Bủa vây nhà chờ, điểm dừng xe buýt
Lấn chiếm điểm dừng đỗ xe buýt, lấy nhà chờ làm nơi bán hàng, tự ý tháo dỡ biển báo điểm dừng xe buýt… Những việc này đã và đang diễn ra nhưng Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội lại chỉ có thể nhắc nhở, còn việc xử lý phải chờ lực lượng chức năng hoặc chính quyền địa phương.
Chiếm dụng điểm dừng, nhà chờ xe buýt diễn ra như cơm bữa
Trộm cắp biển báo bán đồng nát
Theo thống kê của Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội, hạ tầng xe buýt trên địa bàn Hà Nội hiện nay có: 1.912 điểm dừng, 364 nhà chờ, 63 điểm đầu cuối, 3 điểm trung chuyển và 5km đường dành riêng cho xe buýt.
Các vi phạm phổ biến hiện tại là việc ô tô, xe máy đỗ vào khu vực dành cho xe buýt dừng đón trả khách cản trở hoạt động của xe buýt ra vào điểm dừng; chiếm dụng khu vực đứng chờ xe buýt của hành khách tại các điểm dừng, nhà chờ bày bán hàng nước, đỗ xe “ôm”; chiếm dụng bảng thông tin tại các nhà chờ, biển báo xe buýt để dán quảng cáo rao vặt, che lấn cả phần thông tin dành cho xe buýt, để các vật dụng lên mái nhà chờ xe buýt. Thậm chí, có tình trạng biến nhà chờ, điểm dừng đỗ xe buýt thành nơi vệ sinh. Các vi phạm khác như việc tập kết rác thải, hàng rong vây điểm chờ xe buýt có thể bắt gặp ở bất cứ đâu.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội Lương Đức Thịnh, việc người dân tự ý di chuyển, tháo dỡ biển báo điểm dừng xe buýt thường diễn ra ở các quận, huyện ngoại thành. Người dân ở gần khu vực biển báo dừng xe buýt mang biển báo xe buýt về trước cửa nhà để phục vụ mục đích kinh doanh, bán hàng quán. Mới đây, Trung tâm đã phát hiện một số biển báo bị đánh cắp bán đồng nát và đã phối hợp với chính quyền quận Long Biên xử lý.
Theo Phòng Quản lý Hạ tầng (Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị), hạ tầng xe buýt thường được khảo sát, tính toán bố trí tại các điểm thu hút lớn, tập trung đông dân cư để phục vụ thuận lợi cho hành khách. Tuy nhiên, do là điểm tập trung đông hành khách nên cũng thường phát sinh nhu cầu sử dụng các dịch vụ như xe “ôm”, hàng nước, dán quảng cáo rao vặt hoặc ô tô, taxi đỗ dưới lòng đường cản trở xe buýt ra vào điểm dừng.
Chỉ được phát hiện mà không xử lý
Hạ tầng xe buýt được bố trí dưới hình thức không gian mở, việc chiếm dụng dễ thực hiện các hành vi chiếm dụng cũng rất cơ động, khi có lực lượng chức năng đi giải tỏa thì người vi phạm thường tự động thu dọn, sau khi lực lượng chức năng đi khỏi tình trạng chiếm dụng tiếp tục tái diễn.
Mặc dù chính quyền địa phương có hạ tầng xe buýt đã triển khai các biện pháp giải tỏa chống chiếm dụng hạ tầng xe buýt nhưng chưa đủ quyết liệt nên chưa giải quyết triệt để được những vấn đề trên. Đặc biệt việc duy trì sau giải tỏa còn chưa được thường xuyên nên việc chiếm dụng hạ tầng xe buýt vẫn xảy ra. Cùng với đó, các lực lượng chức năng như CSGT, Thanh tra GTVT cũng thường xuyên tham gia xử lý đối với việc dừng đỗ xe tại các điểm dừng xe buýt nhưng tình trạng chiếm dụng cũng chưa giảm.
Theo ông Lương Đức Thịnh, trách nhiệm quản lý nhà nước về hạ tầng giao thông dành cho xe buýt do Trung tâm quản lý thực hiện. Tuy nhiên, Trung tâm cũng chỉ dừng lại ở việc kiểm tra phát hiện sai phạm, việc xử lý các sai phạm Trung tâm phải đề nghị các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương phối hợp giải quyết. Để hạn chế tình trạng chiếm dụng điểm dừng, đỗ, nhà chờ xe buýt, lãnh đạo Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị cho rằng, ngoài việc tuyên truyền tới người dân thì chính quyền địa phương cũng cần mạnh mẽ vào cuộc, xử lý tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè. Chính quyền địa phương là lực lượng bám sát địa bàn, có đầy đủ chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm cần quan tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra, giải tỏa những vi phạm trên địa bàn quản lý.
Video đang HOT
Theo ANTD
Những cây cột không thể... đứng thẳng ở Thủ đô
Điều dễ nhận thấy ở các loại cột chức năng mọc trên đường phố Hà Nội là không cần phải... đứng thẳng. Loạt cột điện, cột biển báo... dễ làm người ta hiểu lầm rằng phải nghiêng, vẹo mới đúng tiêu chuẩn thi công.
Ngay cả các loại biển báo chỉ cao hơn 2 mét cũng ngả nghiêng như vừa trải qua một trận cuồng phong.
Chuyện tưởng nhỏ, nhưng nói vậy mà không phải vậy. Hình dáng của những loại cột chức năng, hoặc đang quá tải, hay do thi công cẩu thả đang làm xấu thêm diện mạo vốn đã lộn xộn và thiếu thông thoáng của Hà Nội chật hẹp.
Hàng cột đèn trên đường Đào Tấn với đoạn hơn chục cột không cột nào đứng thẳng.
Một cột đèn nghiêng hết cỡ ngay đầu ngã tư thông thoáng.
Ngả nghiêng trên phố Ngọc Khánh.
Các cột đèn loại có bậc thang trên đường La Thành nặng trĩu các loại dây, không có cột nào đứng thẳng.
Hàng cột trên đường khu Thành Công.
Cột trên đường Huỳnh Thúc Kháng.
Hàng cột tự phát trên đường con đường mới mở, đường Thái Hà Mới.
Một cột nghiêng cô đơn đường Kim Mã.
Không tìm đâu ra một cây cột thẳng đứng.
Cây cột này chỉ cao khoảng 2 mét cũng nghiêng ngả lâu nay trên đường Thái Thịnh.
Biển báo trên đường Kim Mã.
2 cây cột đèn nghiêng trên đường Hồ Tùng Mậu.
Nhiều cây cột nghiêng như sắp sập xuống người đi đường.
Không nghiêng thì không phải... cột điện.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Giải quyết TTĐT tại Trung Hòa: Chọn "điểm nóng" để xử lý Với nhiều tuyến đường huyết mạch, xen lẫn cùng các tòa nhà chung cư lớn, nhiệm vụ đảm bảo trật tự đô thị (TTĐT) tại địa bàn phường Trung Hòa không lúc nào vơi đi "sức nặng". Việc kết hợp chặt chẽ, "kéo" trách nhiệm của UBND phường cùng các đoàn thể vào cuộc, đồng thời chọn điểm "nóng" để xử lý đã...