Bữa sáng tràn đầy năng lượng với món phở gà ngon ngất ngây!
Cách làm phở gà ngon ngất ngây cho bữa sáng tràn đầy năng lượng:
Đối vời người miền Bắc và đặc biệt là người Hà Nội thì có lẽ phở là món ăn được nhiều người lựa chọn nhất cho bữa sáng tràn đầy năng lượng, chuẩn bị một ngày làm việc và học tập bận rộn. Phở thì có quá trời loại luôn, nhưng phổ biến nhất chắc phải kể đến phở bò và phở gà đúng không nào. Một bát phở gà nóng hôi hổi vào một buổi sáng mùa đông thế này thì quá là ấm lòng rồi ý. Phở gà quyến rũ mình bởi hương vị nước dùng được ninh kỹ cực kỳ ngọt thơm, từng miếng thịt gà vàng ươm được xếp đều tăm tắp, điểm thêm chút màu xanh tươi của hành lá, thường khiến mình không kìm được lòng được mà húp đến giọt nước cuối cùng ý
. Chuẩn bị nguyên liệu:
Gà: 1 con (khoảng 1.5 kg)Bánh phở
Hành tím khô: 2 – 3 củ
Hành tây: 1 củ
Hành lá, một số loại rau ăn kèm: rau húng, ngò, rau ngổ, giá đỗ…. Hoa hồi, quế, thảo quả, gừng, tiêu đen, hạt mùi.
Dầu ăn, muối, mắm, đường phèn, bột nêm, mì chính…
Video đang HOT
Lưu ý: Loại gà chuẩn nhất là để làm món phở gà là loại gà mái tơ nhé, loại này thịt thường rất ngọt thơm, săn chắc nhưng vẫn đủ độ mềm mọng nhé. Còn bánh phở các bạn có thể chọn loại khô hoặc ướt đều được nhé.
Cách làm:
Bước 1: Vì món ăn có khá nhiều bước và tốn thời gian nên chúng mình phải bắt tay vào sơ chế ngay nhé. Hành tím khô và 1/2 số gừng các bạn để nguyên cả vỏ, rồi nướng sơ qua để dậy mùi thơm; sau đó các bạn bóc vỏ, rồi rửa thật sạch. Số gừng còn lại thì các bạn cạo vỏ, đập dập. Hành tây các bạn lột phần vỏ ngoài rồi thái mùi cau, khi thái các bạn nhớ để bên cạnh một bát nước cho bớt cay mắt nhé. Hành lá các bạn nhặt rửa sạch, giữ lại phần đầu hành trắng, còn phần lá các thái thái nhỏ. Ớt rửa sạch, thái lát xéo (nếu muốn ăn ít cay hơn các bạn có thể bỏ bớt hạt đi nhé). Các loai rau ăn kèm các bạn nhặt bỏ lá úa, già, bỏ gốc rễ, rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra rổ để ráo nhé.
Tiếp đến, các bạn rửa qua thảo quả, quế, hồi, tiêu đen, hạt mùi, để ráo nước rồi cho lên chảo rang chín nhé.
Bước 2: Còn về phần gà chúng mình sẽ dùng muối và 1 lát gừng chà sát kỹ cả bên ngoài và bên trong gà rồi rửa lại nhiều lần dưới vòi nước để khử mùi hôi và các chất bẩn. Sau đó các bạn cho gà 1 chiếc nồi to (các bạn chú ý chuẩn bị 1 chiếc nồi sao cho gà bỏ vào nồi được thoải mái, gà bỏ vào nồi nhỏ chật, khi luộc sôi mạnh sẽ rất dễ bị vỡ da và nát nhìn trông không được đẹp mắt đâu). Sau đó các bạn đổ nước lạnh ngập gà, cho vào nồi hành khô và gừng đã nướng sơ 2 thìa cà phê muối biển 1 cục nhỏ đường phèn. Đặt nồi lên bếp, bật lửa to đến khi nước trong nồi sôi thì các bạn giảm lửa nhỏm rồi đun liu riu trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp và để nguyên gà trong nồi cho đến khi nước nguội bớt. Trong quá trình ninh gà, các bạn phải thường xuyên dùng muôi hớt váng bọt nổi lên để phần nước dùng gà được thanh, trong và thơm ngon hơn nhé.
Khi nước đã nguội bớt chúng mình sẽ nhấc gà ra, dùng khăn gói kín gà, mục đích là để nước ngấm vào sâu bên trong, giúp thịt gà thơm và ngon hơn hẳn đấy. Khi gà đã nguội hẳn thì các bạn bỏ khăn ra rồi tiến hành lọc thịt gà. Đùi gà các bạn chặt thành từng khoanh vừa ăn, còn phần thịt ức các bạn có thể chặt thành miếng hoặc xé phay nhé.
Bước 3: Xương gà các bạn tiếp tục bỏ vào nồi nước dùng, đun sôi lại bằng lửa to, rồi giảm lửa ninh bằng lửa nhỏ thêm khoảng 1 tiếng nữa để xương gà tiết hết chất ngọt cho phần nước dùng thêm ngon nhé. Sau đó các bạn đổ phần thảo quả, quế, hồi … đã được rang chín vào nồi xương gà, ninh nhỏ lửa thêm 20 phút nữa thì nêm nếm chút muối hạt nêm mì chính vào sao cho thật vừa miệng, dùng muôi khuấy đều rồi vớt tất cả xương và các gia vị ra. Các bạn vẫn giữ nguyên lửa nhỏ để nồi nước dùng giữ được độ sôi liu riu nhé.
Bước 4: Giờ thì đã đến bước cuối cùng rồi, nếu dùng phở khô thì các bạn nhớ ngâm trong nước lạnh đến khi sợi phở mềm ra rồi mới vớt ra để ráo nước. Còn phở ướt thì các bạn chỉ trần nhanh qua nước sôi là được rồi nhé. Trước khi ăn các bạn trụng sơ phở trong nồi nước dùng gà rồi cho đổ vào từng bát. Tiếp đến các bạn xếp đùi gà, thịt gà lên trên, sau đó là hành lá thái nhỏ, đầu hành trắng, ớt thái lát, giá đỗ cùng các loai rau thơm lên trên cùng. Cuối cùng các bạn dùng muôi múc nước dùng nóng hổi chan vào đến khi ngập các nguyên liệu trong bát là chuẩn bị măm thôi. Khi ăn các bạn nhớ vắt thêm chút chanh và cho thêm chút tương ớt vào cho đúng chuẩn (mình cũng đã hướng dẫn các bạn cách tự làm tương ớt ở đây nhé).
Chỉ nhìn bát phở gà đầy đặn, thơm lừng là mình đã không thể kìm lòng được rồi ấy, từng miếng thịt gà chín mềm, mọng nước được ăn kèm chút phở và húp xì xụp thứ nước dùng được ninh kỹ từ gà vô cùng thơm ngọt, khiến cho buổi sáng mùa đông trở nên ấm áp hơn hẳn. Nếu được bắt đầu một ngày mới bằng 1 tô phở gà ngon dường này thì chắc hẳn bản thân và các thành viên trong gia đình sẽ tràn đầy năng lượng cho một ngày làm việc và học tập vất vả đấy. Còn nếu không có quá nhiều thời gian thì chúng mình hãy chọn ngày nghỉ hoặc cuối tuần để trổ tài nấu cho cả nhà thưởng thức nhé
Kỳ lạ món trầu lửa truyền thống của người Ấn Độ
Ăn trầu vốn là nét văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia nhưng tại Ấn Độ, bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn khi thấy người dân thưởng thức trầu lửa với tâm trạng hào hứng, vui vẻ.
Trầu trong tiếng Ấn Độ còn được gọi là "paan" thường dùng kèm với các hương liệu như bạch đậu khấu, thuốc lào, cau vụn... gói trong lá trầu. Người Ấn Độ không chỉ coi trầu là món ăn quen thuộc mà còn là nét văn hóa lâu đời, gây ấn tượng với du khách thập phương. Đặc biệt, tại quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới này còn có món trầu lửa lạ kỳ, hấp dẫn từ hương vị tới cách tạo nên. Bạn hãy ghé tới New Delhi hay Mumbai để trải nghiệm văn hóa ẩm thực mới lạ này nhé.
Món trầu lửa lạ kỳ hấp dẫn khi được bỏ thêm chút đinh hương khô, gia vị, trái cây sấy khô, bạch đậu khấu, thảo quả... rồi đốt cháy bằng lửa. Ngay khi miếng trầu vẫn đang cháy rực lửa, người bán hàng sẽ ngay lập tức đưa chúng vào miệng khách hàng. Dù cháy hừng hực là vậy nhưng trầu lửa không hề khiến thực khách bỏng rát mà ngược lại còn đem lại cảm giác thú vị có một không hai.
Du khách có thể dễ dàng tìm thấy quầy bán trầu lửa tại ven đường trong các khu chợ của người Ấn Độ, đặc biệt là ở Newr Delhi và Mumbai. Trước khi thưởng thức trầu, hầu hết ai cũng cảm thấy hồi hộp xen lẫn chút sợ hãi nhưng một khi đã nếm thử mùi vị độc đáo của người Ấn, bạn sẽ chẳng bao giờ quên được. Ngoài hương vị và cách thức thưởng thức độc đáo, trầu lửa còn rất tốt, chữa được các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm hay đau họng. Nhiều người còn chia sẻ, họ ăn trầu lửa mỗi ngày vì thói quen và hiệu quả của món ăn với sức khỏe có thể nhận thấy rõ.
Miếng trầu rửa nóng hực, bừng bừng cháy sáng ngay khi đưa vào khoang miệng và nhai, ngọn lửa sẽ lập tức tắt ngấm nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thưởng thức món ngon truyền thống của người Ấn Độ. Trong những ngày khám phá quốc gia đông đúc tại Nam Á, bạn hãy ghé qua khu chợ đông đúc, bước vào quầy bán trầu lửa và trải nghiệm nền ẩm thực độc đáo, cảm nhận vị the mát của món ăn độc lạ hàng đầu thế giới.
Thay vì luộc, đem đuôi lợn làm món này đảm bảo thơm nức, trôi cơm Đuôi lợn là một nguyên liệu cực kỳ lý tưởng để bạn biến tấu cho gia đình mình những món ăn ngon và bổ dưỡng, trong đó có món đuôi lợn kho tàu. Nguyên liệu: - Đuôi lợn - Lá nguyệt quế, thảo quả, hoa hồi - Đường phèn, nước tương nhạt, xì dầu, muối, gừng Cách làm: - Chặt đuôi lợn thành...