chơi trò giả vờ thổi nến nhiều lần, hoặc khoanh tay trước ngực, nhắm mắt và vỗ nhẹ những ngón tay tạo cảm giác bướm đang bay. Những cái chạm nhẹ sẽ kích thích giúp con giảm cảm giác tức giận, cân bằng cảm xúc.
Còn nữa, bạn hãy luôn ở thế chủ động. Nếu con bạn khóc lóc, mè nheo vì muốn được đáp ứng một nhu cầu (vô lý) nào đó, như chơi điện thoại, đừng chiều theo ý con. Nếu con không muốn làm một điều gì đó, như dọn đồ chơi, hãy thử tìm cách khác. Thay vì nói " Con phải dọn ngay" , bạn thử " Đến giờ các bạn đồ chơi đi ngủ rồi, con đưa các bạn về nhà nhé".
Việc trẻ em gào khóc, mè nheo, ăn vạ là những biểu hiện bình thường trong quá trình phát triển của bé và hầu như bé nào cũng phải trải qua nhiều lần. Điều quan trọng nhất là cha mẹ cần biết cách xử lý với các cơn giận của con một cách hợp lý, với tất cả sự kiên nhẫn và bao dung.
Cơn cáu giận nào rồi cũng sẽ qua đi, nhưng sẽ để lại những bài học lớn cho trẻ về hành vi và cảm xúc. Không có đứa trẻ nào hư, chỉ có những đứa trẻ chưa có điều kiện để hiểu về cảm xúc và biết cách kiểm soát cảm xúc của mình mà thôi.
Ông nội đưa cháu trai đi dạo mà ai cũng phải ngoái nhìn vì thứ khổng lồ trên đầu hai ông cháu Cháu muốn ra ngoài chơi mà trời thì đang mưa, ông nội đã có một ý tưởng vô cùng "bá đạo" để bảo vệ cháu trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Hẳn đứa trẻ nào cũng thích ra ngoài dạo phố ngắm cảnh phố phường với bao điều mới mẻ trong mắt bé. Nhiều khi bé ở nhà đang quấy khóc...