Bữa tiệc ‘đẫm máu’ của chim sẻ ác ôn trên người trâu rừng
Khi lượng ký sinh trùng không đủ cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết, chim Buphagus africanus mổ vào vết thương hở của động vật có vú mình đang đậu để uống máu.
Chim sẻ châu Phi, có tên khoa học là Buphagus africanus, một loài chim trong họ Buphagidae. Tên gọi trong tiếng Anh của các loài trong họ này là Oxpecker (nghĩa đen là chim đậu lưng bò/trâu) hay tickbird (nghĩa đen là chim bắt ve).
Cả tên tiếng Anh lẫn tên khoa học của chúng đều bắt nguồn từ tập tính đậu trên lưng các loài thú lớn như trâu, bò, ngựa vằn, linh dương Impala, hà mã, tê giác để bắt và ăn các loại ve bét, côn trùng nhỏ, ấu trùng ruồi trâu cũng như các sinh vật ký sinh khác.
Trong một ngày, một chim Buphagus africanus trưởng thành sẽ ăn hơn 100 con ve hoặc 13.000 ấu trùng. Nếu gặp được đối tượng nào có nhiều ve bét hoặc ấu trùng ký sinh ngoài, chim Buphagus africanus sẽ “gọi hội” và “mở tiệc” ngay trên người đối tượng đó.
Bởi lợi ích của những con chim Buphagus africanus mang lại, đa số những con thú lớn sẽ không phản ứng mà mặc kệ cho loài chim này tự tung tự tác, giúp mình bắt ve và loại bỏ ký sinh trùng trên cơ thể.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những con thú lớn này hoàn toàn không biết rằng thức ăn ưa thích thực sự của chim Buphagus africanus là máu. Thông qua việc bắt ve và ký sinh trùng hút máu của các loài thú lớn, chim Buphagus africanus sẽ có được lượng máu mình mong muốn.
Khi những con ve bị ăn trực tiếp không đủ cung cấp lượng máu cần thiết, chim Buphagus africanus mổ vào vết thương hở của động vật có vú mình đang đậu để uống máu.
Ban đầu người ta coi đây là mối quan hệ cộng sinh, nhưng chứng cứ gần đây cho thấy chim Buphagus africanus có thể là động vật ký sinh với hành vi ăn nhờ ở đậu rất tinh vi.
Thực tế, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy chim Buphagus africanus tạo ra các vết thương mới và làm rộng các vết thương cũ nhằm hút máu các con vật mà chúng cưỡi trên lưng.
Mặc dù cũng ăn ráy tai và gàu trên da đầu của động vật chủ nhưng các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng điều này có thể cũng chỉ là một tập tính ký sinh của loài chim nhỏ bé mà ranh mãnh này.
Một số động vật chủ tỏ ra khó chịu trước sự hiện diện của chim Buphagus africanus. Voi và một số loài linh dương sẽ tích cực tìm cách xua đuổi loài chim này khi chúng có ý định sà xuống.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Điểm danh những động vật chịu cảnh "móm mém" suốt đời
Răng là bộ phận giúp ích trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Ấy vậy mà rất nhiều loài động vật thiếu mất bộ phận này và phải chịu cảnh "móm" suốt đời.
Tê tê. Tê tê không có răng và thức ăn của chúng là kiến và mối nên không cần phải nhai. Quá trình tiêu hóa thức ăn được trợ giúp bởi những viên sỏi và những viên đá nhỏ mà tê tê nuốt vào bụng. Mặc dù không có răng nhưng bù lại, tê tê có chiếc lười dài (40cm) rất dính để bắt mồi.
Thú ăn kiến. Loài thú ăn kiến không có răng và chúng sử dụng chiếc lưỡi dài dính của mình để bắt mồi. Thức ăn của nó là kiến và mối, được nghiền nát bằng các mấu sừng trong miện và dạ dày.
Thú mỏ vịt. Thú mỏ vịt có ngoại hình là sự tổng hợp của nhiều động vật khác: mõm như mỏ vịt, đuôi như con hải ly, đẻ trứng và di chuyển như lớp bò sát, cho con bú sữa như lớp thú.Một đặc điểm thú vị khác của thú mỏ vịt là chúng không có răng. Chúng nghiền nát thức ăn bằng những mảng sừng trong mỏ.
Thú lông nhím Australia. Giống như thú mỏ vịt, thú lông nhím Australia cũng là động vật đơn huyệt. Cả cơ thể của nó được bao phủ bởi lông mao và gai nhọn, đầu nhỏ, mỏ hẹp và miệng không có răng. Thức căn chủ yếu của chúng là kiến, được bắt bằng chiếc lưỡi dính tương tự thú ăn kiến.
Rùa. Cũng nằm trong danh sách những động vật "móm" trong giới tự nhiên là rùa. Loài động vật này không có hàm răng nhưng hàm trên và hàm dưới có một lớp cứng giống mỏ chim, lớp cứng đó thay thế cho răng để ghiền nát thức ăn.
Ếch. Êch không có răng. Chúng nuốt cả con mồi, thường lànhững con vật nhỏ như côn trùng. Đây là loài động vật quen thuộc trong đời sống, thậm chí thịt ếch còn được sử dụng để chế biến làm món ăn trong bữa cơm gia đình.
Chim. Theo một nghiên cứu khoa học, các loài chim hiện nay đều không có răng là do tổ tiên của chúng đã sống sót qua nạn đại tuyệt chủng nhờ vào chế độ ăn hạt. Còn các loài chim có răng nhỏ và ăn thịt thì đều đã bị tuyệt chủng. Bên cạnh đó, loài chim có chiếc mề khỏe, có chứa cả những viên sỏi nhỏ và cát nên thức ăn vào đây sẽ được các hạt sỏi nghiền nát trước khi được đưa vào phần mề trước để tiêu hóa. Do đó mà loài chim không cần đến bộ răng nữa.
Hà Nguyễn
Theo Kiến thức
Chiêm ngưỡng 8 loài chim đẹp nhất hành tinh Chim thiên đường Wilson, chim trĩ vàng, giẻ cùi lam hay vẹt đỏ đuôi dài... là những loài chim đẹp nhất thế giới. Chúng được tạo hóa ưu ái ban tặng bộ lông rực rỡ sắc màu với vẻ đẹp vô cùng ấn tượng, khiến không ít người phải trầm trồ, khen ngợi. Đứng đầu danh sách những loài chim đẹp nhất thế...