Bữa tiệc… bún mắm
Những người ăn được và “lỡ ghiền” mắm cái thì chỉ cần hàng xóm giở nắp hũ mắm ra họ đã xuýt xoa “chu cha, mắm đâu mà thơm dữ”.
Ngoài hai món chính bún và mắm, những món bày biện thêm cũng gợi nhiều “cảm xúc” ẢNH: TRẦN CAO DUYÊN
Bún mắm có thể gọi là bạn… chí tình chí cốt của sinh viên nghèo, của gia đình đông con, của giới lao động mưu sinh vất vả. Bởi chỉ một ít tiền lẻ là có thể bưng trên tay một tô bún mắm đầy đặn, đáp ứng cho cái sự ăn chắc mặc bền.
Video đang HOT
Bún mắm là món ăn dân dã. Những làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi thường có món này. Thoạt tiên, bún mắm chỉ có… bún và mắm. Bún ở đây là bún tươi. Còn mắm là mắm cái, thường được muối bằng cá cơm, khi ăn người ta hay thả những lát thơm (còn gọi là khóm) xắt mỏng vào. Những người không ăn được mắm cái vì nhiều lý do khác nhau thì miễn bàn. Còn những người ăn được và “lỡ ghiền” mắm cái thì chỉ cần hàng xóm giở nắp hũ mắm ra họ đã xuýt xoa “chu cha, mắm đâu mà thơm dữ”. Giới trẻ hào phóng chữ nghĩa hay nói đó là mùi thơm… thần thánh.
Khi phố xá ngày thêm bóng nhoáng, gánh bún mắm có lẽ biết người biết ta nên đã lùi vào hẻm nhỏ. Vậy mà khách sang vẫn tìm tới. Nhiều cô cậu ăn mặc rất “mốt” vẫn cứ rủ nhau đi ăn bún mắm. Từng đũa bún mắm quê mùa bình thản “lướt” qua những cặp môi đỏ mọng. Nói vậy để thấy bún mắm cũng có sức “mê hoặc” chứ đâu phải dạng vừa!
Mức sống lên cao kéo theo ẩm thực cũng đa dạng. Bún mắm thoát xác, không còn đơn giản “chan mắm vào bún” là xong mà đã trở nên thịnh soạn với những món ăn kèm rất thú vị.
Số là bữa lên thành phố gặp nhóm bạn cũ, cũng là “hội bún mắm” ngày xưa. Chuyện đông chuyện tây đã đời rồi cũng lắng xuống. Đúng lúc đó, một đứa nhắc “bún mắm”. Một đứa vỗ tay reo lên, nói đúng rồi, “thần chú” là đây chớ đâu nữa? Vậy là kỷ niệm cái thời ngồi đòn tre ăn bún mắm trở về cựa quậy. Và cái dạ dày… động đậy. Nhưng mà trưa rồi. Với lại cũng nên ủng hộ cái “trạng thái bình thường mới” sau những ngày giãn cách xã hội, cả nhóm quyết định không tới quán quen mà đi chợ mua đồ về làm tiệc bún mắm tại nhà.
Phụ nữ thật tuyệt! Mấy chị em con nhà phố đã “làm mới” món bún mắm của dân làng chài, đã “sang trọng hóa” bún mắm từ bao giờ vậy? Tôi cứ tưởng chỉ là bún chan mắm truyền thống ngày xưa chứ đâu nghĩ phong phú như thế này. Ngoài hai món chính bún và mắm, những món bày biện thêm cũng gợi nhiều “cảm xúc”.
Này nhé! Đĩa rau với nhiều lát dưa leo xinh tươi, vừa thấy đã… nghe giòn. Đĩa đậu chiên vàng ươm, nhìn thật hiền nhưng không kém phần hấp dẫn. Đĩa rau thơm dịu ngon lành. Đĩa thịt ba chỉ vừa “nghĩ” tới thôi cũng đã nghe béo ngọt. Nói thật, nếu chỉ riêng bún – mắm cũng đủ “đằm” cái lưỡi rồi. Giờ thêm các món vừa kể đã tạo sự ăn ý giữa hương và vị, khiến cái món ăn xưa nay có tiếng thô mộc, bình dân bỗng trở nên “thanh thoát”, hấp dẫn lạ kỳ.
Nói, đây đích thị là bữa tiệc “hoành tráng”. Mấy bạn cười, hỏi “cơ bản” là có ngon không? Trả lời, chỉ đánh giá là “ngon” thôi thì có vẻ thiệt cho bún mắm quá. Phải nói là “đỉnh” của ngon, hay còn gọi là… ngon có ngọn! vẫn giữ nguyên mùi vị
Bún mắm bà Ba
Bà tên Cảnh, thứ ba trong gia đình nên mọi người gọi bà là bà Ba Cảnh. Món bún mắm của bà Ba nổi tiếng Sài Gòn từ rất lâu rồi.
Từ ngày bà còn toòng teng gánh bún bán khắp chợ Bến Thành trước giải phóng đến nay cùng đã hơn 4 chục năm. Từ gánh bún đơn sơ nay bà đã nâng cấp lên "quán" khiêm nhường trên hông cửa Đông chợ Bến Thành. Theo bà gọi là quán nhưng cũng cực lắm, thuê nhà đã cao, lại không có chỗ ngồi cho khách, vẫn chiếm dụng vỉa hè để sinh kế, nhiều lúc mấy chú dân phòng đuổi chạy muốn hụt hơi. Mặc dù vậy quán bún của bà Ba vẫn đông khách mỗi ngày, chủ yếu là khách quen các tỉnh về Sài gòn rong chơi, mua sắm đều ghé quán bà thưởng thức tô bún mắm độc đáo, rặt miền Tây. Bà Ba nói, có cô gái ở tận Mỹ đọc báo thấy nói quán bún mắm của bà, thế là về Việt Nam tìm đến và trong gần một tháng ở Việt Nam không ngày nào cô gái đó không ghé quán để thưởng thức tô bún độc đáo, cô nói: con về bển sẽ không được thưởng thức món này, mặc dù cũng có nhưng ăn khó vô lắm...
Để có tô bún mắm thật sự ngon theo bà Ba quan trọng nhất phải là nguyên liệu tươi ngon, tuyệt đối không được tham rẻ mà rước vô ba thứ thực phẩm đã xuống cấp. Tôm phải thật tươi, chắc con, để khi hấp chín thịt tôm phải đỏ au, săn chắc và nguyên hình. Tôm tươi thì thịt mới ngọt. Còn thịt heo, phải chọn thịt vai cũng phải tươi, ngon nhất là thịt gần lườn con heo vừa dày thịt, mỡ không ngán và có chút sườn sụn tạo cảm giác sừn sựt lúc nhai. Có thịt tươi về phải tự tay tẩm ướp rồi mới đưa ra lò quay để thợ chuyên nghiệp quay. Kỹ thuật quay cũng không đơn giản, làm sao để bì heo vàng rộm, giòn tan, miếng thịt chín tới, không khô xác. Cá cùng vậy, phải là cá phi lê, tươi nguyên khi nấu mới không bị nát. Rồi ớt sừng trái lớn móc bỏ ruột, nhồi thịt băm nhuyễn.v.v. Cuối cùng là mắm nấu phải là mắm cá sặt đã muối chín kỹ. Làm mắm không hề đơn giản vì nếu dùng cá không tươi để muối mắm thì khi nấu nước lèo sẽ có mùi tanh, không thơm mùi mắm. Do vậy riêng mắm bà Ba phải đặt làm tận miền Tây chứ không mua ở chợ thì mới đảm bảo cho tô bún mắm không chỉ độc đáo bởi hương vị, gia giảm mà còn có một mùi thơm đặc trưng quyến rũ, ai cũng bị quyến rũ...
Tay bê tô bún mắm thơm lừng, bên trên là những con tôm bóc nõn đỏ au, miếng thịt heo quay vàng rộm, khúc cà tím chen lẫn trái ớt sừng nhồi thịt đỏ tươi, miếng mực tươi trắng phau, chen lẫn những sợi bún hơi to một chút nhưng mướt mượt. Cùng đem ra với tô bún thơm lừng mùi mắm sặt là đĩa rau sống gồm hoa chuối, rau nhút, giá sống, kèo nèo, dễ có đến mười mấy loại rau ruộng được tuyển vào món ăn độc đáo này. Khỏi phải nói cảm giác khi được thưởng thức món khoái khẩu bình dân này giữa chốn đô thị phồn hoa, tự nhiên trong lòng thấy xốn xang một cảm giác thụ hưởng khi nhớ về miền Tây sông nước.
Những quán bún mắm ở Đà Nẵng ngon "quên lối về" Điểm danh những quán bún mắm Đà Nẵng ngon, giá bình dân, cuốn hút du khách bởi sự giản dị, gần gũi của ẩm thực địa phương. Bún mắm Đà Nẵng là một món ăn quen thuộc và gần gũi của người dân thành phố. Hương vị đậm đà của nước mắm nêm ( mắm cá cơm nguyên chất ) kết hợp hương...